Nghệ sĩ piano Lưu Đức Anh:

Nghệ sĩ tốt cũng cần có khán giả biết lắng nghe

15:12 29/08/2017
Đó là trăn trở của nghệ sĩ trẻ Lưu Đức Anh. Tốt nghiệp cao học chuyên ngành piano ở Bỉ, Lưu Đức Anh không chọn cuộc sống ổn định ở nước ngoài mà trở về Việt Nam với những dự án.


Điều anh hướng tới không phải là một nghệ sĩ nổi tiếng mà là những dự án để phát triển âm nhạc cổ điển trong nước, bắt đầu từ những buổi biểu diễn cá nhân tại Việt Nam.

- Chúc mừng Đức Anh một năm với hai giải thưởng piano quốc tế. Gần đây, cái tên Lưu Đức Anh được nhắc đến ở Việt Nam nhiều hơn?

+ Đó chỉ là những giải thưởng nhỏ nhưng niềm vui  rất lớn, một phần để thấy mình không sai lầm khi đi theo âm nhạc cổ điển và có thành quả nhất định. Nhưng đó không phải là thứ để mình hài lòng và ngủ quên, chặng đường phía trước còn dài.

- Anh có bị áp lực bởi cái bóng quá lớn của hai người đàn ông trong gia đình, bố Lưu Quang Minh và anh trai - nghệ sĩ piano Lưu Hồng Quang?

+ Lúc đầu tôi cũng có nhiều áp lực, nhiều người so sánh, nhưng mình cứ lặng lẽ, bền bỉ đi con đường của mình, dần dần đến bây giờ, tôi cũng định hình được mình và không bị áp lực bởi điều đó nữa. Cùng theo piano, nhưng tôi và anh Quang có những cách biểu diễn khác nhau.

Hồi trước ở Việt Nam, tôi và anh Quang cùng theo học NSND Thu Hà nên phong cách khá giống nhau, lúc đó tôi chỉ là một phiên bản kém hoàn thiện của anh.

Khi ra nước ngoài, học trong môi trường châu Âu, tôi dần dần tạo dựng được phong cách riêng của mình. Anh Quang học ở Úc, tự do, phóng khoáng hơn, còn châu Âu, họ khá khắt khe và có niềm tự hào lớn đối với âm nhạc cổ điển.

Trong đầu họ có những quy chuẩn nghiêm ngặt, mình không đạt họ sẽ cho là kém ngay. Vì thế, cách chơi đàn của tôi cũng mang tính hàn lâm, mọi thứ hướng vào nội tâm.

Lưu Đức Anh giành giải nhất tại cuộc thi piano ở Thụy Điển.

- Sau một hành trình theo học ở Việt Nam, đến bây giờ, anh vẫn chưa ngừng học. Con đường theo đuổi âm nhạc cổ điển thật gian nan, có lúc nào anh thấy mệt?

+ Thường ai cũng sẽ nản, thực tế đã nhiều người nản. Theo đuổi âm nhạc cổ điển cần nhiều yếu tố mới đi đến cùng được, đầu tiên là 25% năng khiếu, 25% nữa là sự khổ luyện, kiên trì, 25% nữa là gặp được người thầy chỉ cho mình con đường đi nhanh và đúng đắn nhất và cuối cùng là gia đình phải có điều kiện, có tầm nhìn xa, phải ở trong những môi trường tốt.

Ở Việt Nam, môi trường còn nhiều hạn chế nên hầu hết những ai theo đuổi con đường này phải ra nước ngoài phát triển tay nghề.

 Lớp tôi học hồi sơ cấp ở Học viện Âm nhạc Quốc gia rất đông, đến trung cấp còn mười mấy người, nhiều người khá, có khả năng nhưng hiện tại chỉ có một vài người có khả năng đi ra nước ngoài học tập, phát triển nghề và có cơ hội biểu diễn.

Những năm học trung cấp ai cũng như nhau, nhưng bây giờ, mỗi người đều thuộc về những thứ rất khác nhau rồi. Ở Việt Nam, nhạc cổ điển là thứ gì đó bị cô lập, ai đi theo cũng thấy khó hòa nhập, nó không thuộc về nhu cầu của mọi người. Còn ở nước ngoài, nó cao cấp, bác học nhưng gần gụi với cuộc sống con người, ai cũng thích và yêu quý nghệ sĩ cổ điển, họ đi xem với thái độ trân trọng.

