Nhà văn Lê Lựu với cuộc trường chinh bất lão!

20:00 15/09/2014

Lê Lưụ dạo này thế nào? Biết tôi hay lân la với nhà văn Lê Lựu, dường như đi đâu tôi cũng được nhiều người hỏi như thế! Biết  nói về ông thế nào khi mà tôi thường chứng kiến dáng đi cà khấc của ông mỗi lần len lỏi vượt chợ tạm chen vào cái Trung tâm văn hóa doanh nhân trong ngõ phố Tam Trinh, Hà Nội lâu ngày không sơn lại, cũ như không còn cũ hơn được nữa.

Rồi râu ria mọc lởm chởm trễ nải, không thèm cạo, bạc phếch rung rung mỗi khi ông bỏ cả vốc thuốc vào miệng  ngửa mặt lên trời mà uống. May còn giọng nói, tuy chậm rãi những vẫn rành rõ, đã bớt nanh nọc đanh đá đi nhiều chứng tỏ dạo này ông ít giận dữ trước những chuyện do tự ông "khổng lồ hóa" lên khi động đến những chuyện nhạy cảm liên quan sát sườn đến mình.

Nhưng lần này, nhân độ tháng 7, sắp đến ngày xóa tội vong nhân, nghe ông gọi điện, tôi đến thì thấy một Lê Lựu hoàn toàn khác. Hồ hởi, nói năng có vẻ hoạt bát, đi lại tuy phải có nhân viên dìu nhưng đã bước những bước dài, vừa nhích đi vừa quay nhìn tôi cười hích hích "chú thấy anh thay đổi hình ảnh chưa?". Rồi ông kéo ghế ngồi trước bàn làm việc hào hứng "Anh thấy khỏe ra, vì tìm được người kế nhiệm xứng đáng rồi". Nhìn bao quát cái trung tâm văn hóa doanh nhân của ông, tôi nghi ngại hỏi " Kế nhiệm tức là thay anh à?", vì tôi thường biết xưa nay Lê Lựu rất kén  người, trừ những công việc vô thưởng vô phạt, ông quyết ngay, còn những vị trí chủ chốt khắt khe lắm. Lê Lựu nói chậm nhưng rành rọt:

- Mừng lắm chú ạ, tìm được người rồi, chú biết anh Nguyễn Trường Sơn chứ? - thấy tôi ngẩn tò te, ông giải thích ngay. Sơn này là Phó Chủ tịch Hội doanh nghiệp trẻ Việt Nam, một doanh nhân chân chính, trong tay có 9 công ty, hiện đang đầu tư sản xuất mỳ chũ (mỳ gạo) ở Bắc Giang nổi tiếng lắm, giải thưởng "Sao Vàng đất Việt", sinh năm 1969, anh vừa bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Thường trực Trung tâm văn hóa Doanh nhân Việt Nam. Giờ thì có thể nếu anh chết sẽ nhắm mắt được rồi.

Khiếp!  ông nói gở quá, nhưng qua giọng điệu này, người ta thấy được sự quyết liệt mong mỏi của ông. Té ra cái Trung tâm của ông nó quan trọng đến mức này ư? Tiền thì không được Nhà nước cấp một xu, một tay Lê lựu đem vốn quá khứ và vầng hào quang văn chương đi xin từng đồng. Vậy mà Lê Lựu vẫn sống, sống đàng hoàng, lúc thì lên Truyền hình tuyên bố, trả lời phỏng vấn,  lúc tổ chức kỷ niệm tại Nhà hát lớn, lúc tổ chức gặp mặt cộng tác viên tại khách sạn tầm cỡ Melia có cả Cocktail đến cả trăm tao nhân mặc khách, nghĩa là rất chịu chơi, rất tốn kém, khác với cái tiếng bị mang  tằn tiện, kẹt xỉn của Lê Lựu xưa nay.

Tôi đến "nhà ông"  ở Tam Trinh nhiều lần, luộm thuộm thì thôi rồi, nhưng khi tổ chức cái gì liên quan đến sự kiện văn hóa là Lê Lựu luôn "hoành tráng", sang trọng hẳn hoi, có lúc kèm theo ca nhạc, vệ sỹ bảo vệ và ăn uống thì rất xôm trò. Ông đãi khách và trọng khách như bạn vàng ấy chứ? Mỏi mệt thế, vậy mà bây giờ còn tìm được người kế nhiệm ngôi vị thay mình thì quả thật Lê Lựu xứng đáng là người thuyết khách giỏi nhất thế gian này.

Lê Lựu còn khoe, mình khỏe ra vì tìm được một nhà văn đích thực về giúp ông phụ trách công tác biên tập Tạp chí Văn hóa Doanh nhân. Đó là nhà văn xuất thân từ ngành điện Phạm Ngọc Tiến. Tôi từng đọc tạp chí này của Lê Lựu, bài vở hoành tráng chủ yếu của các nhà văn tên tuổi, lại trình bày đẹp,  loại tạp chí vừa để đọc vừa để rất đẹp trên giá sách, giờ lại có thêm một nhà văn về phụ trách biên tập bài vở nữa thì chỉ có thăng tiến thôi, lại có thể quy tụ các  nhà văn, tạo sân chơi sang trọng để tề tựu các bạn văn về với Trung tâm ở cái thời đã vãn khách đi nhiều.

