Mỹ: Bà Michelle Obama mặc quần đùi đi du lịch trên chuyên cơ Tổng thống gây tranh cãi lớn

15:00 02/12/2013

Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama mới đây cho hay, bà sẽ không mặc quần soóc khi đi trên chuyên cơ Tổng thống One Force Air lần nữa vì một lần bà mặc đã từng gây ra "rắc rối lớn".

Quên mất mình là đệ nhất phu nhân

Được thế giới coi là một biểu tượng thời trang và sở hữu tủ quần áo hoàn hảo, bà chủ Nhà Trắng Michelle Obama chắc hẳn không có nhiều điều phải hối tiếc về chuyện ăn mặc.

Nhưng trong cuộc phỏng vấn với chương trình "106 and Park" của kênh truyền hình giải trí BET mới đây, bà Michelle thú nhận rằng, bà từng hối tiếc khi mặc quần soóc đi trên chuyên cơ Tổng thống vì nó đã tạo ra "một rắc rối lớn".

Khi được hỏi về hối tiếc lớn nhất đối với thời trang, bà Michelle cho hay, bà luôn hài lòng với các bộ trang phục nhưng nói thêm rằng "đôi khi tôi quên mất mình là đệ nhất phu nhân và mặc quần soóc chạy lòng vòng".

Gia đình nhà Obama.

Bà Michelle đã nhớ lại chuyến thăm hẻm núi Grand Canyon vào tháng 8-2009, kỳ nghỉ đầu tiên của gia đình kể từ khi chuyển vào Nhà Trắng.

Đệ nhất phu nhân Mỹ cho hay, chuyện bà mặc quần ngắn bước xuống máy bay đã gây ra một rắc rối lớn vì mọi người bàn tán rằng "bà ấy mặc quần soóc bước xuống từ chiếc One Force Air".

Tranh cãi

Nhiều người cho rằng, việc bà Michelle mặc quần soóc không mâu thuẫn gì với cương vị đệ nhất phu nhân.

Trong một cuộc thăm dò được tờ Huffington Post của Mỹ thực hiện hồi năm 2009 sau chuyện ồn ào đệ nhất phu nhân mặc quần soóc bước xuống từ máy bay, 59% độc giả được phỏng vấn nói, đệ nhất phu nhân Mỹ "có quyền khoe chân".  Nhiều tờ báo lên tiếng ủng hộ bà, nói rằng, bà mặc quần đùi vì đi nghỉ cuối tuần ở vùng sa mạc nóng bỏng. "Bà ấy nên mặc gì tới Grand Canyon cơ chứ? Quần dài à? Hay váy dạ hội? Các vị mặc gì khi đi nghỉ hè?"- Elizabeth Snead, cây bút của Los Angeles Times, viết.

Đệ nhất phu nhân Mỹ mặc quần soóc hồi tháng 8/2009.

Tuy nhiên, cũng có người nói rằng, bà mặc như thế là không thích hợp hoặc quá ngắn. "Tại sao bà ấy không mặc quần vải lanh cơ chứ? Như thế đẹp hơn"- Charlie Smith, một độc giả của chương trình Today, bình luận. "Dù đi nghỉ thì bà ấy cũng nên tôn trọng văn phòng tổng thống và nước Mỹ chứ". "Tôi nghĩ việc Michelle mặc quần đùi rất đáng thành tin vì bà là đệ nhất phu nhân và ngồi trên chiếc Air Force One" - phóng viên Strzemien của tờ báo Huffington Post nhận định. "Tôi để tâm tới điều này với tư cách một người đưa tin. Đây là sự kiện lần đầu tiên diễn ra. Nhà Obama có rất nhiều cái "đầu tiên'".

Tuy thế, đa số ý kiến là ủng hộ bà Obama. "Đệ nhất phu nhân Michelle Obama trông rất đẹp trong chiếc quần đùi. Nó thậm chí không đáng để đưa tin. Để bà ấy yên"- Joann Begonja, ở New York, nhận định.

Thomas, nhà sản xuất của Today, nhận định, bà không ngạc nhiên vì làn sóng ủng hộ nhà Obama. "Bà ấy là mẹ của hai cô bé tuổi teen, lại đang đi nghỉ ở nơi nóng nhất đất nước"- Thomas nói.

Mary Tomer - nhà sáng lập blog Mrs-O.org - cho rằng, chính báo chí làm ầm ĩ về chiếc quần đùi của bà Obama. "Nhiều người tự hỏi, sao chuyện này mà cũng viết thành tin"- Tomer nói. "Ai mà không mặc quần đùi khi đi nghỉ ở Grand Canyon với gia đình cơ chứ?".

Mandi Norwood - tác giả cuốn sách về phong cách của đệ nhất phu nhân - cho rằng, kiểu ăn mặc đời thường khiến bà Obama trở thành một biểu tượng thời trang. "Người ta không thể nghĩ bà là một người gần gũi nếu lúc nào cũng mặc đồ xịn"- Norwood nhận định.

Norwood không cho rằng, mặc quần đùi tôn lên vẻ đẹp của bà Obama song chuyện ầm ĩ quanh nó "thật nực cười". "Nhưng dù sao, chuyện bàn tán này cũng rất thú vị"- hãng tin AP trích lời Norwood nói.

Hãng tin AP đã điểm một vòng sự xuất hiện của bà Obama trên các báo khác về chuyện trang phục nghỉ hè. Chương trình Today của kênh NBC cũng đăng một trưng cầu ý kiến độc giả trên website của họ và có tới 300.000 người bỏ phiếu. Bài viết này cũng nhận được số lời bình luận nhiều nhất trong năm 2009 của chương trình: "Người ta thích nói về Michelle Obama"- Dee Dee Thomas, nhà sản xuất của Today, cho hay. Rõ ràng, báo chí rất thích nói về đệ nhất phu nhân Mỹ

Văn phòng của Tổng thống Obama không bình luận gì về vấn đề này

Lai Nguyễn (tổng hợp)

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文