Người viết nên những "Bài ca hy vọng"

13:50 02/11/2020
Nhạc sĩ Văn Ký thuộc thế hệ nhạc sĩ gạo cội và là một tên tuổi lớn của nền âm nhạc cách mạng, từng đi qua hai cuộc kháng chiến chống Mỹ và chống Pháp, đến thời bình ông vẫn sáng tác không ngừng nghỉ. Ông đã ra đi, nhưng "Bài ca hy vọng" và những ca khúc của ông sẽ còn mãi với thời gian.


1.Còn nhớ, trong những ngày cả nước đang gồng mình chống dịch COVID-19, nhạc sĩ Văn Ký cho ra đời một sáng tác mới: "COVID phải lùi xa", phổ thơ của nhà thơ Lê Chín. Ông chia sẻ: "Tôi vẫn yêu cuộc sống, vẫn muốn mọi người hát lên những âm điệu tươi trẻ". Bài hát có giai điệu vui tươi, tràn đầy tinh thần lạc quan và niềm tin dập tắt đại dịch, được phát trên sóng truyền hình và phát thanh. Một thời gian sau, ông nhập viện vì căn bệnh hiểm nghèo. Và ngay trong những tháng ngày chống chọi với tuổi già, bệnh tật ấy, ông vẫn tếu táo: "Tôi còn phải sống hơn 20 năm nữa". Nhưng âu cũng là quy luật của cuộc sống. Ông đã sống một cuộc đời sôi nổi, nhiệt thành và cống hiến đến những giây phút cuối đời. Có lẽ, đó cũng chính là những giá trị sống của một thế hệ của những người nghệ sĩ đã từng đi qua chiến tranh, dấn thân và cống hiến cho đất nước.

Nhạc sĩ Văn Ký.

Nhạc sĩ Văn Ký sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo ở làng Hào Kiệt (xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Bố ông là thầy đồ dạy học, mẹ làm nghề nông. Gia đình nghèo nên từ rất sớm, bà nội đã đón Văn Ký vào sống với ông bà tại Hà Trung (Thanh Hóa).

Lớn hơn một chút, ông về ở với chú ruột tại Nông Cống (Thanh Hóa). Chính nơi đây, ông được giác ngộ cách mạng, bí mật tham gia phong trào Việt Minh, bị Pháp bắt giam ở nhà lao Thanh Hóa lúc mới 15 tuổi. 18 tuổi, Văn Ký được kết nạp Đảng, rồi làm Huyện đội trưởng Nông Cống (Thanh Hóa) lúc mới 20 tuổi...

Ông đam mê âm nhạc và tự mày mò học nhạc lý. 18 tuổi, Văn Ký đã có sáng tác đầu tiên mang tên "Trăng non", về một mối tình lãng mạn. Sau một thời gian, ông được cử đi học lớp bồi dưỡng văn hóa văn nghệ ở liên khu, bộ môn âm nhạc. Và nền âm nhạc Việt Nam có thêm một nhạc sĩ tài năng và chuyên nghiệp. Ông sở hữu một gia tài đồ sộ hơn 400 tác phẩm ở cả thanh nhạc, khí nhạc, vũ nhạc và ca kịch, trong đó có nhiều tác phẩm nổi tiếng và được các ca sĩ qua nhiều thế hệ hát trong những ngày trọng đại của đất nước.

Nhạc sĩ Văn Ký nổi tiếng với "Bài ca hy vọng". Ông viết ca khúc này năm ông 30 tuổi. Ông kể: "Mùa xuân năm 1958, từng ca từ của "Bài ca hy vọng'' được bật lên trong tôi một cách tự nhiên. Tình hình đất nước khi đó nhiều khó khăn. Dù vậy, tôi vẫn như nhiều người thời đó có một niềm tin mãnh liệt, chắc chắn vào một ngày mai tốt đẹp, tương lai đón chờ. Thậm chí, tôi muốn bay lên cùng đàn chim đi về tương lai, nên tôi viết: "Về tương lai, ngày quê hương màu xanh áo mới, chứa chan niềm tin/Đường ta đi xanh thắm mộng đời/Về tương lai, đàn chim ơi, cùng ta cất cánh".

