Từ anh sinh viên mê billiards đến nhà vô địch Việt Nam

13:30 17/12/2019
Đỗ Thế Kiên, hay còn được dân mê billiards gọi với cái tên Kiên “Pháp” hoặc Kiên “máy khâu”, đang cùng với Dương Quốc Hoàng là hai tay cơ số 1 Việt Nam trong nội dung pool.

Kiên “Pháp” vừa giành được cú đúp Huy chương Bạc nội dung pool 9 bi và 10 bi tại SEA Games 30 trên đất Philippines, một thành tích cho thấy tài năng của tay cơ này. Thế nhưng không nhiều người biết Kiên “Pháp” trở thành vận động viên (VĐV) chuyên nghiệp ở lứa tuổi rất muộn nếu so với các cơ thủ hàng đầu Việt Nam.

Thành danh nơi đất khách

Tại Việt Nam, bộ môn billards xuất hiện từ rất sớm. Thời kỳ Pháp thuộc đã xuất hiện các bàn billiard France (3 bi) trong các CLB dành cho sĩ quan Pháp để các tầng lớp thượng lưu giải trí.

Đỗ Thế Kiên – Tay cơ số 1 của Việt Nam.

Trước giai đoạn 1986-1987, ở Việt Nam, phong trào billiard tồn tại mang tính tự phát, chủ yếu nhằm phục vụ mục đích giải trí. Ở phía Bắc phổ biến chơi billiard lỗ (POOL). Ở phía Nam thì phổ biến loại hình billiard băng (CAROOM). Khi cuộc sống khấm khá dần lên, các bàn billard xuất hiện nhiều hơn và dần dần trở thành môn giải trí phổ biến cho các thanh niên.

Cuối năm 1996, ông Hoàng Vĩnh Giang, khi đó là Giám đốc Sở Thể dục - Thể thao Hà Nội đi công tác ở nước ngoài mang tài liệu về Việt Nam với ý tưởng đưa trò chơi này phát triển thành một môn thể thao và đã được tổ chức thi đấu từ lâu trên thế giới. Môn chơi này đòi hỏi không nhiều về thể hình, thể lực rất phù hợp với tố chất con người Việt Nam. Người được giao trọng trách này là ông Đoàn Đức Đính, chủ một CLB tập hợp rất nhiều cơ thủ giỏi của Hà Nội.

Ông Đính là con trai của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và cũng là một nghệ sĩ chơi guitar Hawaii lừng danh. Năm 1997, HLV Đoàn Đức Đính đã cùng đội tuyển billiards-snooker Việt Nam lần đầu góp mặt ở sân chơi SEA Games 19 tại Indonesia. Ngay lần xuất ngoại đầu tiên ấy, cơ thủ Lý Thế Vinh đã mang Huy chương Vàng đầu tiên về cho đoàn thể thao Việt Nam.

Đỗ Thế Kiên sinh năm 1981, bắt đầu tình yêu billards trong một môi trường như thế. Thanh niên thế hệ của anh coi billards là một thú vui giải trí ngoài giờ học. Nhưng sự non trẻ của bộ môn thể thao này cùng với môi trường xã hội phức tạp ở các quán billards khiến nhiều cơ thủ có năng khiếu chỉ có thể dừng ở mức chơi vì đam mê. Trong mắt các bậc phụ huynh, việc chơi billards lúc đó thậm chí còn bị đánh giá là một thú chơi “có hại” vì tốn thời gian và rất dễ “hư người” do nạn đánh độ lúc đó từng khiến nhiều người chơi nghiệp dư tán gia bại sản.

Đỗ Thế Kiên sớm thể hiện năng khiếu đặc biệt trong môn billards, nhưng vì rất nhiều lý do khách quan, Kiên không thể bắt đầu con đường lên chuyên nghiệp từ sớm. 

