Nhà thơ Vương Tâm: Nợ tình là món nợ lớn nhất

17:00 06/02/2015
Tôi thường nói đùa với nhà thơ Vương Tâm: "Làng báo có bác Vương Tâm. Cả văn cả báo đều là ngang nhau". Quả là với nhà thơ Vương Tâm thì không thể nào gọi một cách phân minh nhà văn, nhà thơ hay nhà báo. Với tên gọi nhà thơ, ông đã xuất bản trên 10 tập thơ và gặt hái nhiều giải thưởng, đến năm 60 tuổi ông còn gặt hái thêm giải nhất cuộc thi viết thơ tình trên Báo Văn nghệ.
Với tên gọi nhà văn, ông cũng xuất bản gần chục tập truyện ngắn và tiểu thuyết và cũng gặt hái mấy giải thưởng. Về tên gọi nhà báo thì thôi rồi, ông tung hoành trên khắp các mặt báo, từ báo lớn đến báo nhỏ, từ báo chính thống đến báo thị trường, từ báo có thâm niên trên vài chục năm đến báo vừa mới tập toạng ra sàn… Ông là một trong những nhà báo có nhiều bút danh nhất hiện nay.

Gãy tay ri què chân

Phàm cái anh nhà báo không lăn ra đường thì sao có bài vở, nhưng tôi chưa thấy ai đi nhiều và không biết "sợ đi" như Vương Tâm. Trước đây còn đang công tác, có muốn đi cũng khó, về hưu rồi thì chân đấy là đi. Ông đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước. Ông đi bằng đủ các phương tiện, từ tàu bay tàu bò, xe lửa xe ngựa xe đò xe trâu nhưng phương tiện ông ưa thích nhất chính là xe máy. Chuyện một mình một xe máy thì nhiều dân phượt phải gọi Vương Tâm bằng... cụ.

Chuyện là thế này, ngoài việc đam mê viết lách, ông còn một đam mê nữa là sưu tầm ấm pha trà. Cứ nghe ở đâu có ấm cổ quý hiếm và giá cả phải chăng là ông chạy đến liền. Lần ấy ông săn được một ấm trà cổ, nghe nói thời nhà Minh, nhưng gia chủ dứt khoát không bán. Trao đi đổi lại hàng chục cú điện thoại, đến cả tháng trời mới ngã giá. Sợ người bán thay đổi ý định, Vương Tâm liền lấy xe máy chạy một mạch gần 300 cây số lên tận nơi thâm sơn cùng cốc ở Yên Bái.

Cái thú làm báo cũng phát triển ngang thú chơi. Khi phát hiện ra đề tài hay là ông lên đường. Cách đây hơn hai năm, ông lên Thanh Sơn - Phú Thọ viết bài về một nhân vật. Ngại phiền gia chủ, lấy xong tư liệu, ông về ngay. Trời nhập nhoạng lại mưa, về gần đến Hà Nội thì gặp tai nạn. Chiếc xe ôtô chạy cùng chiều tông vào ông. May chỉ gãy xương đòn. Vào bệnh viện dăm ngày ông lại đi, chỉ khác là đi bằng… xe ôm.

Lại cách đây dăm tháng, khi từ Hòa Bình về qua Trúc Sơn, ông bị tai nạn tiếp. Không gãy cẳng nhưng khớp gối trượt lủng lẳng. Một thân một mình với cái cẳng chân có thể quay 360 độ. Có một khách qua đường đã đưa ông vào bệnh viện huyện, đưa ông đi khám, rồi làm thủ tục nhập viện, đóng tiền viện phí, xong xuôi mới ba chân bốn cẳng chạy về đón con. Lần này có vẻ nặng đây. Các bác sỹ đã dặn ông rất kỹ, chịu khó kiêng đi lại kẻo cái xảy nó nảy cái ung, què dệt. Bạn bè rồng rắn đến thăm ông.

Nhà thơ Vương Tâm.

Chẳng ai nói ra, sợ gở mồm, chắc phen này ông Vương Tâm sợ không dám đi nữa rồi. Ấy vậy mà chưa đầy nửa tháng sau, ông đã tập tễnh bê chiếc chân nẹp ra phố. Rồi chưa đến tháng sau đã thấy ông phóng xe máy vi vu. Chúng tôi bảo nhau, trong ngôn từ của Vương Tâm không có hai từ sợ đi. Hỏi ông có phải thế không, ông cười khá duyên, cái duyên chúm chím hoa rau muống của ông đã cưa đổ bao cô gái: "Không đi được ngứa ngáy lắm, với lại báo nọ báo kia họ đặt bài, nhận lời rồi thì phải đi". Ông tự ví mình suốt ngày chạy rông như chó ngoài đường (Ông tuổi Bính Tuất mà)

- Ở tuổi ông cần gì nhiều tiền nữa đâu mà ông cứ phải đi phải viết thế?