Ông mang tác phẩm đến Đài Tiếng nói Việt Nam. Giám đốc đài lúc ấy là ông Trần Lâm đã giao cho nhạc sĩ Phạm Tuyên, Trưởng ban Âm nhạc, bố trí để nhạc sĩ Văn Ký trực tiếp dàn dựng. "Đó là thời kỳ đất nước bị chia cắt, nhưng chân lý "Việt Nam nhất định thắng" và niềm tin sắt đá của những người chiến sĩ cộng sản, của chính bản thân khi nghĩ về hiện tình đất nước, đã khiến cho "Bài ca hy vọng" có sức lan tỏa mạnh mẽ" - tác giả "Bài ca hy vọng" kể. Những năm tháng ấy, qua sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam cũng như qua truyền miệng, học lẫn nhau, "Bài ca hy vọng" đã vượt qua Vĩ tuyến 17, có mặt ở rất nhiều nơi.

2.Không chỉ "Bài ca hy vọng" mà các sáng tác của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ký tràn ngập cảm hứng lãng mạn, tươi mới, chất chứa hy vọng về tương lai tươi sáng. Nhà thơ Lê Chín nhận xét rằng ca từ của Văn Ký đầy chất thơ, sâu lắng, dễ đi vào lòng người. Sinh thời ông rất thích hai câu thơ trong bài "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên: "Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn". Vì thế, ông luôn dành tình cảm trìu mến khi viết về các tỉnh, thành như các ca khúc: "Trời Hà Nội xanh", "Nha Trang mùa thu lại về", "Nam Định yêu thương", "Vũng Tàu bến vui", "Nhớ Đồng Nai", "Tôi yêu Ban Mê"…. "Nhạc của nhạc sĩ Văn Ký luôn mang bản sắc riêng, có hơi thở của đất trời nơi anh từng sống hay đi qua", nhà thơ Lê Chín chia sẻ.

Ca sĩ Đinh Trang, khi làm album để đời của mình đã chọn ca khúc "Bài ca hy vọng" để làm MV. Là một nghệ sĩ theo đuổi dòng nhạc thính phòng, Đinh Trang rất yêu các ca khúc cách mạng của nhạc sĩ Văn Tý. "Tôi rất yêu những ca khúc tràn đầy niềm tin và lạc quan nhưng cũng rất trữ tình, lãng mạn của nhạc sĩ Văn Ký. Và tôi luôn muốn hát để gìn giữ và lan tỏa những ca khúc đó đến giới trẻ".

Nhà phê bình âm nhạc Nguyễn Quang Long nhận xét, sáng tác của ông không nặng tính giáo điều, tình yêu đôi lứa gắn với tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, mượt mà - thể hiện rõ trong tác phẩm để đời "Bài ca hy vọng". Khi viết ca khúc này, ông mới 30 tuổi, trái tim trong sáng, giàu nhiệt huyết.

Nhạc sĩ Văn Ký thời trẻ.

Mỗi sáng tác của nhạc sĩ Văn Ký đều gắn với một câu chuyện. Như ca khúc "Tây Nguyên bất khuất" được sáng tác từ cảm hứng sau khi đọc xong tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" của nhà văn Nguyên Ngọc vào năm 1960. Năm 1983, sau khi "Tây Nguyên bất khuất" ra đời được hơn 20 năm, tác giả mới có dịp vào thăm Tây Nguyên. Năm 1977, khi đến Khánh Hòa, bị quyến rũ bởi vẻ đẹp lộng lẫy nắng vàng của biển Nha Trang, ông vội ghi những cảm xúc dâng trào lên vỏ bao thuốc lá. Sau đó, ca khúc "Nha Trang mùa thu lại về" đã hoàn thiện và giành giải thưởng của tỉnh Khánh Hòa. Giai điệu của bài hát được chọn làm nhạc hiệu của chương trình phát thanh truyền hình tỉnh Khánh Hòa. Ca khúc "Bay lên Việt Nam" cũng là một sáng tác đặc biệt của nhạc sĩ Văn Ký, khiến ông rưng rưng mỗi khi nhắc lại. Ca khúc là cả một quá trình, cả một thời kỳ của cuộc đời sáng tạo của nhạc sĩ Văn Ký.

