Kỷ niệm 5 năm ngày mất của Nhà văn Kyrgyzstan, Chingiz Aitmatov (12/12/1928-10/6/2008):

Đau đáu yêu thương

10:54 08/07/2013
Mỗi một nhà văn đều trưởng thành trong cái nôi văn hóa của dân tộc mình. Nhưng những nhà văn kiệt xuất luôn tới được với toàn nhân loại khi đi đến tận cùng những cảm xúc dân tộc. Nhà văn Kyrgyzstan, Chingiz Aitmatov chính là  một người như vậy. Ông sinh ra và lớn lên ở nước cộng hòa Trung Á xa xôi nhưng lại viết bằng tiếng Nga và đã trở thành một trong những gương mặt tiêu biểu nhất của nền văn học Xôviết. Các tác phẩm của ông luôn đau đáu nỗi đau cho thân phận con người trong một thế giới luôn diễn ra quá nhiều bất trắc và tàn bạo.

Từ bản làng ra đi

Chingiz Aitmatov sinh năm 1928 tại  bản làng Sheker xa xôi của Kirgizia (Kyrgyzstan), lúc đó còn là một nước cộng hòa thành viên của Liên bang Xôviết. Cha ông vốn là một nhân tố hoạt động tích cực trong phong trào nông dân địa phương rồi trưởng thành lên tới vị trí một lãnh đạo cao cấp của nước cộng hòa.

Tuy nhiên, năm 1937, trong những rối lẫn chính trường ở Liên Xô thời đó, thân phụ nhà văn tương lai đã bị bắt giữ rồi bị xử bắn năm 1938. Thân mẫu, một phụ nữ người Tatar, từng tham gia công tác tuyên truyền chính trị trong quân đội Xôviết và sau này, phát triển thành một nhà hoạt động xã hội có tiếng. Nhà văn tương lai cùng các chị em gái của mình đã trở về nơi chôn nhau cắt rốn Sheker theo lệnh của người cha trước khi ông bị bắt. Tuổi thơ của Aitmatov đã trôi qua ở đó...

Ngay từ nhỏ, nhà văn tương lai đã trải qua một bài học khắc nghiệt về danh dự: dù biết cha mình bị oan uổng nhưng cậu bé Chingiz không bao giờ giấu giếm xuất thân của mình và luôn trung thực chấp nhận những trớ trêu vì câu chuyện của thân phụ, dù có thể bị đối xử không công bằng... Sau này, tính cương trực đó đã được thể hiện rất rõ nét trong các tác phẩm của Aitmatov...

Sau khi học hết lớp tám, Aitmatov đã lên Dzhambun và vào học trường trung cấp thú y. Tiếp theo, nhà văn tương lai thi vào Trường Đại học Nông nghiệp. Năm 1953, tốt nghiệp Đại học Nông nghiệp, Aitmatov làm việc một số năm trong Viện nghiên cứu khoa học về gia súc, đồng thời bắt tay vào viết những truyện ngắn đầu tiên bằng tiếng mẹ đẻ.

Năm 1956, Aitmatov thi đậu vào khóa dạy viết văn cao cấp ở Moskva. Truyện vừa Mặt đối mặt của Aitmatov viết bằng tiếng mẹ đẻ được in trên tạp chí Ala Too năm 1957 và được đánh giá là một phát hiện mới trong xử lý tâm lý con người của nền văn học Kirgizia. Mặt đối mặt kể về giai đoạn lịch sử hào hùng nhưng bi thảm của quốc gia Xôviết, những năm chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Câu chuyện xảy ra ở một bản làng Kirgizia xa xôi với nhiều tình tiết đẫm nước mắt. Nhân vật  nữ chính của tác phẩm Seide đã phải ngậm đắng nuốt cay bởi nỗi oan là kẻ đào ngũ...

Năm 1958, Aitmatov đã in được truyện ngắn đầu tiên trên tạp chí Tháng Mười. Tuy nhiên, chỉ tới truyện vừa Dzhamilia, Aitmatov mới thực sự chinh phục được độc giả và các nhà văn. Ngay lập tức tác phẩm này được Louis Aragon dịch ra tiếng Pháp năm 1959.

Trong lời nói đầu của bản dịch ra tiếng Pháp, chính Aragon đã đánh giá: “Trước khi nói tất cả những gì mà tôi nghĩ về Dzhamilia, tôi cần phải nhấn mạnh rằng, tôi coi đó là tác phẩm tuyệt vời nhất trên thế giới về tình yêu.

