Sao Mai Lương Nguyệt Anh: Âm nhạc là hành trình đi tìm chính mình

16:19 01/11/2019
Sau một thời gian im lặng để ấp ủ cho dự án mới, quán quân Sao Mai 2011 Lương Nguyệt Anh cho ra mắt dự án album “Tìm về chốn thiêng”. Với chị, đó là một hành trình đi tìm chính mình.


Tôi hỏi Lương Nguyệt Anh, vì sao chị chọn nhạc Phật cho một dự án dài hơi như vậy. Liệu chị có tự giới hạn mình. Lương Nguyệt Anh chia sẻ, âm nhạc Phật đến với chị như một mối lương duyên. Chị  dành  3 năm  để  thực  hiện album đó. Chị chăm chút “đứa con tinh thần” một cách kỹ lưỡng nhất có thể, từ khâu biên tập, chọn bài, bằng chính những trải nghiệm từ hạnh duyên đến với đạo Phật, đến với âm nhạc Phật giáo. 

Album tập hợp nhiều nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ gắn với mảng đề tài Phật giáo như nhạc sĩ Phạm Mạnh Chương, Trần Mạnh Hùng, đặc biệt là những nhạc sĩ gắn bó sâu sắc với lĩnh vực sáng tác ca khúc chuyên về mảng đề tài Phật giáo như Cù Lệ Duyên, Chúc Linh. Mất 2 năm ấp ủ và hơn một năm để thực hiện, “Tìm về chốn thiêng” không chỉ hội tụ những ca khúc nhạc Phật được yêu thích nhất, mà còn giúp Lương Nguyệt Anh nói được lên đủ đầy tâm tư, tình cảm của mình trước cuộc đời.

Nguyệt Anh chia sẻ: “Tìm về chốn thiêng” vừa là tấm lòng của tôi kính dâng lên Đức Phật, đến mẹ Quán Âm, vừa chứa đựng những chiêm nghiệm của tôi về cuộc đời qua lời Phật dạy. Khi hát nhạc Phật giáo, tôi cảm thấy ở mỗi một bài hát đều như có lời khuyến dụ tâm hồn mình hướng về cuộc sống bình an, hiểu được lễ nghĩa ở đời, hiểu được giá trị của đời sống… Điều đó đã giúp tôi vượt qua rất nhiều trắc trở của cuộc sống. 

Tôi ra mắt album dịp này cũng như một lời gửi gắm đến những khán giả thương yêu tôi, đặc biệt là những khán giả nữ, rằng hãy luôn biết giữ gìn sự bình an trong tâm hồn, phụ nữ đẹp ở chỗ biết sống bình an, biết tìm sự cân bằng cho mình…”.

“Tìm về chốn thiêng” kể lại hành trình đến với Phật pháp của chính Lương Nguyệt Anh. Từ những điều ngộ ra qua lời Phật dạy chiếu toả đến tâm hồn, đời sống, người con gái ấy đã hiểu hơn về cuộc sống, biết ơn cuộc sống, biết ơn những đạo lý tốt đẹp mà Phật đã dạy và vượt qua mọi khó khăn, ngáng trở của cuộc sống tìm được chân lý của “Nhành dương cứu khổ”, “Việt Nam đạo Phật một niềm tin”.

Tôi hỏi Lương Nguyệt Anh, trong xu thế nhiều ca sĩ chọn nhạc Phật để hát, liệu Nguyệt Anh có đi theo phong trào hay không? Chị cười, với chị, nhạc Phật đến từ sự giác ngộ bên trong. Và chị đã chuẩn bị cho dự án của mình từ 3 năm trước. 

Nguyệt Anh kể, ngày xưa bố mẹ chị xây chùa tại gia, ngay từ nhỏ đã được tiếp xúc với Phật pháp, được nghe tiếng kinh, tiếng chuông chùa và đây cũng là nhân duyên sâu dày của Nguyệt Anh. 

Chị nói: “Tôi muốn truyền tải tư tưởng cho giới trẻ về tình yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ, gia đình, biết sống tốt đẹp hơn. Dù còn trẻ nhưng tôi rất thích đi chùa. Hiện nay các thanh thiếu niên đi chùa rất nhiều chứ không chỉ có các bà, các mẹ. Tôi cho rằng đó là nhân duyên rất tốt, sẽ giúp người trẻ tuổi sống tích cực và tốt đẹp hơn, ít nhất là sẽ biết kính hiếu mẹ cha, biết chọn cho mình cách sống phải đạo. Khi vào chùa thanh tịnh, mỗi người sẽ nghe lòng mình dịu lại, tâm tĩnh lặng, giảm stress, lắng đọng lại nhiều suy tư…, chỉ như vậy cũng đã tốt".