Ở Việt Nam, với nhạc cổ điển, người ta vẫn quen đi nghe miễn phí bằng vé mời, thậm chí có nhiều người, họ không có nhu cầu thưởng thức nghệ thuật mà chỉ mượn nó làm sang cho mình. Chỉ một số yêu thích và đam mê thực sự nhưng còn quá ít.

- Hành trình chơi đàn và làm chủ cây đàn piano cũng là một hành trình tìm kiếm chính bản thân mình, định vị mình trong thế giới âm nhạc. Đến bây giờ, Lưu Đức Anh thấy mình đã đi đến chặng đường nào?

+ Càng đi vào thế giới của âm nhạc cổ điển, tôi càng thâu nhận được nhiều tri thức; càng học nó, tôi càng nhận ra nhiều thứ mới mẻ về văn hóa, nó truyền cho mình những cảm xúc, đôi khi tưởng là vui nhưng rất buồn hay cảm giác thế nào là tuyệt vọng, cận kề cái chết...

Một kho tàng tri thức bằng âm nhạc luôn thú vị để mình chìm đắm trong đó và khám phá, nó không phải là những con số đánh đố ai đến để giải mà chỉ là sự chia sẻ với mọi người.

Hai anh em Lưu Hồng Quang (trái) và Lưu Đức Anh.

- Nhiều nghệ sĩ đều chọn con đường ra nước ngoài du học, và không ít trong số họ đã không trở về Việt Nam. Còn anh thì sao?

+ Tôi cũng suy nghĩ nhiều, học mãi để làm gì, đôi khi chỉ cần học ở Việt Nam, rồi mở vài trường dạy kiếm tiền, thế là xong. Còn ra nước ngoài học  rồi dạy ở một trường nhỏ cũng không khó. Nhưng làm những cái đó xong có thay đổi được gì không? Đã thỏa mãn ước mơ của mình chưa? Tôi chưa bị thúc bách về vấn đề kiếm tiền.

Tôi xác định, không cần phải làm một nghệ sĩ giỏi và cố làm một cái gì đó vĩ đại hơn để người ta nhớ đến mình. Tôi muốn hướng đến một nghệ sĩ có những đóng góp cho cộng đồng, mình có thể góp phần thay đổi được gì, cống hiến được gì cho âm nhạc cổ điển nước nhà. Đặc biệt ở, Việt Nam chưa có ai đưa ra thông điệp đủ lớn rằng, tôi muốn thể loại âm nhạc này phát triển mạnh ở Việt Nam.

Tôi hướng hết sự đầu tư, những dự án về Việt Nam. Âm nhạc cổ điển nếu không chơi hết mình sẽ không chạm tới gì cả, nghệ sĩ trên sân khấu phải rất tâm huyết, cống hiến, nếu chỉ dùng nhạc này để đánh bóng tên tuổi thì không rung động được ai cả.

Lâu dần, cây đàn chỉ là công cụ kết nối mình với những thứ rất lớn và mình thuộc về thế giới đó, cây đàn trở thành rất nhỏ trong sự kết nối đó. Tôi thích được gọi musicsian hơn là piannits, tôi thuộc về âm nhạc chứ không phải chỉ là cây đàn piano nữa. Tôi may mắn khi nhận ra điều đó và không bị chi phối bởi cây đàn.

- Và anh đang bắt đầu giấc mơ khó khăn của mình ở Việt Nam?

+ Bắt đầu từ năm ngoái, tôi đã thực hiện chuỗi chương trình, mỗi năm biểu diễn một tác giả. Năm nay, tôi chọn Johannes Brahms. Tôi muốn đưa ra thông điệp dễ nhớ cho khán giả, Lưu Đức Anh có thói quen đánh một tác giả, để khán giả biết đến. Dần dần tôi sẽ mở rộng quy mô chương trình và hy vọng sẽ trở thành một sự kiện thường niên của âm nhạc cổ điển.

