Nước Nga 20 năm của ông Putin

20:49 05/11/2020
"Cho tôi 20 năm tôi sẽ trả cho bạn một nước Nga hùng mạnh!" Người ta nói rằng ông Putin từng trích dẫn câu danh ngôn nổi tiếng của một nhà hiền triết Nga để bày tỏ chí khí hào hùng của mình. 


Trên thực tế, ngay từ ngày 31-12-1999, ông Putin đã được đưa lên đỉnh cao quyền lực của nước Nga. Ngày hôm đó, Tổng thống Nga Yeltsin bất ngờ tuyên bố từ chức, giao đất nước cho ông Putin đồng thời yêu cầu ông "Hãy chăm sóc nước Nga cho thật tốt!" và ông Putin nhậm chức Tổng thống thay ông Yeltsin.

Vào ngày 26-3 năm sau, cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra vào tháng 6 đã được tổ chức trước ba tháng so với kế hoạch. Phe đối lập trở tay không kịp, ông Putin được bầu làm Tổng thống đã mở đầu "Thời đại Putin" của nước Nga. Trong 20 năm tiếp theo, ông Putin từng một lần làm Thủ tướng, 3 lần làm Tổng thống    và ông vẫn ngồi vững vàng trong Điện Kremlin cho đến ngày hôm nay.

Ông Putin bước vào điện Kremlin.

"Không ai ngờ rằng "Thời đại Putin" sẽ là một chương đậm màu sắc như vậy trong lịch sử nước Nga và 20 năm này đã thay đổi hẳn vận mệnh của nước Nga". Tờ báo "Quan điểm" đã viết một bài báo với đầu đề như vậy. Đúng là sau 20 năm chăm lo việc nước, so với nước Nga mà ông Putin tiếp quản từ tay ông Yeltsin, nước Nga hiện nay đã là một nước Nga hùng mạnh.

Thời đó, ông Putin tiếp quản một đất nước đầy thương tích khác xa với thời thịnh vượng của nhà nước Xô viết: Nền kinh tế bị sụp đổ, GDP giảm liên tục trong mười năm và tình hình chính trị rối loạn, đất nước đối mặt với sự chia rẽ, các địa phương đòi quyền độc lập, các ông trùm tài chính can thiệp vào chính trị để quyết định việc bầu cử các thành viên trong chính phủ.

Khi ông Putin nhận chức không lâu, một phép lạ đã xuất hiện: Chỉ trong một năm GDP phục hồi và bắt đầu tăng, cuộc nổi loạn Chechen được bình định, một quốc gia thống nhất, vững vàng và an toàn được duy trì, những ông trùm xã hội đen, những ông trùm tài chính có thế lực đều bị nghiêm trị.

Truyền thông Nga bình luận rằng trong nhiệm kỳ thứ nhất và thứ hai của ông Putin nhà nước đã giành lại quyền kiểm soát đòn bẩy kinh tế, giữ vững trật tự và khôi phục cơ cấu quyền lực nhà nước. Song song với những thành tựu trên, chính phủ đã khởi xướng cải cách, bao gồm cải cách quân đội, phục hồi công nghiệp, chống tham nhũng và chỉnh đốn việc lãnh đạo ở các địa phương.

Ngoài ra, sức mạnh quân sự của nước Nga đã minh chứng cho sự tăng trưởng của đất nước trong 20 năm qua. Hiện nay, lực lượng phòng thủ của Nga chỉ đứng sau Hoa Kỳ, về vũ khí hạt nhân chiến lược và vũ khí siêu thanh có phần còn nhỉnh hơn Hoa Kỳ. Để làm được điều này ông Putin chi ngân sách quân sự hàng năm chỉ bằng 1/15 của Mỹ.

Khi ông Putin lên nắm quyền vào năm 2000, nước Nga đã gặp phải những vấn đề phức tạp cả bên trong và bên ngoài. Các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ không ngừng đẩy mạnh sự bành trướng của NATO về phía Đông, từng bước siết chặt không gian chiến lược của nước Nga.

