Chiến binh mang hai dòng máu Mỹ - Việt

07:00 12/05/2015
Cuộc chiến tranh đã qua đi, hậu quả để lại không phải nhắc đến thì ai cũng biết nhưng bên cạnh những hậu quả đó thì vẫn còn những tấm gương, những tấm lòng cao đẹp. Nhiều năm kể từ khi cuộc chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, một cựu chiến binh sinh ra trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc chiến đã về thăm Việt Nam, làm công tác từ thiện với mong muốn hàn gắn vết thương chiến tranh và hướng đến tương lai.

James Van Thach sinh ra vào tháng Giêng năm 1975 tại miền Đông nước Mỹ. Là người con mang hai dòng máu mẹ là người Việt còn cha là người Mỹ nên James Van Thach luôn ý thức được rằng anh có hai quê hương. 

Mẹ anh là người gốc Bến Tre, bà rời Việt Nam năm 1974 để sang Mỹ định cư cùng người chồng Mỹ. Cuộc sống cùng gia đình trên đất Mỹ diễn ra bình thường như tất cả những gia đình khác. James Van Thach lớn lên và theo học tại Trường Đại học St. John năm 1994 và tốt nghiệp với hàm trung úy năm 1998. 

Theo học ngành luật nên sau khi ra trường, quân đội muốn anh phục vụ ở vị trí luật sư trong bộ phận pháp lý nhưng anh Thach lại không đồng ý. Khác với tất cả những sinh viên khác sau khi tốt nghiệp đều muốn làm việc với đúng ngành đúng nghề mình theo học, anh Thach lại tình nguyện đến Baghdad, Iraq, nơi diễn ra cuộc chiến tranh thảm khốc để phục vụ trong vai trò cố vấn quân sự. 

Cuộc chiến chống khủng bố tại Iraq đã không làm anh Thach nản chí mà ngược lại, anh còn rất muốn được đóng góp công sức mình vào công cuộc này. 

Rất nhiều người đã tò mò rằng tại sao con đường bình yên anh không đi mà lại chọn con đường chông gai như vậy thì anh trả lời bằng vẻ mặt rạng rỡ và giọng nói đầy tự hào rằng, vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra ngày 11 tháng 9, khi đó anh Thach đang ngồi trong lớp của trường học. Nghe thông tin về vụ khủng bố, rồi những hình ảnh của chiếc máy bay đầu tiên đâm vào tòa tháp rồi tiếp tục chiếc thứ hai cũng đâm vào tòa tháp. Với những hình ảnh và thông tin đó, anh hiểu được rằng đất nước mình đang bị khủng bố tấn công. 

Người dân hoang mang lo sợ, anh cũng vậy, cũng lo sợ và chính vì vậy mà một ý nghĩ đã thôi thúc trong anh. Anh muốn tôn vinh tất cả những nạn nhân đáng thương bị sát hại vào ngày 11 tháng 9 năm đó và anh muốn đóng góp một phần nào sức lực của mình vào công việc bảo vệ nước Mỹ khỏi những cuộc tấn công tương tự. Nếu như chỉ ngồi trong văn phòng với giấy tờ và máy tính thì chắc chắn chẳng làm được gì nhiều nên anh Thach đã quyết định tham gia vào chiến trường để chiến đấu trực tiếp với kẻ thù.

 Ba năm sau khi tuyên thệ nhậm chức sỹ quan, James Van Thach đã có mặt tại Baghdad để tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố. Tại chiến trường, anh cùng các đồng đội đã tham gia vào công việc viện trợ nhân đạo ở Iraq, phân phối thuốc và chăm sóc ý tế tại các trường học và nhà thờ Hồi giáo, cung cấp chăn và áo khoác mùa đông cho trẻ em cùng người lớn.