- Chắc hẳn hành trình đó không hề đơn giản?

+ Ở Việt Nam còn quá nhiều khó khăn, phòng biểu diễn chưa có nhiều, quanh đi quẩn lại chỉ có vài ba địa điểm nên khó để đưa rộng rãi hình ảnh ra công chúng.

Khán giả còn ít, người ta ngại mua vé mà chỉ xin thôi. Nên phải từ từ, trong từng buổi diễn, mình cũng phải cố gắng làm tốt để người ta hiểu đây là thứ xứng đáng bỏ tiền ra và không hề làm họ đau đầu khi thưởng thức.

Cũng có nhiều bạn trẻ học ở nước ngoài  sẽ về cống hiến, hy vọng sẽ góp phần thay đổi nhận thức về âm nhạc cổ điển. Như hiện nay tôi thấy, mỗi năm đã có tiến triển nhất định, năm nay có nhà tài trợ và họ cam kết sẽ đồng hành đường dài, năm sau sẽ có thêm một số nghệ sĩ ở nước ngoài về và biết đâu 10 năm tới, chúng tôi sẽ có dàn nhạc của riêng mình. Những thứ mình làm sẽ có nhiều người nhìn ra và càng ngày sẽ càng có nhiều người đồng hành.

Dần dần nhiều người về nước hơn, biết đâu sẽ có một festival hàng năm về âm nhạc cổ điển. Cái khó bây giờ là nuôi dưỡng để tạo ra lớp khán giả mới.

- Anh có nghĩ mình mơ mộng quá không?

+ Ai cũng có quyền mơ mộng mà. Nhưng muốn thay đổi, chúng ta phải đi từ cái gốc rất sâu trong con người, bây giờ, gọi tên thể loại âm nhạc này nhiều chỗ còn sai, lẫn lộn cổ điển và nhạc nhẹ.

Phải từ cái gốc văn hóa, từ người dân. Nhạc này thành công hay không, 50% là nghệ  sĩ và 50% là khán giả, mình tự đánh cho mình nghe thì không tiến bộ được, trong nghệ thuật phải từ hai phía mới phát triển được, nghệ sĩ tốt cũng cần có khán giả biết lắng nghe, nghệ sĩ dở hơi mà khán giả cũng dở hơi, không biết nghe mà tôn vinh họ lên cũng thành dở, bây giờ tình trạng đó đang phổ biển.

Còn nghệ sĩ giỏi mà khán giả không biết nghe, dần dần sẽ thay đổi được, những gì đỉnh cao, đúng đắn sẽ trường tồn được. Việt Nam có một số nghệ sĩ rất chuyên nghiệp, họ đưa những gì tốt nhất cho khán giả, còn một số lợi dụng thị hiếu khán giả còn thấp, hát lung tung, làm lẫn lộn thẩm mỹ âm nhạc.

Ngay một số nghệ sĩ cổ điển cũng đánh những thứ linh tinh chiều thị hiếu, nửa cổ điển, nửa nhạc nhẹ, ầm ĩ lên. Cầm nhạc cụ cổ điển cứ tưởng là chơi cổ điển.

- Có lần tôi hỏi NSND Đặng Thái Sơn về vấn đề làm thế nào để phát triển âm nhạc cổ điển, ông lắc đầu. Trong khi nhìn ra các nước, nền âm nhạc cổ điển của họ đã đi rất xa...

+ Ở các nước, dàn nhạc có nguồn tài trợ của Chính phủ và các tổ chức, cá nhân, lương cao, họ làm việc cường độ cao và có đội ngũ tổ chức chuyên nghiệp. Chính phủ và dân cần nên họ phát triển văn hóa của nước nhà. Mình thì ngược lại nên hơi khó.

Ngay cả Thái Lan, họ đi xa mình trong khâu quảng bá âm nhạc cổ điển. Chất lượng thì chưa biết nhưng tầm ảnh hưởng của âm nhạc cổ điển rất rộng. Nhiều học sinh Thái Lan đi học nước ngoài và họ thích về Thái Lan cống hiến.