Tại đây, tại thành Paris kiêu hãnh, thành Paris của Villon, Hugo và Baudelaire, thành Paris của các ông vua và các cuộc cách mạng, thành Paris, đô thị vĩnh cửu của nghệ thuật, nơi từng viên đá gắn bó với huyền thoại hay lịch sử, trong thành phố của những tình nhân... Trong thành Paris từng nhìn thấy mọi sự, đọc mọi thứ, trải qua mọi điều, tôi đã đọc Dzhamilia chứ không phải Werther, không phải Antonio và Cleopatra và cũng không phải Giáo dục tình cảm...

Và tất cả những hình ảnh Romeo và Julietta, Paolo và Francesca, Hermani và Dona Sol đều trở nên mờ nhạt... bởi vì tôi đã gặp được Danyar và Dzhamilia, hai người đã đưa tôi về với năm thứ ba chiến tranh, vào đêm tháng 8/1943 ở đồng bằng Kurkurey...”.

Ngay từ lúc đó, Aragon cũng dự đoán tương lai văn học của Aitmatov:  “Ai cũng chỉ có một đời. Chingiz Aitmatov mới chỉ bắt đầu cuộc đời đó. Nhưng có lẽ là anh đã tụ lại được trong trái tim mình, đã nhận thức được bằng trí tuệ của mình tất cả những trải nghiệm vô cùng tận của nhân loại. Và chính vì thế nên chàng trai trẻ này đã nói về tình yêu hơn bất kỳ ai khác... Ôi, Musset ơi, anh bạn có thể tiếc nuối vì không được biết về cái đêm tháng tám đó ở miền Kirgizia xa xôi! Và có thể ghen tị với người ở tuổi ba mươi - người đã không đánh mất cả sức mạnh lẫn cuộc sống...”.

Cho tới nay, đây là tác phẩm được phổ cập nhất của nhà văn. Được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ trên thế giới. Chỉ riêng bằng tiếng Đức, Dzhamilia được tái bản tới 37 lần... Truyện vừa này về sau cũng đã được đưa vào sách Những truyện núi đồi và thảo nguyên mang lại danh tiếng quốc tế cho Aitmatov... Những truyện núi đồi và thảo nguyên đã được trao giải thưởng Văn học Lênin...

Trở về quê sau khi tốt nghiệp khóa dạy viết văn cao cấp ở Moskva,  Aitmatov đã làm phóng viên một thời gian rồi chuyên tâm về sáng tác văn học và lãnh đạo các tạp chí văn học danh tiếng ở cả Kirgizia lẫn Moskva. Những tác phẩm văn học xuất sắc đã đưa ông lên một trong những vị trí hàng đầu của nền văn học Xôviết. Ông từng được nhận Giải thưởng Lênin năm 1963 và ba lần nhận Giải thưởng Quốc gia Liên Xô vào các năm 1968, 1980 và 1983.

Sau khi Liên Xô tan vỡ, Aitmatov từng làm đại sứ của nước Cộng hòa Kyrgyzstan tại ba nước thuộc Liên minh kinh tế Benelux (Bỉ, Hà Lan và Luxembourg). Hơn ai hết, Aitmatov đã chứng minh được chân lý: Không có nền văn hóa lớn và nền văn hóa nhỏ, mọi dân tộc dù đông người hay ít người đều có cơ hội cất lên tiếng nói nghệ thuật xứng đáng của chính mình. Những tác phẩm cuối đời của Aitmatov càng củng cố hơn vị trí một nhà văn hàng đầu của ông trong thế giới hiện đại.

Sách của Aitmatov được xuất bản ở khắp nơi trên thế giới, nhiều nhất là ở CHLB Đức, trong 7-8 năm gần đây tại đó đã phát hành tới cả triệu bản sách của ông. Đối với một nhà văn ở châu Âu, đó là số lượng khổng lồ. Tại Việt Nam ta, độc giả từ lâu đã biết và yêu hàng loạt những tác phẩm của ông như Người thầy đầu tiên, Dzhamilia, Con tàu trắng, Cây phong quàng khăn đỏ, Một ngày dài hơn thế kỷ...

Cuộc đời thú vị

Là một nhà văn lớn, Aitmatov đã trải qua những tháng ngày có rất nhiều giai thoại. Và những giai thoại đó vẫn được truyền tụng cho tới ngày hôm nay.

Người ta kể rằng, món tiền đầu tiên mà Aitmatov được lĩnh nhờ năng khiếu văn học của mình không phải là lúc đã lớn, khi ông được trao Giải thưởng Lênin cho tác phẩm Chuyện núi đồi và thảo nguyên mà là từ lúc... 5 tuổi. Khi đó, trong nông trang bị chết một con ngựa. 

