Bà đầm thép Myanmar

07:00 19/04/2017
Chỉ là “nhà lãnh đạo”, chung chung thế thôi, vì bà không phải Tổng thống, cũng chẳng phải Thủ tướng, nhưng lại là lãnh đạo đất nước. Đó là bà Aung San Suu Kyi, nữ lãnh đạo Myanmar, một thành viên ASEAN.


Xét về tài đức, người Myanmar nhất trí bầu bà làm lãnh đạo. Nhưng kẹt một nỗi, theo luật nước này, lý lịch bà “có yếu tố nước ngoài”, nên đành không thể đường đường chính thức đội mũ cao áo dài.

Chồng bà là người Anh, dù đã mất lâu rồi, nhưng thế cũng là đủ để không xét tiếp. Người đứng đầu đất nước phải là người chánh gốc, đề phòng nể nang khi làm việc, công bộc lại làm hại tới lợi ích dân tộc.

Ở đâu cũng vậy thôi. Ông Obama thời mới trúng tổng thống Mỹ cũng bị soi, đòi xét lại… cho đến khi ông phải trưng giấy khai sinh của mình lên mạng, rằng đích thị ông sinh ra tại Mỹ, chuyện mới yên.

Một năm trước, ngày 1-4, lẽ ra bà Aung San Suu Kyi có thể làm tổng thống khi đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ của bà thắng cử, dân muốn bà lên thay chế độ quân sự cầm quyền.

Không lên được chính ngôi, bà nắm chức ngoại trưởng, kiêm cố vấn đặc biệt của Nhà nước và phát ngôn viên tổng thống. Với những cương vị này, trên thực tế, bà đứng đầu chính phủ từ một năm nay.

Làm đối lập thì dễ nói, nhưng cầm quyền một năm nay bà gặp rất nhiều khó khăn, nào chiến sự với các sắc tộc thiểu số tái diễn, nào cải tổ kinh tế xã hội dậm chân tại chỗ, nào tăng trưởng chậm lại, đầu tư nước ngoài giảm, vật giá leo thang do lạm phát… Tuy vậy, số dân chúng vẫn ngưỡng mộ theo bà, dù bắt đầu có xuất hiện những tiếng bấc tiếng chì bất mãn.

“Hãy còn quá sớm” để đánh giá chính phủ thành công hay thất bại. Ngôi nhà chưa gọn gàng theo ý vì gia tài của chế độ cũ để lại còn bộn bừa. Người như bà, từng học cao chí lớn, đạt nhiều giải thưởng quốc tế danh giá cũng chưa thể xoay vần ngay một lúc - dư luận tuy bắt đầu bức xúc, nhưng có lý do để thông cảm với chính phủ.

Cái người ta ngưỡng mộ là tuổi đã cao, thân gái dặm trường, vẫn lăn xả vì nước vì dân. Rất nhiều khó khăn và cản trở, trong đó việc chế độ quân sự cũ vẫn giữ 1/4 ghế trong Quốc hội, nắm 3 bộ quan trọng: Quốc phòng, Nội vụ và Biên giới; đồng thời vẫn kiểm soát nhiều khu vực kinh tế chủ chốt, cản trở sự điều hành của bà.

Sinh ngày 19-6-1945 trong gia đình cách mạng tiền bối. Cha bà, ông Aung San từng là tướng chống thực dân Anh. Lập quốc, cha bà làm lãnh đạo đất nước, bà được học hành tử tế tại nhiều trường đại học, từ Delhi, St Hugh's College, Oxford, London…

Tưởng đi học về sẽ bắt tay xây dựng đất nước, nào ngờ chính quyền rơi vào tay giới quân sự độc tài. 21 năm bị quản chế, trong đó 15 năm quản thúc tại gia, số phận của một COCC bị bẻ ngoặt.

Bà đấu tranh để thực hiện dân chủ, trở thành ngọn cờ đầu và niềm tin của nhân dân. Bà đoạt nhiều giải thưởng quốc tế, trong đó có giải Nobel Hòa bình năm 1991 và Giải Jawaharlal Nehru.

Năm 2007, Canada công nhận Suu Kyi là công dân danh dự, là người thứ tư có được vinh dự này.

Năm 2014, bà xếp thứ 61 trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới.

Aung San Suu Kyi, giống như những cái tên Myanmar khác, có một tên từ ba phần: "Aung San" theo tên người cha, "Suu" từ tên bà nội, và "Kyi" từ tên của người mẹ Khin Kyi.

Người Myanmar thường gọi bà là Daw Aung San Suu Kyi. Daw là một danh xưng mang tính kính trọng nghĩa như "Madame",  "bà", nghĩa gốc là "cô", "dì". Họ cũng trìu mến gọi bà là Amay Suu (Mẹ Suu), Dì Suu (Aunty Suu)), Tiến sĩ Suu Kyi (Dr. Suu Kyi)…

Cha của bà, Aung San, là người thành lập lực lượng vũ trang Tatmadaw, giành độc lập cho Myamar khỏi sự thống trị của Đế quốc Anh vào năm 1947. Ông bị ám sát bởi phe đối lập vào cùng năm.

Mẹ của bà, Khin Kyi, làm Đại sứ Myanmar tại Ấn Độ và Nepal năm 1960, và Aung San Suu Kyi đi theo mẹ, sớm tiếp xúc với bên ngoài. Sau này, bà lấy bằng cử nhân chính trị, tiếp tục học tại St Hugh's College, Oxford, lấy bằng cử nhân Triết học, Chính trị và Kinh tế (PPE) năm 1969.

Sau khi tốt nghiệp, bà sống tại thành phố New York, làm việc tại Liên Hiệp Quốc trong 3 năm, về các vấn đề ngân sách. Cuối năm 1971, Aung San Suu Kyi kết hôn với Aris, một học giả về văn hóa Tây Tạng, sống ở Bhutan.

Từ năm 1985 đến 1987, Suu Kyi lấy bằng thạc sĩ Triết học. Năm 1988, Suu Kyi trở về Myanmar, lúc đầu để chăm sóc người mẹ ốm yếu, nhưng sau đó là để lãnh đạo phong trào dân chủ.

Chồng bị bệnh, chết ở nước ngoài, bà không gặp được vì nhất định ở lại trong nước gắn với nhân dân. Giải Nobel Hòa bình bà cũng nhờ con sang Oslo nhận thay.

Bà đầm thép Myanmar dành tiền thưởng giải Nobel (khoảng 1,3 triệu đôla Mỹ) để tái thiết các trụ sở giáo dục và y tế cho đồng bào…

Nguyễn Hồng

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文