- Thì nghề nó ăn vào máu rồi. Với lại tiền thì càng nhiều càng ít chứ sao.

Nhưng bất ngờ ông lại nói, viết lấy cái vui là chính, chứ nhuận bút giờ rẻ như bèo ấy mà. Trên đời có mấy ai sống được bằng nhuận bút viết báo viết văn đâu. Chẳng qua đó là duyên nợ văn chương thôi mà.

N tình

Trong câu chuyện của cánh nhà báo hay tò mò tọc mạch thì ông Vương Tâm mải cầy cuốc để lấy tiền cho… "các em". Ông ăn ở chu đáo với các em lắm. Em nào khó khăn là ông giúp, dù em đó từ đời nảo đời nào. Tôi cũng không rõ thực hư ra sao. Là đồng nghiệp và cộng tác với nhau hai mươi năm qua, chính tôi cũng nhận được ở ông sự ăn ở chu đáo. Nhất là khi đặt bài ông viết thì luôn nhận được sự chu đáo, nhạy bén của ông. Tôi hỏi ông về cái việc mà thiên hạ đồn thổi. Em nọ em kia, trong Nam, ngoài Bắc, trên núi, dưới biển…

Ông mủm mỉm cười và thủng thẳng kể câu chuyện về cô bé ở Rạch Gốc: "Lần ấy một mình tôi đi thành phố Cà Mau. Ra bến tàu định đi về xóm Mũi Cà Mau thì vừa hay chủ tàu hô "Ai về bến cuối?" thì tôi nhảy lên chiếc tàu đó vì nghĩ, bến cuối có nghĩa là đất mũi Cà Mau. Trời sập tối rất nhanh. Khi tàu dừng bến thì đã nhọ mặt người. Tôi hỏi thăm về mũi Cà Mau thì có một cô bé quãng 18, 19 tuổi nhanh nhảu đáp lời, rằng, chú đi lộn tàu rồi. Chú phải bắt tàu quay lại, rồi đi theo hướng khác.

Đây là Rạch Gốc chú à. Tôi cảm ơn cô bé rồi đi tìm nhà trọ bởi không còn chuyến tàu nào nữa. Đi vài bước chân đã hết nhà, chẳng thấy cái nhà trọ nào. Thấy biển đề là UBND xã, tôi liền vào trình thẻ nhà báo để xin nghỉ nhờ. Người thường trực nói không có cái giường nào cho nhà báo nghỉ cả. Tôi lại đi, thấy một nhà có ánh sáng đèn điện bèn đi vào. Thì hóa ra nhà cô bé đã chỉ đường cho tôi. Thấy tôi, cô bé reo lên, cháu đã định mời chú vô nhà cháu nghỉ. Ở đây hổng có khách sạn, nhà nghỉ chi chi đó đâu ạ. Rồi cô bé dẫn tôi đến gặp cha xin cho tôi ngủ nhờ.

Cha con cô bé Ngoan (cô bé tên Ngoan) xởi lởi đón khách. Hôm đó nhà cô có đám giỗ. Tôi ngại nên nói dối là đã ăn cơm rồi. Đêm Rạch Gốc có chợp mắt được tí nào đâu, bụng đói cồn cào, muỗi đồng sình lầy kêu như bản hòa tấu. Một đêm thao thức. Sáng ra tôi dậy sớm nói chuyện với ông bố, rồi để lại tấm các vi dít và lời cảm ơn. Mấy tháng sau, khi bài báo "Đêm Rạch Gốc" được in, tôi gửi biếu họ. Bé Ngoan đã viết thư cảm ơn tôi và kể là cô đã bỏ quê lên Bình Dương làm việc. "Khi nào rảnh chú ghé qua thăm con. Khi con gặp chú thì con đang học nghề thợ may để tính mở tiệm ở quê nhà. Nhưng con không có vốn để mở tiệm nên phải lên đây kiếm việc chú à" - thư cô viết. Vài tháng sau, tôi có dịp ghé qua Bình Dương tìm vào nhà trọ của Ngoan. Cô bé không còn vẻ mặt vô tư nữa, trỏ vào đứa trẻ bên cạnh, rầu rầu bảo tôi, đây là con cháu.

Cô em ở cùng pha nước mời tôi. Tôi nhìn quanh quất, không thấy có bàn tay đàn ông. Tôi cho cháu bé vài triệu mua sữa rồi đi.

Mấy tháng sau tôi lại nhận được thư của Ngoan, cô nói rằng, cô đã lên Sài Gòn để làm việc. Công việc của cô vất vả quá, cô muốn đổi qua việc khác nhưng chủ không cho nghỉ vì cô đã tạm ứng tiền lương để gửi về quê cho cha mẹ. Tôi đến chỗ Ngoan, trả cho chủ của Ngoan số tiền nợ. Sau đấy Ngoan viết thư cho tôi nói cô đang giúp việc cho hàng cơm, công việc không vất vả. Tôi cũng mừng cho Ngoan.