Đầu những năm 2000, Kiên sang Pháp du học (lý do cho cái tên Kiên “Pháp”). Anh có một chị gái ở Paris, người giới thiệu cho Kiên với một nhóm sinh viên người Việt cũng yêu thích billards. Tìm được những người cùng đam mê, Kiên như “cá gặp nước”. Ngoài giờ học và đi làm thêm, Kiên dành toàn bộ thời gian bên bàn billards.

Nhóm sinh viên tại Paris có những tay cơ nghiệp dư rất khá, nhưng Đỗ Thế Kiên nhanh chóng nổi lên như một tài năng đặc biệt có đẳng cấp vượt trội. Những màn trình diễn của Kiên “Pháp” từ thời đó đã làm cho người xem phải trầm trồ, dù theo lời kể của một người trong nhóm sinh viên thường chơi billiard với Kiên, khi mới đến Paris anh thậm chí còn chưa có một cây cơ riêng, thứ được xem là “bảo kiếm” của các cơ thủ.

Lựa chọn của định mệnh

Tài năng của Đỗ Thế Kiên nhanh chóng giúp anh nổi tiếng trong giới cơ thủ ở Paris. Những người bạn Pháp nhận ra rằng với khả năng của Kiên, việc anh tiếp tục chơi billard kiểu nghiệp dư là quá phí. Họ thúc giục anh đăng ký các giải do các CLB tổ chức. Kiên “Pháp” bắt đầu “xách cơ lên và đi”.

Vô địch một số giải đấu CLB rồi đến cả thành phố, Kiên “Pháp” vững tin hơn trong quyết định trở thành một tay cơ chuyên nghiệp, gắn cuộc đời còn lại với cây cơ cùng những trái bóng.

Năm 2004, Đỗ Thế Kiên chính thức trở thành một cơ thủ chuyên nghiệp. Ở tuổi của Kiên “Pháp” khi đó được xem là muộn để bắt đầu sự nghiệp. Trong môn Pool ở Việt Nam lúc đó, những cái tên như Nguyễn Thành Nam, Lương Chí Dũng, Nguyễn Phúc Long… đã nổi tiếng từ lâu.

Năm 2006, Lương Chí Dũng, tay cơ kém Đỗ Thế Kiên 4 tuổi, tạo ra tiếng vang lớn khi đi thẳng một mạch đến vòng tứ kết World Pool Championship (giải vô địch thế giới pool 9 bi). Trên hành trình của mình, Dũng “baby” thậm chí còn đánh bại cả Ronnie Alcano của Philippines ở vòng bảng, người sau đó lên ngôi vô địch.

Cũng trong năm 2006, bộ đôi Lương Chí Dũng và Nguyễn Thành Nam lọt vào bán kết World Cup of Pool (giải đấu đôi của các đội tuyển quốc gia) và giành tấm Huy chương Đồng. Môn Pool bắt đầu được chú ý nhiều hơn bên cạnh các thế mạnh của billiards Việt Nam trong nội dung Caroom.

Đó là thời điểm mà Đỗ Thế Kiên chưa thể bật hẳn lên trong một dàn cơ thủ sừng sỏ của Hà Nội và miền Bắc như Thành Nam, Chí Dũng, Phúc Long, Hoàng Quân, Quang Trung… Anh nhớ lại: “Thời điểm mới lên chuyên nghiệp, tôi chưa có điều kiện để sở hữu một cây cơ ưng ý nhất. Lúc nào cũng chỉ mong có đủ tiền để sắm được môt cây cơ tốt. Với một cơ thủ, cây cơ tốt còn hơn cả một người bạn, cơ thủ và cây cơ phải hòa quyện được với nhau”.

Kiên “Pháp” vẫn miệt mài khẳng định trình độ Pool Việt Nam trên trường quốc tế.

Qua được thời điểm khó khăn ban đầu, Đỗ Thế Kiên vẫn kiên trì trên con đường mình đã chọn. Sự lạnh lùng, điềm đạm và chính xác được anh thể hiện trên bàn thi đấu nhanh chóng định danh Kiên “Pháp” trong lòng người hâm mộ bộ môn pool.

