Phỏng vấn con mọt

11:02 09/11/2020
Phóng viên (PV): Thưa anh, thú thật là cả cuộc đời tôi chỉ nghe nói chứ chưa hề nhìn thấy anh bao giờ hết. Là tại sao nhỉ?

Mọt: Tất nhiên. Vì mọt rất bé. Bé hơn con kiến nhưng lại không nhanh nhẹn và màu sắc như con kiến. Phần lớn, mọt chỉ có tiếng kêu.

PV: Vậy tại sao anh nổi tiếng?

Mọt: Nổi tiếng ư? Tôi không hề biết như thế đấy.

Minh họa: Lê Tâm

PV: Ai cũng biết anh, thế mới lạ kỳ. Anh không phải ca sĩ, không phải diễn viên, càng không phải hoa hậu, anh cũng chẳng tấu hài, hay làm MC cho các chương trình danh giá. Nhưng ai cũng nhớ về anh. Tại sao?

Mọt: À, hỏi thật nhé. Tại tôi gần như chỉ ăn một thứ suốt đời: gỗ.

PV: Gỗ thì có gì phi thường nhỉ? Gỗ ở nhan nhản khắp nơi và rất nhiều gỗ dùng làm củi.

Mọt: Gỗ không phi thường. Nhưng có một thứ từ gỗ rất quan trọng trong xã hội chúng ta: Đó là giấy.

PV: Giấy thì sao?

Mọt: Giấy là để in sách. Tất cả các con mọt, muốn loài người biết tới, phải là con mọt sách.

PV: Ôi, rất hay.

Mọt: Mọt sách là một danh từ vô cùng vinh dự, mặc dù chả biết nó xuất phát từ đâu và vào lúc nào. Có thể hàng trăm năm từ khắp các quốc gia.

PV: Vậy với tư cách mọt sách, anh nhận xét gì về sách hôm nay?

Mọt: Ôi chà, câu hỏi này lớn quá tôi không trả lời được đâu.

PV: Vì sao anh khiêm tốn thế?

Mọt: Vì mỗi con mọt chỉ mang một khẩu vị riêng, một thứ để gặm nhấm và suy ngẫm riêng.

PV: Vậy khẩu vị riêng của anh là gì?

Mọt: Tôi toàn nghiền ngẫm sách giáo khoa.

PV: A, sách giáo khoa. Đó là vấn đề đang gay cấn. Đặc biệt là trong cấp 1. Anh biết chứ?

Mọt: Biết. Tất nhiên rồi.

PV: Và thái độ của anh ở chuyện này thế nào?

Mọt: Bình thường. Theo cá nhân tôi, sách giáo khoa là kiến thức. Và kiến thức trong thế kỷ 21 này thay đổi từng phút từng giây. Cho nên sách đó gay cấn là rất bình thường. Nó êm ả mới tai hại.

PV: Suy nghĩ của anh kỳ lạ nhỉ?

Mọt: Sách giáo khoa tốt là phải đột phá. Mà làm gì có thứ đột phá êm ả. Phải gây tranh cãi, gây chấn động mới tốt.

PV: Quả là một ý nghĩ khác thường. Nếu là anh, anh sẽ chọn loại sách giáo khoa gì?

Mọt: Còn tùy mục đích. Nếu để ăn tôi sẽ chọn thứ sách nào có lợi cho tôi. Còn nếu để học, tôi sẽ học nhiều loại sách khác nhau.

PV: Nhiều loại sách khác nhau? Xin anh nói rõ ý này.

Mọt: Đúng. Đã từ lâu chúng ta có một quan niệm được coi là bất di bất dịch: Sách giáo khoa phải duy nhất. Nhưng thật ra, các vùng miền ở Việt Nam khác nhau và trẻ em đi học cũng khác nhau, chả đứa nào giống đứa nào.

PV: Ừ nhỉ.

Mọt: Tại sao không có sách giáo khoa của từng thành phố, tại sao không có sách giáo khoa của nhiều tác giả? Sự đa dạng này chắc gì đã là sai.

PV: Ơ. Sách giáo khoa phải thống nhất chứ?

Mọt: Rất nhiều quốc gia trên thế giới hôm nay không hề dùng sách giáo khoa thống nhất. Tùy quan điểm, tùy nhận thức và tùy trách nhiệm của Ban giám hiệu mỗi trường, thậm chí tùy sở thích của từng học sinh mà họ chọn loại sách nào.

