Vị trí người giàu nhất Trung Quốc liên tục thay đổi

21:54 26/10/2017
Chỉ từ đầu năm đến nay, vị trí người giàu nhất Trung Quốc đã đổi tới 4 lần - từ ông Vương Kiện Lâm (Chủ tịch Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt), tới ông Jack Ma (Mã Vân, Chủ tịch Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba), rồi ông Mã Hóa Đằng (CEO hãng công nghệ Tencent Holdings) và hiện là ông Hứa Gia Ấn, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản hàng đầu Hằng Đại Trung Quốc (China Evergrande).


Theo danh sách mới công bố của Hurun Report, ông Hứa Gia Ấn đã trở thành người giàu nhất Trung Quốc sau khi sở hữu khối tài sản trị giá 43 tỷ USD. Đứng vị trí thứ hai là ông Mã Hóa Đằng, tiếp đến là ông Jack Ma, còn ông Vương Kiện Lâm tụt xuống vị trí thứ 5, khi tổng tài sản giảm gần 30%, còn 23 tỉ USD. Được biết, ông Vương Kiện Lâm giữ vị trí người giàu nhất Trung Quốc 3 năm liền.

Theo giới truyền thông, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Trung Quốc thời gian gần đây, nên cổ phiếu của Tập đoàn bất động sản Hằng Đại Trung Quốc đã tăng tới 450% kể từ đầu năm đến nay. 

Do đó, giá trị tài sản của ông Hứa Gia Ấn đã tăng gấp gần 4 lần, và hiện sở hữu hơn 70% Tập đoàn bất động sản Hằng Đại Trung Quốc. Ông Hứa Gia Ấn sinh ra tại Thái Khang, tỉnh Hà Nam, mới 1 tuổi đã trở thành trẻ mồ côi khi mẹ qua đời vì ung thư máu. 

Sau khi tốt nghiệp cấp 3 năm 1975, ông Hứa Gia Ấn phải nghỉ học để làm nông. Năm 1978, ông thi đỗ vào trường Đại học Khoa học và Công nghệ Vũ Hán. Nhưng đến năm 1992, ông Hứa Gia Ấn đã bỏ việc tại Công ty Sắt thép Vũ Dương, để tới Thâm Quyến kinh doanh. 

Tỉ phú giàu nhất Trung Quốc Hứa Gia Ấn.

Trong thời gian này, ông từng phải ngủ ở hành lang nhà bạn, và trải qua nhiều gian khó. 21 năm trước (1996-2017), ông Hứa Gia Ấn cùng một số người thành lập Tập đoàn Hằng Đại và sau khi được lên sàn chứng khoán Hongkong, công việc kinh doanh mới hanh thông. Được biết, chỉ trong 7 ngày, số tài sản  của ông Hứa Gia Ấn đã tăng tới 9 tỷ USD (cuối tháng 8). 

Khi đó, hãng Bloomberg cho biết, ông Hứa Gia Ấn sở hữu số tài sản trị giá 34,1 tỷ USD, vượt qua ông Mukesh Ambani của Ấn Độ để trở thành người giàu thứ hai châu Á. Ông Hứa Gia Ấn vừa tổ chức sinh nhật lần thứ 59 (9-10-1958) trong niềm vui lớn khi trở thành người giàu nhất Trung Quốc.

Hiện ông Hứa Gia Ấn là chủ sở hữu Câu lạc bộ bóng đá Quảng Châu Hằng Đại (mua năm 2010 với giá 100 triệu nhân dân tệ), Phó Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Trung Quốc, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Trung Quốc, Chủ tịch Phòng thương mại tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hà Nam.

Ông Hứa Gia Ấn là người thứ 12 được xếp vào vị trí này, kể từ khi Hurun Report bắt đầu công bố danh sách người giàu nhất Trung Quốc cách đây 19 năm. Theo giới truyền thông, trong năm 2017, số tài sản trung bình của 2.130 tỷ phú nằm trong danh sách "người giàu nhất Trung Quốc" tăng 12,5% lên 1,2 tỷ USD và họ hiện sở hữu khoảng 2.600 tỷ USD, tương đương với GDP của Anh, quốc gia có nền kinh tế thứ 5 thế giới. 

Theo bảng xếp hạng tính đến giữa năm 2017, vị trí người giàu nhất Trung Quốc vẫn là của ông Vương Kiện Lâm. Tiếp đến là ông Jack Ma, ông Mã Hóa Đằng. Khi đó ông Hứa Gia Ấn xếp thứ 9 với số tài sản 24,3 tỷ USD. Giới chuyên môn cho rằng, đang có một hiện thực trái chiều giữa 2 ông chủ bất động sản lớn nhất Trung Quốc. 

Trong khi Tập đoàn Hằng Đại hiện có hơn 700 dự án bất động sản ở 200 thành phố của Trung Quốc, thì Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt có kế hoạch đầu tư nhiều dự án bất động sản ở nước ngoài (4/6 thương vụ lớn đã hoàn thành). Hơn 3 tháng trước (10-7), Tập đoàn Đại Liên Vạn Đạt tuyên bố sẽ bán lại 91% trong số 14 dự án du lịch văn hóa - chủ yếu là các công viên và tổ hợp giải trí, cùng 76 khách sạn cho Sunac, công ty phát triển bất động sản có trụ sở ở thành phố Thiên Tân. 

Theo tờ Forbes, vị trí người giàu nhất Trung Quốc thường xuyên đổi chủ trong mấy năm qua, nhưng chủ yếu là cuộc cạnh tranh giữa ông Jack Ma và ông Vương Kiện Lâm

Hơn 4 tháng trước (8-6) cổ phiếu của Alibaba tăng 10%, giúp ông Jack Ma bỏ túi 2,8 tỷ USD chỉ trong một ngày. Và điều đó không những giúp ông Jack Ma lấy lại ngôi vị giàu nhất Trung Quốc, mà còn trở thành người giàu nhất châu Á, giàu thứ 14 thế giới. 

Hãng Bloomberg từng đưa tin, ông Mã Hóa Đằng đã sở hữu thêm 10 tỉ USD sau khi cổ phiếu của Tencent tăng 57% nhờ doanh số kỷ lục và lợi nhuận vượt kỳ vọng. 

Ngày 8-8, tờ The Washington Post công bố danh tính người giàu nhất Trung Quốc và theo xếp hạng của tạp chí Forbes, ông Mã Hóa Đằng (còn gọi là Pony Ma) là người giàu nhất Trung Quốc và châu Á, sau khi vượt qua con số 36,4 tỉ USD của ông Jack Ma, và sở hữu 37 tỉ USD. 

Thiện Lân

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文