Họ có hẳn chính sách cho sinh viên đi học ở nước ngoài. Chúng ta có nhiều bạn trẻ tài năng trong âm nhạc cổ điển, nhưng họ theo đuổi sự ổn định quá sớm nên không phát triển được. Việt Nam hoàn toàn đủ khả năng đưa nhạc cổ điển vào cuộc sống để nâng cao văn hóa hơn thì những thứ khác cũng sẽ tốt.

Âm nhạc đằng sau giải trí còn là tri thức, giáo dục, nó đi thẳng vào trái tim mọi người. Không thay đổi sẽ làm loạn thẩm mỹ.

- Cảm ơn cuộc trò chuyện của anh!

V.Hà (thực hiện)

Chuyên gia khí tượng thủy văn cảnh báo, các ngày nắng nóng nhất sẽ vào ngày 29/4 và 30/4. Nhiệt độ khí tượng có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận trước đây. Chuyên gia lưu ý, người dân nếu có đi chơi dịp nghỉ lễ nên hạn chế ra ngoài trời trong khung giờ từ 11h trưa đến 16h chiều trong các ngày 29 và 30/4.

Biết người dân vùng ven biển thị xã Vĩnh Châu (tỉnh Sóc Trăng) gặp khó khăn về nước sạch sinh hoạt, một số nhà hảo tâm ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), phối hợp Ban Thanh niên Công an tỉnh Sóc Trăng đã chở nước sạch đến hỗ trợ bà con.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng cứ mỗi dịp 30/4, khi nhân dân cả nước kỷ niệm, ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc thì trên mạng xã hội, các thế lực thù địch, đối tượng phản động, cơ hội chính trị tái diễn điệp khúc xuyên tạc về tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của đại thắng mùa xuân năm 1975 cũng như bản chất cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm nay, ngày 29/4, sẽ tới Saudi Arabia nhằm tiếp tục nỗ lực đạt được một thỏa thuận ngừng bắn ở Gaza. Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang tăng tốc nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận chấm dứt xung đột và ngăn chặn cuộc tấn công trên bộ theo kế hoạch của Israel vào thành phố miền Nam Rafah của Gaza. Bên cạnh đó, giao tranh giữa Hezbollah - lực lượng dân quân thân Iran ở Lebanon - với Tel Aviv đang leo thang nhanh chóng và có thể gây ra thảm họa cho cả hai bên.

Theo thống kê từ Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 dự kiến lượng khách qua bến xe gia tăng. Công ty cổ phần Bến xe Hà Nội đã lên kế hoạch tổng lượng xe tăng cường 715 xe, trong đó Bến xe Giáp Bát tăng cường 224 xe; Bến xe Gia Lâm tăng cường 82 xe và Bến xe Mỹ Đình là 409 xe.

Theo Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài hơn mọi năm nên người dân sẽ có nhiều kế hoạch, dự định đi du lịch, nghỉ dưỡng. Lợi dụng thời điểm này, các đối tượng thực hiện hàng loạt chiêu trò lừa đảo du lịch khác nhau nhằm chiếm đoạt tài sản người dùng.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trần Thanh Nam cho biết, nếu không có gì thay đổi, đến tháng 8/2024 chúng ta sẽ có sản phẩm “lúa giảm phát thải”. Đến năm 2025 sẽ triển khai mở rộng và đạt từ 300.000-500.000ha. Ở giai đoạn 2026-2030, mỗi năm tăng thêm 100 ngàn ha để đạt 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở đồng bằng sông Cửu Long.

Hôm 28/4, tỷ phú Elon Musk đã bất ngờ tới Bắc Kinh và gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường. Đây là lần thứ ba ông Elon Musk đến Trung Quốc - thị trường xe điện lớn nhất thế giới, trong vòng chưa đầy một năm. 

Thời gian gần đây, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung, những cái chết đau đớn do tự hủy hoại bản thân của học sinh, sinh viên liên tiếp xảy ra, đang trở thành nỗi ám ảnh đối với gia đình, nhà trường và xã hội. Các chuyên gia tâm lý cảnh báo, nếu gia đình và nhà trường không có giải pháp hỗ trợ kịp thời thì ý nghĩ tự tử trong giới trẻ sẽ có dấu hiệu gia tăng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文