Đầu tháng sáu năm 2006, gần 4 tháng sau khi lần đầu đến Iraq, anh Thạch đang lái xe với ba người lính Mỹ và một thông dịch viên người Iraq trên chiếc Humvee trên con đường đất phía sau thành phố Baghdad thì đột nhiên phát nổ vì đi qua bãi mìn bọn khủng bố cài. Sức mạnh nổ nâng chiếc Humvee cao hơn 2 mét và bốc lên cốt khói có thể thấy từ cách xa hàng dặm. 

Nhớ lại hôm đó, anh Thạch nói: “Đó là một cú sốc khủng khiếp. Ban đầu chúng tôi không biết cái gì tấn công mình. Mọi người đều bị thương và đau đớn, nhưng chúng tôi là lính bộ binh, ngồi trong một chiếc Humvee bọc thép được thiết kế để chống va đập mạnh. Và ơn Chúa, chúng tôi đã sống sót. Sau đó, tôi nói với các bác sĩ rằng tôi bị đau đầu, đau một số chỗ và buồn nôn. Bác sĩ nói tôi uống thuốc và nghỉ ngơi. Tôi đã làm theo lời bác sĩ dặn và quay lại chiến trường ngày hôm sau.”

Bảy tháng sau, vào tuần đầu tiên của tháng hai năm 2007, anh Thach bị thương lần hai, lần này còn nghiêm trọng hơn lần trước. “Đó là một ngày tháng hai lạnh giá, khi tôi đang đi bộ cùng người đồng cấp phía Iraq, thảo luận một số vấn đề quân sự thì đột nhiên tôi nghe tiếng nổ mà sau đó tôi biết nó phát ra từ tên lửa Katyusha. Một tên lửa nổ cách tôi 20 mét, thổi tung tôi lên… Và điều kế tiếp tôi nhớ đến là tỉnh dậy ở bệnh viên quân đội ở Baghdad”.

Anh Thach nằm viện chỉ trong một ngày, ngày hôm sau, anh bay 300 dặm đến một trung tâm y tế ở căn cứ Balad Air phía bắc Iraq. Bác sĩ thông báo cho anh rằng kế hoạch là sẽ ổn định vết thương của anh sau đó đưa tới một bệnh viện quân đội ở Landtulh, Đức, nơi đó anh sẽ được điều trị hiệu quả nhất. Nhưng anh Thach không chấp nhận kế hoạch đó. 

“Bệnh viện chủ yếu dành cho những người lính chịu những vết thương nghiêm trọng còn tôi nhìn vào gương tôi thấy tôi bị đau, nhưng tôi vẫn đủ tay chân. Cùng một chuyến bay tới cùng một bệnh viện cùng những người lính mất đi chân tay, bất tỉnh là sự ô danh đối với những hy sinh mà họ đã cống hiến cho đất nước, tôi tin là vậy nên tôi không cần phải ở lại bệnh viện”. 

Rất nhanh chóng, Thach nhận được sự thông cảm từ một thành viên của đội ngũ y bác sĩ. Họ đề nghị anh được phép trở lại Baghdad với nhiệm vụ được thay đổi phù hợp với tình trạng sức khỏe của anh.

Đề nghị này được Bộ chỉ huy chấp thuận và chỉ một tuần sau khi bị thương, anh Thach được giao nhiệm vụ mới là phối hợp từ văn phòng ở căn cứ quân sự Baghdad cách thành phố một vài dặm về phía Đông. Công việc của anh là giúp đỡ xây dựng tiền đồn quân sự (COP) dùng để chặn dòng chảy vũ khí cung cấp cho bọn khủng bố Iraq. Tướng David Patraeus đã tuyên dương và trao tặng Huy chương thành tựu cho anh vì đã hoàn thành nhiệm vụ này.

Trong suốt quá trình xây dựng COP, anh Thach phải chịu đựng những cơn đau nghiêm trọng ở cổ và lưng do hậu quả của hai vụ tấn công. Mặc dù đau đớn là vậy nhưng anh vẫn cố gắng để vượt qua mà không cần dùng đến morphine. Cơn đau ngày càng hành hạ anh đến mức ghê gớm và chính morphin cũng không thể kiểm soát được những cơn đau của anh. 