Lương Nguyệt Anh và album mới của chị.

Nếu ai từng nghe Nguyệt Anh hát, sẽ nhận ra màu sắc riêng trong tiếng hát của chị. Giữa dòng nhạc dân gian nhiều màu sắc, nhiều ngôi sao nổi tiếng, chị vẫn chọn cho mình một con đường riêng. Không đi theo trào lưu, không dễ dàng thỏa hiệp với đám đông. Đằng sau cái vẻ ngoài mềm yếu của chị là một tâm hồn mạnh mẽ, biết vượt qua những trở ngại của cuộc sống để vươn lên. Và âm nhạc luôn ở đó, bên cạnh chị để cùng chị đi tiếp trong hành trình làm nghệ sĩ.

Lương Nguyệt Anh sinh năm 1990, tại quê hương Bắc Giang- cái nôi của những làn điệu quan họ mượt mà. Chính vì thế mà cái tình, cái ngọt ngào, cái sâu lắng của những điệu quan họ dường như đã thấm đẫm trong cô gái Bắc Giang này. 

Chất giọng nữ cao linh hoạt, mượt mà, đằm thắm đượm chất dân gian lại kết hợp với vốn kỹ thuật thanh nhạc cơ bản được trau dồi trong nhà trường, Nguyệt Anh sớm khẳng định phong cách âm nhạc và được công chúng biết tới. 

Những năm qua Nguyệt Anh xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc tại Hà Nội cũng như nhiều địa phương khác. Quả thực, với kinh nghiệm tham gia các cuộc thi và xuất hiện trong nhiều chương trình ca nhạc lớn nhỏ ở thủ đô Hà Nội trong những năm gần đây đã tạo cho Lương Nguyệt Anh một sự tự tin và thể hiện sự chững chạc, bản lĩnh và đầy chất nghệ sĩ khi bước lên sân khấu.

Trước đây, Nguyệt Anh từng trả lời phỏng vấn báo chí rằng nếu không vướng bận gì thì chị sẽ đi… tu. Tuy nhiên, việc ra mắt album nhạc Phật không phải để Lương Nguyệt Anh muốn gắn tên tuổi mình vào dòng nhạc Phật giáo, mà chị muốn lan toả những giá trị tốt đẹp của âm nhạc Phật giáo, lan toả những lời dạy của Phật trong các ca khúc đến với mọi người, để mỗi người đều tìm được cách sống tốt đẹp, ý nghĩa hơn. 

Nguyệt Anh nói, chị biết ơn cuộc đời đã cho chị hạnh duyên đến với cửa thiền, chị kỳ vọng âm nhạc qua album này sẽ đem đến những hạnh duyên như thế đối với người yêu nhạc, với công chúng. Điều mà Nguyêt Anh học được sau khi tìm đến Phật pháp và có tác động lớn nhất đến cuộc sống của chị đó chính là nhân quả. Vì thế, chị luôn hướng tới cuộc sống thiện lành. Và chị muốn lan tỏa âm nhạc Phật giáo cũng chính từ ý nghĩ trong sáng đó.

Dù xã hội ngoài kia có những câu chuyện buồn và ngay chính trong thế giới tu hành, cũng có nhiều phiền nhiễu, nhưng Lương Nguyệt Anh tin rằng, âm nhạc sẽ có những hiệu ứng mạnh mẽ giúp con người biết hướng thiện. Đó là những giá trị còn lại của âm nhạc. Không phải ánh hào quang sân khấu, hay những tràng vỗ tay của khán giả, mà chính là những giá trị lan tỏa ấy. 

Với Lương Nguyệt Anh, hành trình đến với âm nhạc cũng là hành trình đi tìm chính mình, hiểu mình và khám phá chính mình. Và trên con đường rộng dài ấy, chị nhận được sự sẻ chia của khán giả. Đó chính là hạnh phúc của người nghệ sĩ. 

Chị nói: “Tôi quan niệm làm nghệ thuật không phải đi kiếm tìm sự nổi tiếng mà là nơi mình được cống hiến, được thỏa sức với những đam mê của mình. Mọi người cứ nói âm nhạc dân gian kén người nghe. Nhưng thực tế đi hát thì không phải vậy. Lứa tuổi trung niên ai cũng thích đã đành. Nhưng khi tôi đi diễn ở các trường đại học, sinh viên cũng rất thích và hào hứng. 

