NSƯT Hữu Châu:

'Đời tôi còn hơn Kép Tư Bền'

08:00 11/10/2015
Từng bán sạp báo vỉa hè kiếm tiền nuôi mẹ, nuôi em khi gia đình lâm vào cảnh lụn bại, nghệ sĩ cải lương tận hưởng tuổi già an nhiên bên đồng nghiệp thân thiết và gia đình. Từ một nghệ sĩ chính kịch, khi qua phim truyền hình, Hữu Châu ghi dấu ấn khi vào vai những ông già tưng tửng, khó tính.

- Là một nghệ sĩ sân khấu nổi tiếng ở thể loại chính kịch và bi kịch, khán giả còn  thấy anh xuất hiện trong rất nhiều vai diễn trên truyền hình. Anh nói sao về điều này?

+ Sân khấu là cái duyên, cái nghiệp đưa tôi đến với những công việc khác, nói chung nó vẫn là nghiệp diễn, chỉ khác nhau ở thể loại mà thôi. Không chỉ diễn trên sân khấu và phim trường, tôi còn mở lớp truyền nghề miễn phí cho học trò. Ở tuổi gần 50, được làm việc là tôi thấy mình còn tồn tại có ích. Rời sân khấu, tôi không biết mình phải làm gì để sống.

Hữu Châu trên sân khấu kịch.

-  Anh gặp khó khăn gì khi đảm nhận rất nhiều vai diễn ở tuổi không còn trẻ?

+ Diễn trên sân khấu, người nghệ sĩ chỉ có 3 tiếng để sống với khán giả cho nên phải dốc hết cả thần trí và tâm hồn cho vai diễn ngay tại thời điểm đó. Việc này đòi hỏi diễn viên phải có sức khỏe tốt. Còn khỏe tôi có thể diễn kín tuần, giờ sức khỏe không cho phép, tôi diễn nhiều nhất 5 suất một tuần. Có tuần tôi chỉ diễn một suất.

Tôi đi đóng phim vì thu nhập nhưng cũng vì tôi thấy vui. Chỗ nào vui tôi thích có mặt. Đi theo đoàn phim có nhiều kỷ niệm, do được quay ở nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Ngoài gia đình, thì niềm vui tuổi già của tôi chỉ gắn bó với sân khấu, phim trường và các lớp dạy diễn xuất.

- Cuộc sống thường ngày của một diễn viên sân khấu ở tuổi 50 diễn ra như thế nào?

+ Cả ngày tôi đi quay phim, tối về đi diễn sân khấu, thời gian rảnh thì dạy học trò. Hiện giờ thú giải trí duy nhất của tôi chỉ là chiều tối đi diễn về, lai rai vài lon bia. Thi thoảng đánh quần xà lỏn ngồi ăn hủ tiếu vỉa hè.

Trước kia tôi cũng "chơi bời" lắm chứ, nhưng sau những biến cố của gia đình, tôi tự ghìm mình lại, dần dần quen với nếp sống chỉ lấy công việc làm vui. Tôi biết ơn những biến cố đã dạy tôi kỹ năng thích nghi với cuộc sống, cho tôi trải nghiệm trong các vai diễn. Giờ đây, ở tuổi 50, tôi không mong gì hơn là một cuộc sống an lành.

- Nói nhiều về nghề diễn nhưng ít khi thấy anh chia sẻ chuyện tình cảm cá nhân. Bao giờ khán giả được đón nhận tin vui từ anh?

+ Có lẽ tôi ở vậy suốt đời. Tuổi tôi đã cao, giờ lập gia đình, sinh con là cả một vấn đề, trong khi tôi còn phải lo kinh tế cho gia đình và phụ với vợ Hữu Lộc (nghệ sĩ Hữu Lộc là em trai Hữu Châu, đã mất) nuôi cháu. Hiện tôi sống với mẹ cùng em gái, và thấy hài lòng với những gì mình có.

- Anh từng chia sẻ thời kỳ gia đình khốn khó, anh đã kinh doanh sạp báo vỉa hè và làm nhiều nghề khác để kiếm sống. Con đường trở lại sân khấu của anh thế nào?

+ Từ một gia đình hưng thịnh nhờ gánh hát cải lương, sau cái chết của quá nhiều người trong dòng tộc, đặc biệt là sau sự ra đi của bố tôi, cả gia đình tôi suy sụp kinh tế hoàn toàn. Từ nhà lầu 5 tầng, chúng tôi chuyển sang ở nhà lá, trong một xóm lao động nghèo, mỗi khi mưa xuống nước ngập ngang nhà. Thời kỳ đó, ban ngày tôi đi bán báo, tối tôi vẫn đi tấu hài. Thời đó, phở bốn ngàn một bát, tôi được ngàn rưởi, hai ngàn cho một tiết mục tấu hài. Tối nào chạy 5 suất diễn cũng đủ tiền ăn cho ngày hôm đó. Sau này, kinh tế ổn định dần, tôi cũng nhận được nhiều vai diễn sân khấu hơn, từ diễn hài, tôi đóng bi, rồi chính kịch, đến nay đã tròn 30 năm. Cho đến thời điểm này, tôi chưa khi nào đứt đoạn với sân khấu.