Anh Thach nhớ lại: “Tôi cảm thấy cơn đau ở cổ và lưng tệ hơn từng ngày, rồi tôi trải qua những cơn đau nửa đầu khủng khiếp. Chứng đau nửa đầu ảnh hưởng đến tầm nhìn của tôi… Và tôi tiếp tục có những cơn ác mộng về hai cuộc tấn công. Sau sáu tuần, tôi nhận ra tôi không thể chịu đựng được nữa.. Tôi đến bệnh viện và trị liệu hai tháng. Tôi trải qua nhiều bài kiểm tra và những phiên điều trị vật lý thường xuyên. Nhưng không có cách nào chữa được vết thương của tôi. Tháng 3 năm 2009, tôi xuất ngũ. Quân đội là cuộc sống của tôi nhưng tôi đã không được sống với cuộc sống đó. Tôi hoàn toàn vỡ vụn”.

Tình trạng cơ thể và tinh thần của anh Thạch tiếp tục xấu đi sau khi xuất ngũ. Anh cần một chiếc gậy chống khi đi bộ. Anh không thể lái xe hay thậm chí cúi xuống để nhặt tất. Thị lực suy giảm. Anh bị khó ngủ và đôi lúc muốn tự tử. Tác dụng phụ của thuốc tàn phá thân thể và tâm trí của anh. Anh Thạch đã nghĩ đến những người thân yêu nhất là bố mẹ bởi chỉ có bố mẹ mới có thể giúp đỡ con cái vô điều kiện.

Hàn gắn vết thương

James Van Thach đã có chuyến trở về Việt Nam đầu tiên năm 1985 và từ đó đến nay anh đã về quê hương được 20 lần. Trong những lần trở về gần đây, không chỉ thăm viếng người thân tại Việt Nam, anh còn tham gia vào những hoạt động từ thiện do Đại sứ quán Mỹ ở Việt Nam tổ chức, cũng như tự tìm đến những người nghèo khổ và thương binh có cuộc sống khó khăn để giúp đỡ họ.

Ngày 14 tháng 4 vừa qua, James Van Thach cho biết anh đã đến gặp gia đình chị Út tại một bệnh viện ở quận 3, thành phố Hồ Chí Minh và giúp đỡ đứa con chị đang nằm viện tại đó. Anh nói đã đưa mọi thông tin lên Facebook cá nhân để những người muốn giúp đỡ có thể liên lạc trực tiếp với gia đình đang cần được hỗ trợ.

Hiện anh Thach và anh John Donovan, cũng là cựu chiến binh Mỹ, đang lên kế hoạch về một dự án môi trường. Mục tiêu của dự án này là giúp cải thiện tình trạng ô nhiễm tác động trực tiếp đến cuộc sống của người dân trong khu vực. Anh Thach cho biết mục đích của anh chỉ là công tác nhân đạo, từ thiện để giúp cho những người đồng bào có chung nửa dòng máu Việt Nam. Theo kế hoạch, anh sẽ trở lại Việt Nam để tiếp tục những công tác giúp đỡ cho người nghèo, thương binh trong nước và thực hiện dự án môi trường đang được hình thành.

Nam Phong

Mùa hè là khoảng thời gian trẻ em được nghỉ học, có nhiều thời gian vui chơi, tuy nhiên đây cũng là thời điểm tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn thương tích, đặc biệt là đuối nước - một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với trẻ em. Trước nguy cơ trên, Cảnh sát đường thủy Hà Nội đã tăng cường công tác tuyên truyền hướng dẫn, bảo đảm ATGT trên sông.