Nhà văn Lê Lựu trong buổi giao lưu của chi nhánh VHDN tại TP Hồ Chí Mình với kiều bào Tết 2013.

Lê Lựu bảo, Phạm Ngọc Tiến có tiếng là nói nhanh, nói thẳng như dòng điện ấy. "Tiến nó quý anh, thương anh nó mới xắn tay áo giúp, chứ làm phim truyền hình giàu sụ, có các bạc chú ấy cũng chẳng màng". Hóng chuyện, cô trợ lý của nhà văn Lê Lựu "tái bản" cho tôi nghe chuyện “sếp” Lê Lựu kể về mối duyên văn giữa ông và Tiến cách đây từ lâu lắm, có lẽ là từ năm 1992, khi Lê Lựu là thư ký tòa soạn, Trưởng ban văn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Phó ban sơ khảo cuộc thi truyện ngắn hay của Tạp chí.

Lúc đó "ông thợ điện" Phạm Ngọc Tiến mới tập tẹ viết, anh gửi truyện ngắn "chạy trốn" dự thi, nghe nói ở vòng ngoài được nhà văn Nguyễn Khắc Trường đọc khen lắm, tiến cử vào vòng trong, thế nhưng khi vào chung khảo thì không có! Khi được Nguyễn Khắc Trường thắc mắc, nhà văn Lê Lựu ở vòng chung khảo tìm đọc lại "Chạy trốn" thì nó hay thật, liền đứng ra đề nghị mọi người đọc lại. Đúng là cả Ban chung khảo nghiền ngẫm, càng đọc càng thấy hay, khen tai mắt thẩm định của nhà văn Lê Lựu đúng là bậc thầy.

Sau rồi, truyện ngắn của Phạm Ngọc Tiến được trao giải Nhì, truyên "Thư gửi mẹ Âu Cơ" của Y Ban được trao giải nhất. Những thâm cung của biên bản sau những cuộc chấm thi như thế rồi cũng lộ ra hết, bên những bàn bia hay quán nước chè cạnh số 4 Lý Nam Đế,  kể đi kể lại như những giai thoại của các nhà văn, thính tai như Phạm Ngọc Tiến làm sao mà không nghe.

Phục tài nhà văn Lê Lựu từ lâu, nay biết chuyện hẳn là Tiến xúc động lắm, thế là gần  nhau, chơi với nhau. Chả trách sau này ai mà động đến Lê Lựu là Phạm Ngọc Tiến liền ra "chưởng" bênh chằm chặp ngay. Tôi từng đọc nhiều bài viết của Tiến tả xung hữu đột trên văn đàn bảo vệ Lê Lựu trước những dư luận không đúng. Phải chăng lần này, Phạm Ngọc Tiến mang bút nghiên về với Lê Lựu cũng là sự tiếp tục hành trình làm kẻ "bảo kê" ấy…

Nhà văn Lê Lựu cùng doanh nhân Tạ Văn Quyết xem dự án tại Vân Đồn, Quảng Ninh năm 2012.

Sau rồi, truyện ngắn của Phạm Ngọc Tiến được trao giải Nhì, truyên "Thư gửi mẹ Âu Cơ" của Y Ban được trao giải nhất. Những thâm cung của biên bản sau những cuộc chấm thi như thế rồi cũng lộ ra hết, bên những bàn bia hay quán nước chè cạnh số 4 Lý Nam Đế,  kể đi kể lại như những giai thoại của các nhà văn, thính tai như Phạm Ngọc Tiến làm sao mà không nghe.

Phục tài nhà văn Lê Lựu từ lâu, nay biết chuyện hẳn là Tiến xúc động lắm, thế là gần  nhau, chơi với nhau. Chả trách sau này ai mà động đến Lê Lựu là Phạm Ngọc Tiến liền ra "chưởng" bênh chằm chặp ngay. Tôi từng đọc nhiều bài viết của Tiến tả xung hữu đột trên văn đàn bảo vệ Lê Lựu trước những dư luận không đúng. Phải chăng lần này, Phạm Ngọc Tiến mang bút nghiên về với Lê Lựu cũng là sự tiếp tục hành trình làm kẻ "bảo kê" ấy…
Còn quân sư thứ ba nữa? Theo Lê Lựu bật mí đó là một luật sư mà việc gì của Trung tâm và đời sống cá nhân của Lê Lựu đều được ông nhúng tay vào. Làm hết sức mình với vốn kiến thức luật thuộc diện "kinh bang, hai bồ chữ" (lời Lê Lựu), mà lại miễn phí, không lấy đồng bạc nào. Bây giờ cuộc sống đời thường nhiễu nhương lắm, vì thế mà tư vấn pháp lý được dịp lên ngôi, nhiều luật sư tài năng hái ra tiền!