Sáng tác của nhạc sĩ Văn Ký có giai điệu đẹp, ca từ giàu chất thơ, gợi hình ảnh rõ nét và đậm chất nhân văn sâu sắc như "Tây Nguyên bất khuất", "Cô giáo Tày cầm đàn lên đỉnh núi", "Nha Trang mùa thu lại về", "Trời Hà Nội xanh", "Hà Nội mùa xuân"... Ông còn được mệnh danh là nhạc sĩ của mùa thu. Ngoài ra, nhạc sĩ Văn Ký cũng đã xuất bản 3 đĩa nhạc "Gửi về đất mẹ", "Bầu trời tuổi thơ", "Tiếng đàn người thiếu phụ" gồm các ca khúc phổ thơ.

Những năm cuối đời nhạc sĩ Văn Ký vẫn có nhiều sáng tác mới.

3.Không chỉ nổi tiếng ở mảng ca khúc, trong lĩnh vực khí nhạc, ông còn viết nhiều thể loại như ca cảnh, nhạc múa, ca kịch "Nhật ký sông Thương" (1971), "Đảo xa" (1972), nhạc cho các bộ phim truyện "Cô gái công trường", "Trên vĩ tuyến 17", phim tài liệu "Bác Hồ muôn vàn tình yêu", Tổ khúc thiếu nhi cho piano, biến tấu trên chủ đề ''Xe chỉ luồn kim'' cho cello và piano. Đặc biệt tổ khúc vũ kịch "Kơ Nhí" gồm 7 chương viết cho dàn nhạc giao hưởng, đã được biểu diễn nhiều lần ở Liên Xô (cũ) và Đức, xuất bản ở Maxcơva năm 1989. Đã xuất bản Tập ca khúc Văn Ký và Băng nhạc Văn Ký, 1994.

Nhạc sĩ Văn Ký ra đi để lại một khoảng trống lớn cho âm nhạc Việt Nam. Thế hệ ông, những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam đã đặt nền tảng cho một nền ca khúc cách mạng hào sảng, tràn đầy niềm tin yêu về đất nước và tương lai. Những bài hát ấy, dù đã đi qua năm tháng và thời gian, dù cuộc sống đã thay đổi nhưng vẫn sẽ đồng hành cùng đất nước và các thế hệ người Việt. Nó góp phần làm nên một phần hào khí của đất nước hôm nay.

Nhạc sĩ Văn Ký sinh năm 1928 tại xã Liên Minh, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Ông nổi tiếng với hơn 400 tác phẩm thanh nhạc trải dài cả khí nhạc, nhạc múa, ca kịch... Các sáng tác của ông đi cùng năm tháng, ghi lại dấu ấn những chặng đường lịch sử đấu tranh của dân tộc, trong đó phải kể đến "Bài ca hy vọng" được ông viết năm 1959. Sau một thời gian lâm bệnh, ông đã ra đi sáng ngày 26-10, hưởng thọ 92 tuổi.

Ghi nhận những đóng góp của nhạc sĩ Văn Ký với nền văn học nghệ thuật cách mạng, Đảng, Nhà nước đã tặng ông Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật (2001), Huân chương Độc lập hạng Ba (1961), Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng, và nhiều huy chương khác.

Linh Nguyễn

Hơn 40 cán bộ, chiến sĩ (CBCS) Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn Cảnh sát cơ động (CSCĐ) Nam Trung bộ đã nỗ lực dập tắt đám cháy tại nơi tập kết vật liệu tranh tre trong xưởng chế biến gỗ của doanh nghiệp ở TP Nha Trang (Khánh Hòa).

Chỉ cách đây ba năm, nickel còn được coi là “ngôi sao” của ngành khoáng sản toàn cầu. Nickel, một thứ kim loại trước đây chỉ được dùng trong luyện thép không gỉ, bất ngờ tìm được vị thế mới khi thế giới đổ dồn sự chú ý vào những chiếc pin nickel-lithi (Ni-Li).

