Phỏng vấn một diễn viên

09:10 21/11/2023

PV: Thưa cô, suy cho tới tận cùng, nghề diễn viên là gì ạ?

Diễn viên: Có thể nói ngắn gọn thế này: nhiệm vụ của diễn viên là trình bày số phận của một nhân vật nào đó cho công chúng xem.

PV: Muốn như thế, diễn viên cần những điều kiện gì?

Diễn viên: Cần có một kịch bản hay, và trong kịch bản đó phải có đất diễn.

PV: Và đất diễn hay thì nhân vật phải có số phận, nghĩa là có thời gian để tâm trạng phát triển.

Diễn viên: Đúng thế. Nhưng nhà báo hỏi làm gì những câu quá cơ bản và quá đơn giản đó?

PV: Thưa cô, theo cô, một trận đấu bóng đá có gì giống với một bộ phim?

Diễn viên: Rất nhiều. Chẳng hạn phim và bóng đá đều diễn ra trong khoảng một trăm phút. Phim và bóng đá đều cần khán giả. Phim và bóng đá đều cần kịch tính và các cầu thủ có thể coi là các diễn viên.

PV: Như vậy, huấn luyện viên bóng đá cũng tương đồng với đạo diễn điện ảnh?

Diễn viên: Chính xác, hai nghề nghiệp ấy có rất nhiều điểm tương đồng.

PV: Vậy cô bình luận thế nào về huấn luyện viên của bóng đá các câu lạc bộ Việt Nam?

Diễn viên: Tôi không dám lạm bàn về chuyên môn, nhưng tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy Việt Nam có một nền bóng đá mà các huấn luyện viên được thay quá nhanh và quá nhiều.

PV: À.

Diễn viên: Chỉ sau vài trận thua là huấn luyện viên mất chức, điều đó quá khủng khiếp, bất công và kỳ lạ.

PV: Các quốc gia khác thì sao?

Diễn viên: Các quốc gia khác cũng có huấn luyện viên mất chức, nhưng chắc chắn không nhanh bằng của ta. Có thể dẫn chứng điều đó rất rõ ràng.

PV: Hiện tượng ấy nói lên vấn đề gì, thưa cô?

Diễn viên: Nói lên một cách hùng hồn. Bóng đá nói riêng và thể thao nói chung của chúng ta không có và không muốn chiều sâu, chỉ thích chạy theo kết quả tức thời.

PV: À.

Diễn viên: Đội tuyển khác với câu lạc bộ. Đội tuyển có những giải đấu phải tham gia và phải vào sâu vì cơ hội không tới nhiều lần. Còn câu lạc bộ đầu tiên phải có truyền thống, phải có bề dày. Câu lạc bộ có thể thua vài trận đấu, thậm chí thua cả mùa, nhưng truyền thống vẫn chưa mất đi.

PV: Muốn đạt được điều đó?

Diễn viên: Thì huấn luyện viên phải có thời gian để tìm hiểu cầu thủ, sau đó tìm ra đấu pháp hợp lý cho đội hình. Những thứ ấy không thể ngày một ngày hai là có được.

PV: Thật ra ai chẳng biết điều này. Nhất là các ông chủ câu lạc bộ, vì nó quá đơn giản.

Diễn viên: Vâng. Ai cũng biết. Nhưng điều đáng buồn là họ biết nhưng mặc kệ. Họ chỉ cần chiến thắng ngay và chiến thắng nhanh. Vì họ có cảm giác là chưa chắc gắn bó với bóng đá lâu dài.

PV: À.

Diễn viên: Làm chủ một đội bóng là do yêu thể thao. Làm nhà sản xuất phim là do yêu nghệ thuật. Đấy mới được coi là một sự nghiệp chân chính, chứ nếu hiểu mọi thứ như là "phi vụ làm ăn" thì chủ nghĩa thực dụng sẽ nổi lên ngay.

PV: Nói cách khác, có thể thắng một trận đấu nhưng sẽ thua một hành trình.

Diễn viên: Đúng thế. Trong quân sự, người ta gọi là thắng một trận đánh nhưng thua trong toàn bộ cuộc chiến tranh.

PV: Cho nên, đừng nhìn vào kết quả sau 90 phút.

Diễn viên: Mà phải nhìn vào toàn thể cách vận hành để đánh giá một nền thể thao của một quốc gia có đi đúng hướng hay chưa? Nghĩa là chiến lược quan trọng hơn chiến thuật.

PV: Chiến thuật có thể thay đổi rất nhanh hoặc có thể dùng vài thủ đoạn.

Diễn viên: Còn chiến lược là một xu hướng lớn cần tuân thủ một cách khoa học và tận tâm, đồng thời kiên nhẫn.

Lê Thị Liên Hoan

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) Nguyễn Văn Hồi cho biết, vụ việc ở Mái ấm Hoa hồng có vấn đề liên quan đến công tác quản lý chưa chắc. Ngay việc hoạt động vượt công suất trên 100% nhưng thanh tra, kiểm tra chưa xử lý được. Đây có vấn đề liên quan đến buông lỏng quản lý.

Trước khi bão số 3 tiến vào Hà Nội, đã có rất nhiều nghĩa cử từ những người dân dành cho nhau trong lúc khó khăn. Đoàn xe ô tô chắn gió cho xe máy trên cầu hay những thông tin chia sẻ nhà ở tránh trú bão là những tình cảm ấp áp đang gây xúc động trên mạng xã hội.

Hàng chục hộ dân đang sống trong các ngôi nhà có nguy cơ sụp đổ trước bão đã được các quận ở Hà Nội di dời đến nơi an toàn, trong đó có 14 hộ dân tại chung cư P16A (phường Thuỵ Khuê) và 3 hộ với 11 nhân khẩu ra khỏi nhà G6A Thành Công (chung cư nguy hiểm cấp độ D). 

Nhằm chủ động ứng phó với bão số 3 (Yagi), thực hiện Điện số 03 của Ban Chỉ huy Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Công an tỉnh Hà Nam, Công an các đơn vị, địa phương đã chủ động rà soát số lượng nhà không an toàn, đồng thời huy động lực lượng vận động, hỗ trợ nhân dân di rời đến nơi tránh, trú bão an toàn.

Hiện nay, trên mạng xã hội đã xuất hiện những thông tin thất thiệt, không có cơ sở về hướng di chuyển của bão số 3 trên một diễn đàn với 35.400 thành viên. Rất nhiều người đã chia sẻ, coppy, đăng tải lại thông tin không đúng này.

Ngày 7/9, Công an Hà Nội cho biết, để chủ động, kịp thời ứng phó với bão số 3 Yagi, Phòng CSGT yêu cầu các đơn vị sẵn sàng các phương án phòng, chống thiên tai theo phương châm “4 tại chỗ”. CSGT sẽ tạm cấm người tham gia giao thông di chuyển vào khu vực nguy hiểm, ngập sâu, cây xanh đổ, huy động lực lượng phân luồng giao thông khi bão số 3 đổ bộ.

Để chủ động sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra úng ngập cục bộ, cây đổ cành gẫy do bão số 3 gây ra, Sở Xây dựng yêu cầu các Công ty TNHH MTV: Thoát nước Hà Nội, Công viên cây xanh Hà Nội, Nước sạch Hà Nội, Chiếu sáng và Thiết bị đô thị tập trung ứng trực 100% nhân lực, thiết bị phục vụ phòng chống bão.

Ngày 7/9, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu cho biết vừa ban hành kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong thực hiện dự án tổng thể xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu, giai đoạn 2016 - 2020.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文