PV: Chắc không.

Mọt: Chắc chắn. Ví dụ 50 bang của Hoa Kỳ thì có 50 loại sách giáo khoa khác nhau. Nhưng nước Mỹ vẫn đứng đầu thế giới về khoa học đó thôi.

PV: Thế còn văn hóa thì sao?

Mọt: Văn hóa là một đại dương vô tận. Ngay cả những văn hóa cơ bản cũng là vô tận. Cho nên thật vô ích, thật phi lý khi chọn tác phẩm này rồi loại bỏ tác phẩm kia trong sách giáo khoa. Điều ấy phụ thuộc vào chủ quan của một nhóm người. Và nhóm đấy không bao giờ đại diện cho chân lý tuyệt đối.

PV: Vâng.

Mọt: Cái suy nghĩ cho một loại sách giáo khoa là kinh điển, tối cao, kim chỉ nam theo tôi rất buồn cười. Sẽ không có kiến thức nào như thế. Cho nên đừng đả phá nhau như thế nữa, mất thì giờ.

PV: Dạ.

Mọt: Và xin lưu ý là sách giáo khoa dành cho cấp 1, trẻ con cấp 1 trên toàn thế giới cho tới Việt Nam đều có một phẩm chất tuyệt diệu là không suy diễn, không nói láy, không có những ý đồ đen tối khi đọc từ ngữ. Cho nên đừng mang những u ám trong đầu mình gán cho chúng nó.

PV: Vâng.

Mọt: Hãy nhớ sách giáo khoa vĩ đại nhất đối với con người là khi họ sống trong một xã hội lương thiện và lành mạnh. Không có thứ đó, mọi chữ nghĩa đều mất đi sức mạnh.

Lê Thị Liên Hoan

Đến hôm nay, ông Đạt vẫn nhớ như in từng giây phút của ngày lịch sử 49 năm về trước. Hôm ấy, ông ôm máy ảnh lao ra đường phố Sài Gòn với bầu máu nóng của chàng trai vừa 19 tuổi, chụp những tấm ảnh về thời khắc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Các giám sát viên của Liên hợp quốc (LHQ) nhận định trong một báo cáo rằng các mảnh vỡ từ một tên lửa rơi xuống thành phố Kharkiv của Ukraine hôm 2/1 là từ tên lửa đạn đạo dòng Hwasong-11 của Triều Tiên, Reuters đưa tin.

Hết quý I/2024, thị trường bất động sản đã có thêm những tín hiệu tích cực khi sự quan tâm của người dân dành cho nhà ở đã tăng lên so với giai đoạn quý IV/2023. Theo đại diện Bộ Xây dựng, nguồn cung cũng đã tăng khi số lượng dự án hoàn thành và được cấp phép tăng lên. Tuy nhiên, nhận định về thị trường bất động sản, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, dù đã có những chuyển động tích cực nhưng cơ bản thị trường vẫn chưa hết khó khăn. Những bất cập, vướng mắc dù đã được nhận diện nhưng vẫn cần thời gian để tháo gỡ.

Hơn 14 năm công tác trong lực lượng Công an, trong đó có hơn 10 năm gắn bó với công tác an ninh, Thiếu tá Trần Xuân Hoàng, Đội trưởng Đội An ninh Công an huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã vận động, giúp đỡ hàng trăm trường hợp lầm lỡ trót tin lời kẻ xấu, vượt biên trái phép, theo "Tin lành Đêga"… trở về hòa nhập với cộng đồng.

Cuối tháng 10/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã long trọng tổ chức buổi gặp mặt các đồng chí cán bộ thuộc Quỹ đặc biệt (Tiền thân là Quỹ ngoại tệ đặc biệt) chi viện chiến trường miền Nam, gọi tắt là Quỹ hoặc Ban B29.

Qua công tác năm địa bàn, đối tượng, Đội Cảnh sát hình sự Công an thị xã Tịnh Biên (An Giang) phát hiện có một nhóm đối tượng từ phía Bắc đến khu vực tổ 16, khóm Xuân Hoà, phường Tịnh Biên cho người dân vay tiền trả góp với lãi suất cao 10-30%/tháng. Nếu người vay không góp đúng hạn thì bị đối tượng đe dọa… 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文