An toàn vệ sinh lao động đang là câu chuyện rất nóng và nhận được sự quan tâm lớn của dư luận sau vụ việc 7 công nhân tử vong và 3 người bị thương do tai nạn lao động tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái. Đây chỉ là một trong những vụ việc điển hình liên quan đến tai nạn lao động, khi từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra không ít tai nạn lao động nghiệp trọng. Theo thống kê 3 năm gần đây, có khoảng trên dưới 7.000 vụ tai nạn lao động/năm, làm khoảng 700 người chết/năm và hàng nghìn người khác bị thương. Có thể nói, tai nạn lao động để lại không ít hậu quả đau lòng. Pháp luật về an toàn vệ sinh lao động có rất nhiều quy định chặt chẽ, vấn đề an toàn vệ sinh lao động cũng được tuyên truyền thường xuyên vậy tại sao vẫn có những vụ việc thương tâm xảy ra, chúng ta cần thêm những giải pháp gì để bảo vệ sức khoẻ, an toàn cho người lao động? Xung quanh câu chuyện này, PV đã có cuộc trao đổi cùng TS Nguyễn Anh Thơ, Viện trưởng Viện Khoa học an toàn và vệ sinh lao động.     

Sáng 28/4, Công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam) cho biết, vừa phối hợp lực lượng Công an xã, Dân quân, Xã đội xã Phước Thành, huyện Phước Sơn và cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng kiểm tra, truy quét tình trạng khai thác vàng trái phép tại bãi 5A, xã Phước Thành.

Sáng 28/4, Thượng tá Võ Văn Thái - Phó Trưởng Công an TP Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, sau thời gian củng cố tài liệu, chứng cứ, Cơ quan CSĐT Công an thành phố, đã khởi tố 11 đối tượng về tội “Gây rối trật tự công cộng” và tội “Cố ý gây thương tích”.

Sáng 28/4, trên đường dẫn cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, đoạn qua xã Thân Cửu Nghĩa, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, xảy ra ùn ứ ở nhiều hướng, do gần trăm két bia trên xe đầu kéo rơi xuống đường.

Chỉ ít ngày nữa, chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - “Điện Biên Phủ - Không bao giờ quên” sẽ chính thức diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. Với gần 300 nghệ sĩ tham gia biểu diễn, chương trình được kỳ vọng sẽ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ đầy sống động qua ngôn ngữ âm nhạc, đồng thời tiếp tục khẳng định ý nghĩa, tầm vóc, giá trị lịch sử, tri ân, tôn vinh những cống hiến, đóng góp của các tầng lớp nhân dân trong chiến thắng này.

Tối 27/4, Đội CSGT số 1 (Phòng CSGT Hà Nội) triển khai tổ công tác lập chốt đảm bảo TTATGT, kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường mà người điều khiển phương tiện có sử dụng bia rượu tại khu vực đường Trần Quang Khải (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) theo hướng đi Nguyễn Khoái.

Giữa những ngày tháng tư lịch sử, về vùng căn cứ U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang - "chiếc nôi" cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nơi ra đời chi bộ đảng đầu tiên của tỉnh Kiên Giang, chúng tôi cảm thấy tự hào về những đổi thay, phát triển của vùng đất anh hùng. Trong kháng chiến, lực lượng cách mạng đã cùng nhân dân kiên trì bám đất, đấu tranh diệt ác, phá kìm, phá cơ sở của địch, xây dựng lực lượng cách mạng và xây dựng chính quyền cơ sở, bảo vệ Khu ủy, lập nên nhiều chiến công xuất sắc. Trong thời bình, kế thừa và phát huy truyền thống cách mạng, nhân dân vùng căn cứ U Minh Thượng đã và đang thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng đời sống của người dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Tính đến hết tháng 12/2023, hàng hóa xuất khẩu (XK) của Việt Nam là đối tượng của 242 vụ việc điều tra liên quan đến phòng vệ thương mại (PVTM). Riêng trong năm 2023 đã phát sinh 15 vụ việc mới do nước ngoài khởi xướng. Bên cạnh đó, nhiều vụ việc đang trong quá trình điều tra, hoặc thuộc diện rà soát hàng năm, rà soát cuối kỳ…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文