Nữ trinh sát ma túy trên địa bàn thủ đô

17:35 24/07/2020
Là nữ trinh sát duy nhất của Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý Công an thành phố Hà Nội, 13 năm qua, Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu, cán bộ Đội 3 và đồng đội đã phải đối mặt với không ít nguy hiểm.

Biết vậy, nhưng khi đã bước chân vào trận chiến thì chị và đồng đội chỉ còn một quyết tâm là làm sao bắt giữ đối tượng, thu vật chứng.

1.Cho đến bây giờ, Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu vẫn không thể quên được lần bắt giữ đối tượng Nguyễn Thị Hiền (Hiển đảo) ở Ngõ Lò Lan (Ngõ 459)- Bạch Mai, Hai Bà Trưng, đây là gia đình có truyền thống mua bán ma túy. 

Trong vụ án này, lợi dụng địa hình ngõ ngách, đối tượng đã biến căn nhà thành một lô cốt chắc chắn; sử dụng hệ thống camera giám sát ngay từ đầu ngõ... Để nắm rõ được quy luật hoạt động của đối tượng, Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu đã rất nhiều lần trinh sát địa bàn để lên kế hoạch phá án. 

Khi vây bắt Hiền, người thân và đối tượng vùng vẫy chống trả quyết liệt. Em trai của Hiền là đối tượng nghiện ma túy, nhiễm HIV dùng dao chống trả quyết liệt nhằm mục đích đánh tháo người và tẩu tán vật chứng. Khi không được thì đe dọa tự thương, tự sát... 

Chị và đồng đội phải nổ súng cảnh cáo, vừa thuyết phục nhưng đối tượng vẫn ngoan cố. Chị Diệu và đồng đội đã mưu trí, lợi dụng đối tượng sơ hở để tiếp cận và tước dao, khống chế đối tượng, đảm bảo an toàn bắt giữ đối tượng, thu giữ vật chứng.

Làm trinh sát đơn vị chuyên trách phòng chống ma tuý là phải thường xuyên đối mặt với nguy hiểm. Bởi trong những năm gần đây, các đường dây buôn bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép chất ma túy mang tính chất có tổ chức liên tỉnh, xuyên quốc gia ngày càng nhiều, số lượng đông, được tổ chức chặt chẽ, trang bị vũ khí quân dụng, hoạt động manh động liều lĩnh, chống trả quyết liệt lực lượng truy bắt.

Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu giao lưu tại Hội nghị.

Khi chúng tôi nói đến sự nguy hiểm và những buồn vui của nghề, chị cười  rồi kể Khi đảm nhiệm công việc, chị đã nghĩ đến những khó khăn, vất vả. Có thời điểm vác bụng vượt mặt, chị vẫn tham gia phá án nhưng trong lần này, chính việc mang bầu là một lợi thế mà tội phạm không bao giờ ngờ tới. 

Như vụ bắt giữ đối tượng Lê Thị Thu Hà ở thôn Thọ Sơn - thị Trấn Đại Nghĩa - Mỹ Đức. Cả tuần, chị vào điểm giám sát là ở trong chuồng bò với nhiệt độ mùa hè nắng nóng 38-39 độ. 

Ngoài cái nắng còn là mùi. Có những lúc mùi nồng nặc không thể thở được, trong khi đó chỉ được đứng ở 1 vị trí mới có thể giám sát được đối tượng mà sáng sớm đã phải vào, tối đêm mới được ra để tránh sự chú ý của đối tượng. Sau vụ án thành công, phải mất mấy ngày, chị mới hết ám ảnh mùi đặc biệt này.

"Bất kỳ ai ở vị trí giống như tôi cũng vậy, đã là trinh sát đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy thì đối diện với hiểm nguy, khó khăn, vất vả là việc bình thường", Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu chia sẻ. 

Do đặc thù công việc, chị và đồng đội thường xuyên phải đi làm đêm. Chồng chị cũng trong lực lượng Công an, đi làm lại xa, hay phải trực nên nhiều khi chồng trực, vợ cũng phải đi làm án... Đó là điều mình chị thấy khó khăn nhất vì lúc đó các con còn nhỏ, không có ai chăm sóc. Có những vụ án, chị đi làm mấy đêm không về, con cái phải nhờ hàng xóm. ..

2.Tháng 11-2007, Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu được tổ chức điều động về công tác tại Phòng CSĐT tội phạm về ma túy, Công an TP Hà Nội. Xác định phải làm tốt công tác nắm tình hình, công tác nghiệp vụ cơ bản để phục vụ tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh triệt xoá những đường dây, ổ nhóm mua bán ma tuý, chị đã không ngại khó, ngại khổ làm tốt công tác nắm tình hình, địa bàn điểm, tụ điểm, đối tượng trọng điểm, đối tượng bán lẻ trên địa bàn TP Hà Nội. 

Trong những năm qua, chị cùng tập thể Đội 3 phát hiện, điều tra khám phá án, đề xuất và tham mưu cho ban chỉ huy Phòng đề ra các biện pháp, kế hoạch đấu tranh với các loại đối tượng vận chuyển, tàng trữ, mua bán ma tuý đạt hiệu quả cao.

Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu và các điển hình tiên tiến của Công an thành phố Hà Nội.

Trong tập thể đơn vị có 17 cán bộ, chiến sỹ, nhưng nhiều năm chỉ có một mình chị là nữ. Ngoài công việc chung của đơn vị về tổng hợp, báo cáo, đánh giá các mặt công tác, chị trực tiếp cùng trinh sát trong đơn vị vào điểm, theo dõi, giám sát đối tượng, trực tiếp bắt giữ các đối tượng nữ. Từ năm 2013 đến 2018, Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu đã cùng đồng đội khám phá thành công nhiều chuyên án, vụ án có tiếng vang, thu nhiều vật chứng

Cùng với việc phá án, chị còn tham gia xác minh, giải quyết nhiều đơn thư, tin báo, tố giác các loại, tiến hành thẩm tra xác minh theo đúng quy định, không để tồn đọng, quá thời hạn. Quá trình chấp hành pháp luật trong bắt, giam giữ, hướng dẫn, điều tra xử lý tội phạm đảm bảo đúng quy trình công tác, chấp hành pháp luật trong điều tra, bắt giữ, xử lý tội phạm, không làm oan, không để sót lọt tội phạm.

Với những kết quả thành tích đã đạt được nhiều năm liên tiếp, Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu được Bộ trưởng Bộ Công an; UBND TP Hà Nội tặng Bằng khen và Giám đốc Công an TP Hà Nội tặng giấy khen. Thiếu tá Đinh Thị Huyền Diệu còn là một trong những gương mặt điển hình tiên tiến giai đoạn 2020-2025 của Công an TP Hà Nội vừa được vinh danh. 

Xuân Mai

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文