Đến năm 2010, Đỗ Thế Kiên lần đầu đăng quang ở giải vô địch quốc gia. Trong năm đó, anh cũng giành tấm Huy chương Vàng tại Đại hội Thể dục thể thao toàn quốc. Kiên “Pháp” nhanh chóng vươn lên tốp những cơ thủ hàng đầu Việt Nam, luôn đạt thứ hạng rất cao trong các cuộc thi đấu.

Trong lúc các tay cơ khác cùng thời có độ chững nhất định, sự bền bỉ của Kiên “Pháp” là điều giúp anh trở nên đặc biệt. Ở thời điểm 3 năm trở lại đây, dân mê pool rỉ tai nhau rằng cơ hội vô địch của Kiên “Pháp” khi tham gia các giải CLB lên tới 70- 80% bởi sự ổn định trong các đường cơ của anh luôn ở mức rất cao. Tất nhiên Đỗ Thế Kiên cũng luôn thể hiện bản thân rất tốt ở các giải đấu chính quy. Năm 2019, anh tiếp tục là nhà vô địch quốc gia ở nội dung pool 9 bi.

Chia sẻ về sự khác nhau ở các giải CLB và giải vô địch quốc gia, Kiên “Pháp” thẳng thắn: “Đã là vận động viên chuyên nghiệp thì sự nghiệp của tôi là luyện tập và thi đấu. Sự khác nhau chỉ là môi trường. Giải vô địch quốc gia tổ chức trong những nhà thi đấu nghiêm túc hơn, nhưng đó chỉ là bề ngoài, còn tính chất căng thẳng thì đâu cũng như vậy. Việc của tôi chỉ là tập trung thi đấu và chiến thắng”.

Ở tuổi 38, Đỗ Thế Kiên hầu như không có đối thủ xứng tầm ở Việt Nam, ngoại trừ Dương Quốc Hoàng. Đích đến của Kiên “Pháp” sẽ là những giải đấu quốc tế, nơi anh sẽ có những màn trình diễn đỉnh cao để khẳng định trình độ môn Pool ở Việt Nam.

Món nợ SEA Games

Đỗ Thế Kiên vô địch quốc gia các năm: 2010, 2011, 2012, 2018, 2019 và có Huy chương Vàng Đại hội Thể dục- thể thao toàn quốc các năm 2010, 2018.

Ngay lần đầu tiên dự SEA Games, Đỗ Thế Kiên đã giành tấm Huy chương Đồng nội dung pool 9 bi ở kỳ SEA Games 26 năm 2011. Anh có cơ hội đổi màu huy chương ở kỳ SEA Games năm nay khi thi đấu rất xuất sắc ở cả nội dung 9 bi lẫn 10 bi và đều lọt vào chung kết.

Ở nội dung 10 bi, Đỗ Thế Kiên lọt vào chung kết với đối thủ Dennis Orcollo, đây là một tay cơ rất mạnh của chủ nhà Philippines, thậm chí có thể xem là tay cơ sừng sỏ nhất của “cường quốc Pool thế giới” sau thế hệ Efren Reyes – Francisco Bustamante. Kiên “Pháp” cùng Orcollo đã cống hiến một trận chung kết nghẹt thở và phần thắng chỉ được phân định ở ván đấu cuối cùng. Rất tiếc cho cơ thủ Việt Nam khi anh chịu thất bại với tỷ số sát nút 9-8.

Trong trận chung kết 9 bi diễn ra sau đó có 1 ngày, Đỗ Thế Kiên gặp Phone Myint Kyaw của Myanmar. Có vẻ như do mất quá nhiều sức ở trận chung kết trước đó, Kiên “Pháp” đã có một trận đấu không như ý khi để cho đối thủ vượt qua với tỷ số cách biệt 9-4.