"Ông Putin đã lãnh đạo nước Nga chế ngự áp lực của phương Tây, bảo vệ chủ quyền thống nhất của quốc gia và sự tôn nghiêm dân tộc". Sau cuộc khủng hoảng ở Ukraine, ngay cả ông Yeltsin "cha đẻ tinh thần" của phái tự do nước Nga cũng phải chân thành nói với bạn bè: "Thực sự là ông Putin đã cứu nước Nga". Đặc biệt là khi đối phó với các cuộc khủng hoảng quốc tế phải đấu trí, thậm chí đấu cả sức mạnh với phương Tây, chính sách của ông Putin đã biến các cuộc khủng hoảng thành cơ hội, bảo vệ được lợi ích chiến lược của đất nước.

Năm 2008, Nga chớp nhoáng gửi quân tới Nam Ossetia chỉ trong vòng 5 ngày đánh bại mưu đồ của quân đội Gruzia định dùng vũ lực để giải quyết vấn đề Nam Ossetia. Năm 2015, khi Hoa Kỳ một mực muốn lật đổ chính quyền Bashar ở Syria, ông Putin đã quyết định đưa quân sang can thiệp mạnh mẽ vào cuộc chiến chống IS ở Siria. "Cuộc tập kích bất ngờ" của Nga đã khiến phương Tây trở tay không kịp, chính sách của ông Putin đã lật ngược thế cờ và chính phủ của ông Bashar vẫn đứng vững chắc đến ngày hôm nay.

Đối phó với cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy sự quyết đoán của ông Putin. Năm 2013, sau khi cuộc khủng hoảng bùng phát, chính phủ thân Nga của Tổng thống Yanukovych bị hạ bệ. Ukraine luôn được Nga coi là một rào cản chiến lược và "vùng đệm" chống lại sự di chuyển về phía Đông của phương Tây. Năm 2014, thông qua cuộc trưng cầu dân ý về việc "sáp nhập Crimea vào Nga" Nga đã thu hồi được Crimea mà không mất một viên đạn, một giọt máu, làm cho phương Tây uất nghẹn cổ mà không làm gì được. Tuyến đường sắt Crimean Bridge nối Nga và Crimea đã được thông xe đã củng cố thêm quyền kiểm soát Crimea của Nga. Ngay cả Ngoại trưởng Mỹ, ông Pompeo cũng phải thốt lên rằng Ukraine đã mất Crimea.

Ông Putin tham gia bỏ phiếu trưng cầu dân ý sửa đổi Hiến pháp ngày 25-6-2020.

Các nhà phân tích chính trị cho rằng ông Putin đã vận dụng chiến lược và chiến thuật một cách thành thục và ổn định, ông xem xét tình hình rồi hành động quyết đoán. Trong 20 năm qua, ông Putin không những thay đổi được tình hình bên trong và bên ngoài của nước Nga mà còn có nhiều đóng góp trong việc xây dựng một trật tự quốc tế mới công bằng và hợp lý.

Trong bối cảnh các nước phương Tây không còn thống trị hoàn toàn thế giới, ông Putin đã dẫn dắt nước Nga và các nước mới nổi khác đẩy mạnh sự phát triển của cộng đồng quốc tế theo hướng đa nguyên hóa, đa dạng hóa và đa cực.

Nhìn chung mà nói, bất chấp những thách thức, nước Nga dưới sự lãnh đạo của ông Putin, vị thế quốc tế của nước Nga được ổn định và không ngừng được nâng cao, sức ảnh hưởng ngày càng lớn, bây giờ "Thế giới phải lắng nghe nước Nga nói".    

Làm thế nào để đảo ngược được vận mệnh của nước Nga? Đó là một phép lạ hay là một logic của hiện thực?

Ông Andrei Klimov, Phó Chủ tịch Ủy ban các vấn đề quốc tế của Hội đồng Liên bang Nga cho rằng: Một trong những cống hiến quan trọng nhất của ông Putin trong 20 năm qua là sự ổn định chính trị của nước Nga. "Không có một hệ thống chính trị ổn định thì không một quốc gia nào có thể phát triển được. Đây là thành quả quan trọng nhất của ông Putin".  

Ông Putin có sự suy nghĩ sâu sắc về việc duy trì các truyền thống văn hóa dân tộc và duy trì sự phát triển của đất nước. Ông đã phát huy được sức mạnh tinh thần từ truyền thống lịch sử, bảo vệ chủ quyền quốc gia, đoàn kết nhân dân, xây dựng và củng cố nền tảng của đất nước. 

