Phỏng vấn một ông Tây

10:57 08/06/2020
Tôi có tên, có quốc tịch, có tất cả các thứ, nhưng sang Việt Nam, cụ thể đến Hà Nội, đi đâu tôi cũng được gọi là Tây...

Phóng viên (PV):  Thưa ông, tên ông là gì?

TÂY: Tôi có tên, có quốc tịch, có tất cả các thứ, nhưng sang Việt Nam, cụ thể đến Hà Nội, đi đâu tôi cũng được gọi là Tây.

PV: Ừ. Đó là một cách gọi cho ngắn gọn, cho dễ hiểu, chứ không hề có ý gì đâu.

TÂY: Tôi hiểu. Mặc dù xuất xứ của Tây là Pháp, nhưng bây giờ đã thành một cái tên chung. Nó đơn giản, dễ hiểu, tiện lợi.

Minh họa: Lê Tâm

PV: Ông đã ở Hà Nội, vậy theo ông thành phố ấy có đặc điểm nổi bật gì?

TÂY: Rất nhiều. Rất thú vị. Nhưng sau vài tháng, tôi đã hiểu đến Hà Nội mà không tới các khu phố cổ thì thật uổng phí vô cùng.

PV: Vâng, cả triệu người biết điều đó cả trăm năm nay.

TÂY: Nhưng nhà báo ơi, cả trăm năm nay mới có một thứ lần đầu tiên xuất hiện, nhà báo biết đấy là gì không?

PV: Để tôi nghĩ xem. À, chắc là dịch COVID-19.

TÂY: Đúng thế. Dịch ấy gây ra nhiều tác hại chắc ai cũng rõ. Nhưng nó cũng làm lộ ra một số thứ bình thường không nhìn thấy được.

PV: Ví dụ là gì?

TÂY: Phố cổ! Tất cả dân Hà Nội cả tây lẫn ta đều tin chắc mình rành phố cổ, biết phố cổ và phải hiểu phố cổ đến tận cùng.

PV: Ừ, cả tôi cũng thế.

TÂY: Thế nhưng đợt dịch này là không báo trước, không hề chuẩn bị trước, phố cổ bỗng hiện ra với một diện mạo khác hoàn toàn và khác rất lâu, rất kỹ. Đó là sự vắng lặng.

PV: Vắng lặng?

TÂY: Đúng. Đùng một cái, các con phố hàng ngày đi chỉ nhón được bàn chân, phải va chạm nhau để ngồi, để đứng, để di chuyển, bỗng trở nên thanh vắng đến ngỡ ngàng.

PV: Vâng. Và chả biết bao giờ có cơ hội như vậy nữa.

TÂY: Trong những ngày đó, khi lang thang trên các con phố vắng lặng, thanh bình, tôi mới nhận ra các vẻ đẹp, vẻ xấu của phố cổ.

PV: Hãy nói về vẻ xấu trước đi

TÂY: Ngày xưa học giả Vương Hồng Sển, một người chơi đồ cổ nổi tiếng vô cùng có viết câu châm ngôn "Nhất dáng, nhì men, tam toàn, tứ cổ", nghĩa là sự vẹn toàn còn xếp trên sự xa xưa.

PV: Thế à?

TÂY: Vậy mà phố cổ hiện ra nham nhở quá, người ta giữ gìn và bảo tồn không kỹ, những sự chắp vá sửa chữa và xây mới lỗ mỗ, được đám đông che khuất bất thình lình hiện ra khiến chúng vô cùng nham nhở. Đấy là thật sự đau lòng.

PV: Tôi hiểu, nhưng chịu thôi ông ạ, cuộc sống phải tồn tại và mỗi gia đình phải làm cho không gian của họ thích ứng với sinh tồn. Không thể ngăn cản nổi.

TÂY: Bằng kinh nghiệm khi đi nhiều nước có nhiều khu phố cổ, tôi không tin là không thể ngăn cản nổi nhưng tôi tin bây giờ đã trễ mất rồi. Tiếc quá!

PV: Vâng. Tiếc quá!

TÂY: Có lẽ ít thành phố nào trên thế giới hiện nay có một loạt phố cổ liền nhau đến thế và mang bản sắc đến thế như Hà Nội. Nhưng giá mà chúng còn nguyên.

PV: Vâng, giá mà.

TÂY: Thật tiếc cho những ai trong những ngày dịch bệnh không đi bộ trong phố cổ một lần. Sẽ có một cảm xúc không thể nào tả được và không biết khi nào mới có lại được.

PV: Trừ khi… tới dịch lần sau!