Mặc dù vậy, với hai tấm Huy chương Bạc ở hai nội dung khác nhau, Kiên “Pháp” có thể tự hào vì những gì mình đã làm được. Cơ thủ này còn rất nhiều cơ hội để săn tấm Huy chương Vàng khi đặc thù của môn billards là tuổi nghề của các vận động viên rất dài. Cho đến nay, tấm Huy chương Vàng SEA Games duy nhất của Việt Nam ở nội dung đánh đơn trong bộ môn Pool vẫn đang thuộc về cơ thủ Nguyễn Phúc Long tại SEA Games 25.

Đỗ Thế Kiên cũng là cơ thủ đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự giải vô địch thế giới 9 bi tại Qatar diễn ra từ 13-17/12/2019.  

Đơn Ca

Tối 25/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Công an, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các đơn vị liên quan tổ chức lễ trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ III, năm 2024.

Ngày 25/11, theo tin từ Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng, trong vụ kiểm tra vũ trường New MDM CLUB trên địa bàn TP Hải Phòng, lực lượng chức năng xác định có cặp vợ chồng "nguyên sếp" liên quan đến ma túy.

Thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, chiều 25/11, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, Luật Quảng cáo 2012 cũng như dự thảo luật chủ yếu điều chỉnh các hình thức quảng cáo truyền thống trên báo chí, truyền hình mà chưa có quy định cụ thể về quảng cáo trực tuyến hiện đại, như quảng cáo trên mạng xã hội Facebook, Tik Tok..., khiến cơ quan quản lý gặp khó khăn trong xử lý vi phạm.

Tỉnh Quảng Trị liên tục phát hiện các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khảo sát, tư vấn, thiết kế và xây dựng dân dụng, trong quá trình tham gia đấu thầu dự án đầu tư công trên địa bàn, đã tinh vi thực hiện nhiều hành vi gian lận khác nhau nhằm trúng thầu, nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng nói, công tác xử lý hành vi gian lận nói trên của địa phương này đến nay vẫn giẫm chân tại chỗ...

Ngày 25/11, tổ công tác của Phòng CSGT Hà Nội phối hợp với Phòng Hướng dẫn tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ, đường sắt (Cục CSGT); Công an và chính quyền quận Hoàn Kiếm ra quân kiểm tra, chấn chỉnh trật tự, an toàn giao thông đường sắt (TTATGTĐS) tại khu vực “phố cafe đường tàu” đoạn từ Trần Phú đến Phùng Hưng.

Đến 17h chiều nay 25/11, tại địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế vẫn có mưa to, có nơi mưa rất to. Hai hồ thủy điện Hương Điền, Bình Điền và hồ chứa Tả Trạch vẫn đang cấp tập điều tiết xả lũ khiến nhiều vùng thấp trũng ở tỉnh Thừa Thiên Huế ngập lụt.

Ngày 25/11, tại Hà Nội, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tổ chức lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu về nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. Tại buổi lễ, Ban tổ chức đã vinh danh 100 tập thể, cá nhân đoạt giải.

Ngày 25/11, Viện KSND Tối cao ban hành cáo trạng truy tố 38 bị can trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty Thiết bị y tế Danh, Công ty Thiết bị y tế Tràng Thi và các đơn vị liên quan. Ngoài hệ thống kế toán thuế công khai để nộp ngân sách, ba công ty trên còn lập hệ thống nội bộ, theo dõi thu, chi thực tế; mua bán hóa đơn, làm giảm tiền thuế phải nộp, gây thất thoát ngân sách Nhà nước hơn 743 tỷ đồng.

Ngày 25/11, tại Công an tỉnh Bình Thuận, Cụm thi đua số 8 - Bộ Công an đã tổ chức Hội nghị Tổng kết phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc” năm 2024. Đại tá Lê Quang Nhân - Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận và Thượng tá Lương Đức Minh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đồng chủ trì Hội nghị.

Sau quá trình tranh luận của luật sư bào chữa cho các bị cáo và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, đại diện VKSND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh bảo lưu quan điểm đề nghị án tử hình như bản án sơ thẩm đối với bị cáo Trương Mỹ Lan về tội “Tham ô tài sản”.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文