Thông tin từ Bộ Xây dựng, trong 3 năm 2022, 2023, 2024 Bộ này đã hoàn thành thủ tục để khởi công 59 dự án, hoàn thành thi công đưa vào khai thác 55 dự án. Kế hoạch năm 2025 dự kiến khởi công 21 dự án và hoàn thành 42 dự án, đến nay đã khởi công 6/21 dự án, đang tập trung triển khai để hoàn thành trong tháng 4/2025 là 8/42 dự án đáp ứng kế hoạch yêu cầu.

Thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” (gọi tắt là Nghị quyết số 18), CAND là lực lượng tiên phong, gương mẫu đi đầu, thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, đạt kết quả toàn diện. Thế nhưng các thế lực thù địch, phản động luôn tìm cách phủ nhận, chống phá hòng làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và lực lượng CAND.

Vấn nạn khai thác cát trắng trái phép tại một số xã thuộc thị xã Phong Điền và huyện Quảng Điền (TP Huế) diễn ra trong thời gian qua nhưng chưa được xử lý dứt điểm đã gây thất thoát tài nguyên. Theo một cán bộ địa phương, giá cát xây dựng tăng cao là một trong những nguyên nhân khiến một số đối tượng bất chấp khai thác trái phép để đưa đi tiêu thụ nhằm thu lợi bất chính.

Lúc 3h ngày 13/5, một vụ sạt lở nghiêm trọng xảy ra trên tuyến đường giao thông thuộc khu vực Long Định, phường Long Hưng, quận Ô Môn, TP Cần Thơ. Điểm sạt lở nằm cặp bờ trái sông Bằng Tăng, cách cầu Mương Khai khoảng 400 mét về hướng QL91.

Đại diện Cục Thể dục thể thao Việt Nam mới đây đã đề cập đến mục tiêu giành ít nhất 1 HCV tại SEA Games 33 vào cuối năm nay tại Thái Lan. Nhưng không đơn giản để thực hiện mục tiêu này khi các tay vợt vẫn cần những chuyến tập huấn, thi đấu quốc tế.

Liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức” xảy ra tại Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế (nay là Sở KH&CN TP Huế), hôm nay (14/5), Cơ quan CSĐT Công an TP Huế đã thực hiện khám xét trụ sở Công ty Cổ phần dịch vụ tư vấn môi trường (DVTVMT) Hải Âu tại số 3 Tân Thới Nhất 20, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP Hồ Chí Minh.

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (14/5), khu vực Tây Bắc, Việt Bắc đã có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to với lượng mưa nhiều nơi trên 60mm như: Tả Lèng (Lai Châu) 138.2mm, thị trấn Sa Pa (Lào Cai) 68.6mm, Cảm Nhân (Yên Bái) 77.6mm, Thái Hòa (Tuyên Quang) 63.4mm…

Trong khuôn khổ chuyến công du kéo dài bốn ngày tới ba nước vùng Vịnh, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 13/5 (giờ địa phương) đã đặt chân tới Arab Saudi đầu tiên. Tại đây, Riyadh đã ký các thỏa thuận trị giá hơn 300 tỉ USD với Washington và cam kết đầu tư 600 tỉ USD vào nền kinh tế lớn nhất thế giới thông qua các lĩnh vực hợp tác, từ quốc phòng, công nghệ, tới động vật học.

Công ty TNHH Godwaypharma mới bị UBND TP Hồ Chí Minh quyết định xử phạt vi phạm hành chính hơn 2,9 tỷ đồng do sử dụng hàng tấn nguyên liệu hết hạn để sản xuất bột đạm hương socola, nhưng trên trang web của công ty này quảng cáo và cam kết 100% chữa khỏi bệnh ung thư.

Với hành vi chỉ đạo kế toán trưởng và thủ quỹ bỏ ngoài sổ sách tài chính kế toán nhiều nguồn thu dịch vụ và một số hoạt động sự nghiệp khác để sử dụng trái quy định pháp luật, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung đã bị khởi tố, bắt tạm giam.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.