Thế nhưng ông luật sư Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng thành viên "Công ty Luật hợp doanh VIP" thuộc đoàn luật sư Hà Nội được Lê Lựu bổ nhiệm làm Trưởng ban pháp lý Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, kiêm luật sư riêng của Lê Lựu mà không nhận tiền lương thì còn gì bằng. Đến nhiều đại biểu Quốc hội muốn thuê luật sư riêng còn tính toán, đằng này Lê Lựu không mất tiền mà có luật sư riêng như bên Mỹ thì "oách" quá.

Mà Lê Lựu văn chương thì tột đỉnh, nhưng đời thường thì ngô nghê lắm, tư vấn cho ông chắc giá không thể rẻ, vậy mà có người tận tụy với ông thì kể ra cũng phải yêu nhau đến độ nào mới xả thân như vậy. Mà nghe nói, ông luật sư này trở thành cầu nối, "hóa giải" thành công mối bất hòa giữa ông và người con gái huyện ủy viên huyện Khoái Châu, Hưng Yên tưởng như cha con sẽ mãi là cách mặt...

Cuối trưa, Lê Lựu mời tôi ở lại ăn cơm, tôi từ chối vì muốn để cho ông nghỉ. Trước khi về, tôi hỏi ông bao giờ trao giải thưởng văn học mang tên ông? Lê Lựu phấn chấn hẳn lên "sắp tới sẽ phối hợp với tạp chí Văn nghệ Quân đội chỗ chú Bình Phương, Tổng biên tập tặng tiền cho truyện ngắn nào xuất sắc nhất trong cuộc thi chuẩn bị bế mạc. Còn anh, năm nay bắt đầu  nhận tiểu thuyết, truyện ngắn, ký, hồi ký dự giải thưởng Quỹ nhà văn Lê Lựu, năm 2015 sẽ trao ngay…". Tôi hỏi trị giá bao nhiêu, Lê Lựu quyết ngay "Giải nhất 1 tỷ chú ạ". Nghe thế, cô trợ lý của ông kêu thất thanh: "Bác ơi, vốn chỉ có một tỷ, cho hết thì lấy đâu?", Lê Lựu khoát tay: "Đi xin, không phải lo…".

Nghe thế, biết ông khỏe về sức, lại bạo về tiền, tôi ra về mà thấy lòng khấp khởi. Mong anh vượt qua đận xưa nay hiếm để bước vào cuộc trường chinh bất lão!

Hồng Thái

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

Tại dự thảo Nghị định về phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) tự sản tự tiêu, Bộ Công Thương đề xuất loại hình này lắp tại nhà ở, cơ quan công sở, khu công nghiệp để tự dùng, nếu nối lưới điện quốc gia sẽ ghi nhận sản lượng với giá 0 đồng. Đề xuất này gây tranh cãi.

“Cảnh sát cơ động: Tư tưởng vững vàng/ Nắng mưa chẳng quản/ Hăng say luyện rèn”là khẩu hiệu được 1.000 CBCS hô vang hào hùng tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát cơ động (CSCĐ) và đón nhận danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2. Để chuẩn bị cho buổi lễ trọng đại này, trong 3 tháng qua, hơn 5.000 CBCS CSCĐ đã miệt mài khổ luyện trên thao trường để báo cáo với Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Bộ Công an những thành tích, chiến công đặc biệt xuất sắc.

Liên quan đến tình trạng tôm hùm ở vùng thả nuôi tôm ven biển xã Vạn Thạnh và xã Vạn Hưng nằm trong vịnh Vân Phong, huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa) chết hàng loạt như Báo CAND đã thông tin, ngày 5/5, PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, cơ quan này vừa có báo cáo gửi đến Cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Khánh Hòa về kết quả khảo sát.

Ký ức xưa ùa về, vị tướng già 92 tuổi đã ôm máy trợ tim hơn 20 năm, ánh mắt như cười khi thổi những giai điệu rộn ràng của cây kèn Harmonica cho tôi nghe, những bản tình ca tha thiết của 31 ngày đêm chiến đấu trên đồi C1...

Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà… đều tăng số ca mắc.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lộc Bình (Lạng Sơn) cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam đối với Hoàng Thái Thụy (SN 1988, trú tại khu 5A, thị trấn Na Dương), Hoàng Ngọc Công (SN 1999) và Hoàng Ngọc Anh (SN 2001), cùng trú tại khu 6, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình để điều tra về hành vi cố ý gây thương tích.

Ngày 5/5, Công an TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, đang tạm giữ hình sự đối với Đinh Vũ Đức Anh (SN 2008), trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ và Dương Trung Kiên (SN 2008), trú tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) để điều tra làm rõ về hành vi cướp tài sản. 

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文