NSƯT Hữu Châu.

- Anh nghĩ sao về nhân vật Kép Tư Bền khi áp dụng với cuộc đời mình?

+ Tôi có lẽ còn bi đát hơn cả Kép Tư Bền vì hai lần trước khi lên sân khấu đều nhận tin người nhà chết bất đắc kỳ tử. Lần thứ nhất xảy ra vào năm cuối đời sinh viên. Trước khi lên sân khấu diễn kịch thử nghiệm cho các sinh viên nước bạn xem, tôi nhận được tin báo ba tôi bị đánh chết. Lần thứ hai là sau khi hỏa thiêu Hữu Lộc buổi trưa, buổi tối tôi có suất diễn ra mắt một vở kịch của sân khấu Idecaf. Lần thứ nhất tôi giấu chuyện và cố diễn cho tròn vai. Lần thứ hai, bi kịch hơn khi tôi cứ phải tưng bừng vui nhộn trên sân khấu vì đó là vở dành cho thiếu nhi. Mọi người đứng trong cánh gà sợ tôi quên, cố làm những động tác nhắc thoại, nhưng vai diễn vẫn thành công. Nói thực, lúc đó ngoài cái máu sân khấu chảy trong người, tôi phải vận dụng hết lý trí để nhập vai. Diễn xong, vào cánh gà tôi chỉ muốn đổ gục xuống vì bao nhiêu năng lượng trong người dường như bị rút sạch.

- Biến cố gia đình có ảnh hưởng thế nào tới công việc và đời sống của anh?

+ Cái chết của những thành viên trong gia đình như ông bà nội, vợ chồng cô Thanh Nga, của ba, anh và em trai tôi, bên cạnh mất mát quá lớn về tinh thần, chúng cho tôi nhiều trải nghiệm trong các vai diễn. Tôi thấy mình diễn đằm hơn, sâu hơn, quyết liệt hơn với từng nhân vật.

Trước kia tôi là người nóng tính và khó tính. Tự trọng và sĩ diện của tôi cũng rất cao vì tôi vốn xuất thân công tử con nhà giàu. Sau nhiều biến cô, tôi đã biết dìm cái tôi của mình xuống, sống bình dị hơn, chỉ lo gom góp tích cóp cho gia đình như kiến tha mồi về tổ.

Ngày gia đình còn sung túc, tôi được chiều chuộng hết mức, đi học có kẻ đưa người đón. Sau này khi gia đình lụn bại, phải làm việc nuôi cả nhà, tôi ki cóp từng đồng, sắm từng chiếc tủ, đài cassete đến cái tivi. Sắm được thứ gì cho mẹ là cảm thấy hạnh phúc lắm.

Hữu Châu trên màn ảnh nhỏ.

- Là con nhà nòi trong một gia đình bốn thế hệ theo nghiệp cải lương và thành danh, anh đã chịu ảnh hưởng từ tài năng, tiếng tăm của những thế hệ đi trước?

+  Gia đình là cái nôi nuôi dưỡng đam mê và cho tôi những kiến thức cơ bản đầu tiên về nghề ca. Sau này, người chắp cánh cho tôi là những thầy cô trong trường nghệ thuật như NSƯT Đoàn Bá, Thái Trân, Minh Ngọc...

Tôi tự hào là con cháu của gia đình nổi tiếng về hát cải lương nhưng chưa khi nào tự tạo áp lực cho mình. Khán giả họ tinh tế lắm, không khi nào họ so sánh tôi với những huyền thoại cải lương đi trước cả. Tổ nghiệp cho đến đâu, tôi nhận đến đó.

- Trăn trở lớn nhất của anh hiện nay là gì?

+ Tôi mong có được một địa điểm rộng rãi làm lớp học cho học sinh và những vai diễn khiến mình rút gan rút ruột trên sân khấu.  Tôi cũng mong mình có sức khỏe để chăm lo cho gia đình và cống hiến cho nghệ thuật.

Châu Mỹ (thực hiện)

Khi biết Trung tâm Công nghệ sinh học TP Hồ Chí Minh (Trung tâm CNSH) triển khai dự án trên 425 tỉ đồng, Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã làm quen, mua chuộc những lãnh đạo chủ chốt, bằng cách thường xuyên thăm hỏi, biếu quà. Khi đã thân thiết, Nhàn nhờ các lãnh đạo nâng giá thiết bị, nâng dự toán theo ý Nhàn. Sau đó, Nhàn lập liên danh dự thầu, bày "quân xanh" , thâu tóm các gói thầu, để AIC ngồi không hưởng lợi hàng trăm tỉ đồng.

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Cơ quan phòng vệ dân sự bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil, ngày 3/5 (giờ địa phương) cho biết trận lũ lụt kỷ lục ở bang đã khiến 39 người thiệt mạng và 68 người khác vẫn mất tích, buộc hàng nghìn người phải rời bỏ nhà cửa.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文