Gần đây, ông Putin đã chấp nhận một đề nghị sửa hiến pháp từ một nữ nghị sĩ Nga làm người ta ngạc nhiên, bởi vì khi ông Putin đề nghị sửa đổi hiến pháp khi bối cảnh chính trị nước Nga có sự thay đổi thì xu hướng dư luận cho rằng việc làm này là để sắp xếp cho "thời kỳ hậu Putin" sau năm 2024 và chuẩn bị cho sự chuyển giao quyền lực chính trị trong tương lai.

Tuy nhiên, điều khoản sửa đổi hiến pháp mới được đề xuất là để xóa nhiệm kỳ của Tổng thống hiện tại để trong tương lai ông Putin có thể ra tranh cử Tổng thống một lần nữa. Điều khoản mới sẽ có hiệu lực khi nó vượt qua được cuộc trưng cầu dân ý và được Tòa án hiến pháp Liên bang phê chuẩn. Điều này có nghĩa là ông Putin có thể được tiếp tục ra tranh cử Tổng thống sau khi kết thúc nhiệm kỳ vào năm 2024 và về mặt lý thuyết ông sẽ nắm quyền cho đến năm 2036.

Từ nay đến năm 2024 vẫn còn dài, hãy còn nhiều thời gian để lựa chọn và xem xét, điều hy vọng là ông Putin sẽ đưa ra được các quyết sách có hiệu quả lâu dài. Có thể nói "Một đất nước phi thường, một con người phi thường, một thời điểm phi thường và một chiến lược phi thường" rất nhiều cách làm của nước Nga mà ta không thể lường trước được nhưng nó có sự logic của lịch sử.

Nguyễn Đình Thiêm (Theo "Xinhuanet.com")

Thực hiện Chương trình Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80, chiều 26/12, Bộ Công an tổ chức 6 Tổ thảo luận nhằm đánh giá tình hình, kết quả các mặt công tác Công an năm 2024. Với phương châm "đề cao tinh thần trách nhiệm, tập trung trí tuệ, với tinh thần nêu gương, nhìn thẳng vào sự thật, nói thẳng, nói thật, nói hết" mà Đại tướng Lương Tam Quang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an đã chỉ đạo tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, bàn giải pháp khắc phục, phát huy thời gian tới.

Với vai trò là đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Phó Trưởng ban Dân nguyện, tuy nhiên thay vì “công, chính, liêm, minh” nói lên tiếng nói của các cử tri, ông Lưu Bình Nhưỡng đã lợi dụng vị trí, quyền hạn của mình để “bảo kê” cho một số đối tượng kiểu “xã hội đen” cưỡng đoạt tài sản của doanh nghiệp. Sự đan chéo lợi ích nhuốm mùi tiền giữa các đối tượng đã khiến cựu ĐBQH trên bất chấp quy định, bẻ cong luật pháp để trục lợi cá nhân.

Chiều 26/12/2024, tại Họp báo thông báo tình hình kết quả công tác Công an năm 2024 do Bộ Công an tổ chức, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu thông tin về xử lý vụ việc liên quan quản lý, sử dụng vốn và tài sản Nhà nước tại Tổng Công ty Thuốc lá Việt Nam (Vinataba).

Nga sẵn sàng hợp tác với chính quyền sắp tới của Tổng thống Mỹ Donald Trump để cải thiện quan hệ nếu Washington có ý định nghiêm túc thực hiện điều đó và Mỹ phải là người hành động trước, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 26/12 nhấn mạnh.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình, cho biết: Liên quan đến vụ án tại Tạp chí Môi trường và Đô thị, ngày 25/12, đơn vị đã khởi tố thêm 9 bị can, đồng thời triệu tập 20 đối tượng để mở rộng điều tra.

Chiều 26/12, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng bắt giữ B.V.L (SN 1994), để điều tra, làm rõ các loại hóa chất dùng để chế tạo pháo nổ trái pháp luật.

Chiều 26/12, thông tin tại buổi họp báo do Bộ Công an tổ chức, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết: Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 đối tượng, trong đó có 12 đối tượng là nhân viên, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai về hành vi môi giới, đưa và nhận hối lộ.

Chiều 26/12, tại họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ công tác Công an năm 2025 của Bộ Công an, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an cho biết, Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa khởi tố thêm 5 bị can nguyên là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ liên quan vụ án Phúc Sơn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文