Chủ tịch Fidel Castro: Huyền thoại cách mạng

17:46 10/08/2006

Ngày 13/8, Chủ tịch Cuba Fidel Castro vừa tròn 80 tuổi (ông sinh năm 1926). Có một sự trùng hợp ngẫu nhiên: 26 là con số gấp đôi của 13. Tiến sĩ thần học, thầy dòng Frei Betto, người Brazil kể lại, có lần Fidel nói rằng dường như con số 26 có một cái gì đó bí ẩn trong cuộc đời ông…

Năm ông 26 tuổi (1952) thì Fulgencio Batista làm đảo chính tiếm quyền, và ngày 26/7/1953, Fidel lãnh đạo cuộc tiến công trại lính Moncada ở Santiago de Cuba nhằm lật đổ chế độ độc tài Batista. Phong trào cách mạng do Fidel khởi xướng sau đó mang tên 26/7.

Nhưng có lẽ, con số 26 có vẻ bí ẩn kia không phải là yếu tố góp phần tạo nên tầm vóc của một “huyền thoại xuyên thế kỷ”, “một con người với năng lực tư duy siêu việt mà sản phẩm luôn luôn chỉ có thể là những ý tưởng phi thường”, “một trong những nhân vật lịch sử vĩ đại nhất của nửa cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba này”.

Đó không phải là lời ca ngợi của ai đó trong chúng ta, những người vốn ngưỡng mộ và khâm phục Fidel từ lâu. Đó là ý kiến đánh giá của học giả Ignacio Ramonet, người Pháp gốc Tây Ban Nha, chuyên gia về các vấn đề chiến lược quốc tế, Giáo sư Địa-Chính trị học và lý thuyết truyền thông thuộc Đại học Denis Diderot (Paris), Tổng Biên tập Tạp chí Le Monde diplomatique, sau khi tiến hành cuộc phỏng vấn - đối thoại “một trăm giờ với Fidel Castro” kéo dài làm nhiều đợt trong khoảng thời gian từ đầu năm 2002 đến cuối năm 2005 vừa qua.

Quả thực, Fidel là một trong số ít nhà lãnh đạo quốc gia đã đi vào lịch sử và huyền thoại ngay từ khi còn sống. Ông thuộc lớp các nhà cách mạng kiệt xuất của thế giới thứ ba từng cống hiến đời mình cho lý tưởng tự do và giải phóng dân tộc như Hồ Chí Minh, Nelson Mandela, Patricio Lumumba, Anibal Cabral, Che Guevara, CamiloTorres… Ông là vị nguyên thủ nhà nước tại vị lâu nhất thế giới hiện thời (47 năm, từ 1959 đến nay). Fidel cũng là vị lãnh tụ có quan hệ với hầu hết các nhà lãnh đạo từng ghi dấu ấn trong lịch sử thế giới sau đại chiến thứ hai như: Nehru, Nasser, Tito, Khrutsov, Olof Palme, Ben Bella, Boumedienne, Arafat, Indira Gandhi, Salvador Allende, Breznev, Gorbachov, Mitterand, Giang Trạch Dân, Giáo hoàng John Paul 2, nhà vua Juan Carlos…

Ngày 2/9/1975, Chủ tịch Fidel Castrol đến dự chiêu đãi mừng Quốc khánh lần thứ 30 và chiến thắng giải phóng miền Nam tại ĐSQ ta ở La Habana. Ngồi bênh cạnh Fidel là Đại sứ Hà Văn Lâu (tác giả đứng thứ ba từ trái sang).

Ông quen biết và là bạn thân của nhiều học giả, trí thức, nghệ sĩ nổi tiếng thế giới thời hiện đại như: Jean Paul Sartre, Simon de Beauvoir, Hemingwey, Graham Green, Arthur Miller, Pablo Neruda, Joge Amado, Guayasamin, Julio Cortazar, Jose Samarago, Garcia Marquez, Oliver Stone, Noam Chomsky, Joseph Stiglitz… và nhiều người khác nữa.

Tầm cao trí tuệ

Fidel kể lại rằng, ngay từ thuở nhỏ ông đã tự tìm lấy cho mình một cách học riêng, không giống bất cứ ai, không theo những quy phạm thông thường. Ông không đến lớp nghe bài giảng, chỉ đọc sách và tự học, ông thường miệt mài đọc sách đến 2-3h sáng, có khi suốt đêm và tự học lấy tất cả các môn có trong chương trình. Ở trường đại học, ông ghi danh theo học liền một lúc 50 môn khác nhau của 3 ngành: Luật đại cương, Luật ngoại giao và Khoa học xã hội.