Lần thứ ba, mới đây thôi Ngoan viết thư nói, cô muốn mua lại hàng cơm nhưng còn thiếu nhiều tiền chưa lo nổi. Cô bé trần tình: "Chú, con có đang lạm dụng lòng tốt của chú không? Nhưng con rất muốn có tiệm cơm này để chị em con có thu nhập ổn định, để nuôi được thân và gửi chút đỉnh về cho cha mẹ. Chú đã rất tốt với con. Con mà nên cơ đồ con sẽ gửi lại vốn chú đã giúp con"

- Và... ông đã bị lừa lần nữa đúng không? - Tôi cười hi hí chọc Vương Tâm.

Ông bật cười, nói giúp chứ, người đẹp cần mà, với mươi triệu mà giúp người đẹp dựng nghiệp thì còn gì bằng. Vui í mà.

Rồi ông dí dỏm đọc cho tôi nghe mấy câu thơ ngẫu hứng mới nảy ra: "70 tui vn rong chơi/ 70 năm lá vàng rơi lúc này/. 70 đi vn xôn xao/ 70 lòng vn cn cào gió mưa...".

 Nghe mà thấy ngộ, tôi hỏi độp ông:

 - A thì ra vậy. Ông có thuộc hàng dại gái không nhỉ?

- Cái anh nhà thơ, nhà văn nào mà chẳng dại... - Rồi ông cười, tự giễu mình.

Tôi cười khoái chí vì sự thành thực của ông. Nhưng bất ngờ ông còn nhấn mạnh thêm lời Phật đã dạy rằng, món nợ lớn nhất của đời người là nợ tình cảm. Và tôi chợt hiểu vì sao, ở cái tuổi thất thập cổ lai hy nhưng ông vẫn tự xếp mình vào loại "vẫn cồn cào gió mưa"... Ông quả là một thi sĩ luôn trĩu nặng tình đời.

Không hiểu sao, bất ngờ lúc này tôi chợt nhớ bài thơ của ông viết cho người vợ trước cho dù đã từng cay đắng chia tay: "Na đêm mơ thy em v/ Git mình phương Bc bn b tuyết rơi/ Gin bao gi na mi thôi/ Hèn chi sm vn rn tri phương Nam". Nhà thơ Vương Tâm là vậy. Ông luôn nhớ đến và vẫn mắc nợ với những gì đã trải qua cuộc đời mình. Cũng chính vì cách sống và đi như vậy mà mỗi trang viết của Vương Tâm luôn thấm đẫm tình người tình đời.

Y Ban

Kyiv Independent ngày 21/11 (giờ Việt Nam) đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng John Healey từ chối xác nhận các báo cáo về việc Ukraine sử dụng tên lửa Storm Shadow do Anh cung cấp để tấn công các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga, nhưng ông John Healey đồng thời nêu rõ các hành động của Ukraine trên chiến trường nói lên tất cả.

Sau khi đạt được thỏa thuận, Vũ cung cấp địa chỉ nhận vợt từ nạn nhân nhưng không gửi lại vợt như đã cam kết. Để tạo lòng tin, Vũ còn tạo các hóa đơn vận chuyển giả nhằm đánh lừa nạn nhân rằng mình đã gửi hàng. Sau khi chiếm đoạt được tài sản, Vũ nhanh chóng bán lại trên các nền tảng mạng xã hội (MXH) khác để thu lợi bất chính.

Ông Lê Đình Thuần (SN 1972), Giám đốc Công ty Cổ phần Chè Minh Rồng và Nguyễn Hữu Giảng (SN 1962), Phó Giám đốc công ty này đã bị cơ quan cảnh sát điều tra bắt tạm giam để làm rõ hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Bộ Quốc phòng Syria xác nhận 36 người thiệt mạng và nhiều hạ tầng bị hư hại sau đòn tập kích quy mô lớn nhất nhiều tháng của Israel nhắm vào thành phố cổ Palmyra.

Trong khi nhiều quan chức xác nhận Ukraine lần đầu tấn công vào lãnh thổ Nga bằng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ sản xuất, thì Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky bất ngờ đề cập một kịch bản không tươi sáng, vào thời điểm cuộc xung đột giữa hai nước đã chạm mốc 1.000 ngày, và phía Nga cảnh báo chiến sự sẽ còn kéo dài.

Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực xóa khoản nợ lên đến hơn 9 tỷ USD cho Ukraine, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết ngày 20/11 (giờ địa phương).

Theo thống kê của Công an thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hoá, trên địa bàn hiện có 286 người chấp hành xong án phạt tù đang sinh sống, làm việc và cư trú tại địa phương, tham gia nhiều ngành nghề khác nhau, như: sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, công nhân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文