TÂY: Có lẽ lúc ấy ta mới thấy hết giá trị của cảnh quan và sự hoài niệm của thời gian trên những ngôi nhà.

PV: Hay thật! Vậy còn cái tốt, thưa ông?

TÂY: Hồn phố cổ Hà Nội ở đâu? Ở các bức tường rêu, các mái ngói xô nghiêng hay là dân cư trong đó?

PV: Ông ạ, theo tôi thì hồn phố cổ ở trong tranh họa sĩ Bùi Xuân Phái.

TÂY: Bùi Xuân Phái cũng chỉ là một người dân. Hồn phố cổ có khả năng là toàn bộ dân cư trong những ngôi nhà mà ông ấy vẽ. Đột nhiên, những dân cư ấy không ra đường khiến cả không gian mênh mông chìm trong tĩnh lặng.

PV: Không có tiếng còi xe, tiếng rao hàng, tiếng bước chân và tiếng cãi nhau.

TÂY: Không có tất cả các tiếng ấy cứ như toàn dân phố cổ Hà Nội đã đi Tây. Thế là Tây chợt nhận ra sự lao xao là một phần không thể thiếu của nơi này.

Không rõ một âm thanh gì, không nổi bật một tiếng kêu gì nhưng tiếng vọng từ phố cổ chẳng thể lẫn vào đâu được.

PV: Mà nhân loại chưa có bảo tàng âm thanh.

TÂY: Đúng quá! Điều đó tiếc vô cùng.

Lê Thị Liên Hoan

Giá chung cư trên thị trường Hà Nội sau một thời gian tăng nóng đã có dấu hiệu chững lại và đi ngang. So với thời điểm trước Tết, số lượng người tìm mua chung cư và sốt sắng "chốt" hàng theo tâm lý "mua nhanh kẻo hết" đã giảm mạnh. Cùng với đó, những người trót đầu tư vào thời điểm giá cao cũng bắt đầu xuất hiện nỗi lo thoát hàng để tránh lỗ.

Khoảng 6h50 sáng ngày 25/2, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh Tuyên Quang nhận được tin báo cháy tại chợ Trung Môn, thuộc khu vực Km 6, xã Trung Môn, huyện Yên Sơn. Ngay lập tức, hơn 50 CBCS và 6 xe chữa cháy chuyên dụng đã được huy động đến hiện trường.

Từ 1/3/2025, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thực hiện các biện pháp thí điểm nâng cao chất lượng vệ sinh môi trường tại 4 quận nội đô lịch sử bao gồm sử dụng phương tiện vệ sinh môi trường xanh, phương pháp thu gom phù hợp. Đáng chú ý, tại 4 quận nội đô lịch sử sẽ lắp camera nhằm phát hiện, xử lý nghiêm hành vi đổ trộm rác thải, bỏ rác không đúng nơi quy định.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo quy định tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hoạt động dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Với lợi thế về thị trường tiềm năng, nguồn nhân lực chất lượng cao và chính sách hỗ trợ hấp dẫn, Việt Nam đang trở thành điểm đến lý tưởng cho các tập đoàn công nghệ lớn mở rộng sản xuất và đầu tư. Việt Nam chào đón doanh nghiệp toàn cầu hợp tác trong ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới đây đề nghị với Mỹ cơ hội cùng khai thác các mỏ kim loại đất hiếm của nước này, cũng như cung cấp nhôm cho thị trường nội địa Mỹ, mở ra một thỏa thuận kinh tế trong tương lai giữa hai nước.

Sầu riêng loại trái cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn nông sản xuất khẩu quan trọng của tỉnh Tiền Giang, địa phương có diện tích trồng lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Toàn tỉnh Tiền Giang có trên 22.000ha sầu riêng, tập trung tại các huyện, thị vùng kiểm soát lũ phía Tây: huyện Cai Lậy, Cái Bè, Châu Thành, thị xã Cai Lậy... với sản lượng mỗi năm khoảng 440.000 tấn quả.

Năm 2024 và 2 tháng đầu năm 2025, Liên minh châu Âu (EU) đã đưa ra 130 cảnh báo đối với nông sản, thực phẩm xuất khẩu của Việt Nam, trong khi Thái Lan bị cảnh báo 74 lần, Indonesia 29 lần, Hàn Quốc 17 lần, Malaysia 9 lần, Nhật Bản 6 lần. Ở nước ta, TP Hồ Chí Minh, Hà Nội nhận nhiều cảnh báo nhất từ EU đối với thực phẩm xuất khẩu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.