Tôi nghĩ, điều cần thiết với một nghệ sĩ không chỉ giọng hát mà còn là tri thức, bản lĩnh và cái tâm sáng với nghề. Tôi có nhiều may mắn ngay từ khi khởi nghiệp. Nhưng đời nghệ sĩ không được rải thảm đỏ, mà phải cố gắng, rèn luyện không ngừng. Đó sẽ là một chặng đường đầy chông gai để mình có thể lưu lại tên tuổi của mình trong đời sống vốn đang có quá nhiều ca sĩ như bây giờ”.

Lương Nguyệt Anh hiện là giảng viên của Trường Nghệ thuật Quân đội. Ngoài những lúc đứng trên sân khấu, chị thích công việc giảng dạy, truyền cảm hứng cho các bạn trẻ. Đó cũng là cách để chị không ngừng hoàn thiện mình. Và chị cũng đang ấp ủ cho những dự án mới trong năm 2019, một năm chắc chắn sẽ bùng nổ của Lương Nguyệt Anh sau nhiều năm vắng bóng.

Lương Nguyệt Anh và album mới của chị
Ái Vân

Sau 11 ngày thi đấu sôi nổi, Đại hội Thể thao Cảnh sát và Lính cứu hỏa thế giới 2025 (WPFG 2025) vừa bế mạc. Đoàn CAND Việt Nam đã để lại dấu ấn với thành tích giành tổng cộng 25 huy chương các loại trong đó có 15 Huy chương Vàng.

Đoàn đại biểu Bộ Công an Việt Nam và Cơ quan An ninh và Tư lệnh Cảnh sát Liên bang Brazil thống nhất tăng cường hợp tác trong phòng, chống tội phạm có tổ chức, xuyên quốc gia, khủng bố quốc tế và tội phạm mạng, đồng thời đẩy mạnh chia sẻ thông tin, đào tạo cán bộ và phối hợp hành động vì an ninh khu vực và toàn cầu.

Bộ Tài chính mới đây đã có Văn bản số 10038/BTC-QLĐT báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị nhiều nội dung nhằm bảo đảm tính minh bạch, hiệu quả, đúng quy định lựa chọn nhà thầu tại gói thầu thi công Dự án xây dựng đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đoạn qua tỉnh Bình Phước (cũ) nay là tỉnh Đồng Nai.

Sau vụ cháy khiến 8 người chết, 3 người bị thương xảy ra tại cư xá Độc Lập (hẻm 80, đường Đô Đốc Long, phường Phú Thọ Hòa, TP Hồ Chí Minh), chính quyền địa phương đã yêu cầu các hộ dân chiếm dụng hành lang cư xá, lắp đặt các “lồng sắt” ở các cửa sổ phải tháo dỡ, đề phòng cháy nổ…

Ông Nguyễn Xuân Kỳ, Chánh án TAND Hà Nội đề xuất TP hỗ trợ kinh phí sửa chữa, cải tạo các trụ sở tòa án nhân dân (TAND) cấp huyện hiện có để sử dụng làm trụ sở TAND khu vực; xem xét bố trí tạm thời các trụ sở dôi dư, trụ sở chưa sử dụng trên địa bàn làm nơi làm việc và xét xử.

Xác thực truy xuất nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ là xu hướng tất yếu trong nền kinh tế số. Các chuyên gia tin tưởng, bằng việc kết hợp công nghệ và các giải pháp đồng bộ, Việt Nam có thể tận dụng tối đa tiềm năng của truy xuất nguồn gốc để xây dựng một nền kinh tế số minh bạch, hiệu quả, và cạnh tranh.

Ngày 8/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh đã kết luận điều tra (lần 3, sau nhiều lần điều tra bổ sung) vụ án xảy ra tại chung cư Miếu Nổi phường Gia Định (phường 3, quận Bình Thạnh cũ). Trong kết luận lần này, số tiền cựu Trưởng ban quản trị chung cư Miếu Nổi và đồng phạm tham ô tài sản được xác định là 1,2 tỷ đồng (trước đó là 2,5 tỷ đồng).

Sáng 8/7, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Văn Vương (SN 1973, trú tại thôn Kim Long Trung, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên (cũ), Hà Nội) và tuyên phạt bị cáo tử hình về tội “Giết người”. Vương là đối tượng đã ra tay thảm sát cả gia đình mình  đầu năm 2025 gây rúng động dư luận.

TP Huế có 1.132 căn nhà ở của các dự án (DA) bất động sản thuộc diện tồn kho. Thị trường bất động sản ở địa phương vẫn ảm đạm khi lượng giao dịch đất nền, nhà ở không tăng. Trong khi đó, nhu cầu nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn rất cao.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.