Cứ đến kỳ thi của từng môn thì ông tập trung học và lần lượt thi đỗ tất cả các môn đó. Các bạn cùng học, ai có điều gì cần hỏi, Fidel nói ngay: vấn đề ấy nên tìm sách này, sách kia, đọc ở chương nào, từ trang mấy đến trang mấy… Sau này, trong bất cứ hoàn cảnh nào, ông cũng không từ bỏ ham mê đọc sách.

Nhà văn Gabriel Garcia Marquez, giải thưởng Nobel văn học 1982, kể lại: Fidel đọc bất cứ tờ giấy có chữ nào rơi vào tay ông, đọc tất cả các loại sách, tất cả các tài liệu, văn kiện cần thiết cho công việc. Ông không có thói quen để các trợ lý đọc cho nghe các tin tức hàng ngày. Mỗi buổi sáng trên bàn của ông thường được để sẵn từng chồng các loại bản tin, trong đó có đánh dấu những vấn đề quan trọng cần lưu ý, và ông tự mình nghiên cứu tất cả các tài liệu đó. Ông có thể đọc bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào tranh thủ được, đi trên máy bay ông vẫn đọc, thậm chí khi đi ôtô vào ban đêm thì chỗ của ông cũng được trang bị một ngọn đèn rọi để đọc sách...

Vì vậy mà tất cả những ai đã từng có dịp nói chuyện với ông, đặc biệt là các nhà báo, nhà văn nổi tiếng đã từng phỏng vấn ông hàng mấy chục tiếng đồng hồ như Gianni Mina (người Italia), Tomas Borge (Nicaragua), Frei Betto (Brazil) và Ignacio Ramonet đều xác nhận rằng Fidel có thể thảo luận về mọi lĩnh vực từ lịch sử, chính trị, xã hội học, triết học, tôn giáo, luật pháp, kinh tế… cho đến những đề tài đòi hỏi chuyên môn sâu như y học, công nghệ sinh học hay phân tích về những biến động của thị trường chứng khoán trên thế giới!.--PageBreak--

Với vốn kiến thức uyên bác như vậy, Fidel lúc nào cũng nhìn vấn đề ở tầm chiến lược, ở phạm vi toàn cầu, trong mối tương quan giữa lợi ích quốc gia và chính trị quốc tế… Đồng thời ông cũng là người luôn nắm chắc thực tiễn, tính toán và phân tích sắc bén mọi dữ kiện để quyết đoán nhanh những vấn đề cụ thể...

Nghị lực phi thường

Fidel là người bản tính năng động từ thuở thiếu thời, khi vào bậc trung học và lúc ở trường đại học, chàng thanh niên sinh ra ở miền quê Biran thuộc tỉnh Oriente (nay là tỉnh Holguin, miền Đông Cuba) không bao giờ chịu nghỉ ngơi một cách thụ động. Vào những kỳ nghỉ hè hay những đợt dã ngoại, Fidel bao giờ cũng dẫn đầu các cuộc leo núi, thám hiểm các hang động hoặc tổ chức các cuộc thi đấu thể thao giữa các nhóm sinh viên.

Fidel ham thích bóng rổ, bóng chày, chơi cả bóng chuyền, bóng đá, bóng bàn và cờ vua. Đặc biệt, ông còn luyện tập cả môn lặn săn cá dưới đáy biển. Sau này khi bận nhiều công việc quốc gia đại sự, ông vẫn không bỏ các hoạt động thể dục thể thao, rèn luyện sức khỏe. Hồi năm 2000, trong dịp Tổng thống Venezuela Hugo Chavez thăm La Habana, ông đứng ra tổ chức một trận đấu bóng chày giữa một bên là các quan chức Chính phủ Cuba do ông chỉ huy và bên kia là các vị khách do Tổng thống Hugo Chavez làm Đội trưởng.

Từ rất nhiều năm, Fidel luôn duy trì thời gian biểu làm việc cả 7 ngày trong tuần. Buổi sáng ông thức dậy và “điểm tâm” bằng những chồng tin tức từ nhiều nguồn: bản tin của các hãng thông tấn quốc tế, báo cáo từ các đại sứ quán Cuba ở nước ngoài, thông tin từ các bộ, ban, ngành, các địa phương trong nước, các “cơ quan nghiên cứu đặc biệt”… Sau đó bắt đầu các hoạt động liên tục: ra các quyết định, hội họp, gặp gỡ, làm việc với các cơ quan, đoàn thể, đi thăm các cơ sở, tiếp khách quốc tế cho đến tận đêm khuya, có khi tới 3-4h sáng.

Nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta thăm Cuba từng được Fidel bất ngờ đến thăm và trò chuyện thân tình tại nhà khách vào lúc đêm khuya sau khi đã có những cuộc hội đàm và làm việc chính thức giữa hai bên. Có lần một đoàn cấp cao của ta do một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị dẫn đầu thăm Cuba. Trong chương trình có ghi một buổi hội kiến lãnh đạo cấp cao mà theo thông lệ ai cũng hiểu là Fidel sẽ tiếp đoàn. Nhưng đoàn ta đến hôm trước thì hôm sau có một trận bão lớn tràn vào Cuba, chương trình thăm địa phương phải rút ngắn và đoàn trở về thủ đô, vài ngày tiếp theo không có động tĩnh gì…

Cho đến khi đoàn chuẩn bị lên đường về nước thì cũng là lúc Đài truyền hình Cuba đưa tin: Trong những ngày vừa qua, Tổng tư lệnh Fidel Castro trực tiếp đi chỉ đạo chống bão tại các tỉnh miền Trung. Phóng sự truyền hình đưa hình ảnh Fidel đến tận Đài khí tượng nghe các chuyên gia báo cáo tình hình diễn biến của cơn bão, và sau đó bão đi đến đâu là ông có mặt ở đó, đích thân cùng lãnh đạo địa phương kiểm tra, đôn đốc việc phòng chống và khắc phục hậu quả.

Sức làm việc có một không hai của Fidel khiến các trợ lý nhiều khi mệt nhoài, theo không kịp, mặc dù họ đều là những người trẻ khỏe, có những người đang độ tuổi thanh niên “sức dài vai rộng”. Những năm gần đây, sau các sự cố ông bị ngất nhẹ trong một buổi mít tinh quần chúng dưới trời nắng nóng (6001) và bị ngã vỡ xương đầu gối ở Santa Clara (10/2004), lịch làm việc của Fidel có giảm đi chút ít (chẳng hạn bớt đi những việc có tính chất lễ tân như ra sân bay đón khách, hoặc một số hoạt động thể thao…), nhưng về cơ bản không khác mấy so với trước đây. Những người làm việc gần gũi ông cho biết: Fidel thường chỉ ngủ khoảng 4 tiếng một đêm, và khi cần ông ngủ thêm 1 hoặc 2 tiếng vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Fidel là vậy, con người ấy sinh ra là để làm việc không ngơi nghỉ, làm việc suốt đời “chừng nào trí tuệ còn minh mẫn”, vì như ông tự nhận là “định mệnh đã đặt tôi vào hoàn cảnh sinh ra không phải để nghỉ ngơi lúc cuối đời”

Phạm Đình Lợi

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Đồng chí Đại tá Đậu Bá Thư, sinh ngày 26/3/1935, nguyên Trưởng phòng 2, Cục A14, Tổng cục An ninh (nay là Cục An ninh đối ngoại - Bộ Công an); huy hiệu 60 năm tuổi đảng; được tặng thưởng Huy chương chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba...

17 xe chữa cháy và hơn 100 cán bộ chiến sĩ tham gia dập tắt đám cháy tại Công ty TNHH Xuất nhập khẩu King Fish (phường Phước Long B, TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Trong lúc dập lửa, 2 cán bộ chiến sĩ chữa cháy bị ngạt khói, được đưa vào viện cấp cứu, hiện tình trạng đã ổn định…

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Do lâm bệnh nặng, mặc dù đã được các bác sỹ tận tình cứu chữa, gia đình quan tâm chăm sóc nhưng đồng chí Đặng Thị Cẩm Thúy đã từ trần hồi 15h 20 ngày 01/5/2024 (nhằm ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn) tại Bệnh viện 198 - Bộ Công an.

Vào khoảng 2h30 ngày 2/5, một vụ hỏa hoạn đã thiêu rụi hoàn toàn một kho chứa phế liệu rộng khoảng 500 m2 tại ấp An Hoà, xã An Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Cục Thương mại điện tử và kinh tế số (TMĐT&KTS, Bộ Công Thương) đề nghị người dùng phát hiện website bán sản phẩm Detox Táo hỗ trợ giảm cân thì thông báo cho Cục TMĐT&KTS để Cục có biện pháp xử lý.

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文