Và vị bác sĩ thú y người Nga xuống đấy để xác định nguyên nhân con ngựa bị chết đã không biết làm sao giải thích cho các nông trang viên hiểu được nguyên do đã làm ngựa chết vì ông không biết tiếng địa  phương, còn người địa phương lại không thạo tiếng Nga. May mà có cậu bé Chingiz, lúc đó mới 5 tuổi: Cậu đã dịch tuyệt vời đến mức bà nội nghe thích quá, đã thưởng cho cậu một súc thịt lớn để cậu mang ra ăn cùng bạn bè...

Một trong những tác phẩm mới nhất của Aitmatov là Tuổi thơ tôi ở Kyrgyzstan được xuất bản bằng tiếng Đức trước khi ra mắt bằng tiếng mẹ đẻ của nhà văn. Số là, người bạn lâu năm của ông, dịch giả người Đức Fridrich Hitse đã nghe ông kể chuyện về tuổi thơ của ông và viết lại bằng tiếng Đức. Chính vì thế nên đã có thời gian, những người hâm mộ tài năng của Aitmatov, vốn chỉ viết văn bằng tiếng Kyrgyzstan và tiếng Nga, đã không thể đọc được cuốn sách mới này của ông nếu không biết tiếng Đức...

Có lần, Aitmatov nhận được thư gửi từ  thành phố Boston của nước Mỹ. Độc giả  người Mỹ này, vốn rất yêu thành phố của mình, cảm ơn nhà văn đã nhắc tới Boston trong cuốn sách Plakha (Aitmatov đã đặt tên Boston cho con chó trong sách). Viết thư trả lời độc giả người Mỹ, Aitmatov đã buộc phải giải thích rằng, thực ra, theo tiếng Kyrgyzstan, “boston” có nghĩa là cái áo lông màu xám.

Con gái của nhà văn (ông có bốn người con từ hai cuộc hôn nhân) cũng nối nghiệp cha và viết văn, không phải bằng tiếng Nga hay tiếng Kyrgyzstan mà bằng tiếng Anh vì cô đang sống ở New York. Hai người con trai lớn của Aitmatov hiện là viên chức ở Kyrgyzstan, còn người con trai nhỏ đang học hội họa.

Aitmatov suốt một thời gian dài giữ chức Chủ tịch Hội điện ảnh Kyrgyzstan. Ông giải thích rằng, điều này rất có lý vì phần lớn những bộ phim hay đều dựa vào kịch bản là những tác phẩm văn học xuất sắc. Năm 2002, Aitmatov còn làm Chủ tịch Ban giám khảo Liên hoan phim quốc tế Moskva...

Năm 2004, nhân dịp Aitmatov bước vào tuổi 75, Trường Đại học Moskva mang tên Lomonosov (MGU) đã phong tặng ông bằng tiến sĩ danh dự. Các nhà khoa học cho rằng, một nhà văn có những tác phẩm như Cây phong quàng khăn đỏ, Dzhamilia, Một ngày dài hơn thế kỷ... thì không cần phải bảo vệ bất cứ một luận án nào cũng xứng đáng ngồi vào ghế tiến sĩ

Hoàng Oanh

Chiều tối 20/9, khoảng 100 cảnh sát thuộc các lực lượng Công an tỉnh Bình Thuận do Đại tá Huỳnh Ngọc Liêm, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Thuận trực tiếp chỉ huy đã tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc của Trần Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Long Thái Việt (ở huyện Hàm Tân).

Thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đêm qua (20/9), khu vực từ Nghệ An đến Hà Tĩnh đã có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 19h ngày 20/9 đến 3h ngày 21/9 nhiều nơi trên 70mm như: Khe Lá (Nghệ An) 151.6mm, Hồ Kim Sơn (Hà Tĩnh) 70.8 mm…

Thay vì trả tiền lương cho công nhân thì đối tượng quản lý xây dựng công trình lại trả bằng ma túy. Vụ việc vừa bị Công an huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang phát hiện đấu tranh, triệt phá.

Chiều 20/9, Tòa án nhân dân TP Hồ Chí Minh tiếp tục phiên xét hỏi các bị cáo liên quan đến vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền” và “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan.

Cuối phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự ngày 20/9, Tòa án nhân dân tỉnh Kiên Giang đã tuyên phạt bị cáo Vũ Khắc Duy (SN 1984) 13 năm tù về tội giết người. Nạn nhân trong vụ án này là Nguyễn Thị Nguyệt, chung sống như vợ chồng với bị cáo.

Tàu hàng Nam Anh 69 cuốn theo lồng bè nuôi hàu trên sông trôi ra biển, hiện tàu đang mắc cạn giữa phao số 1 và số 2 cách bờ khoảng 2 hải lý. Cùng thời điểm, tàu cá đang neo đậu tại bờ Bắc sông Gianh bị sóng đánh làm lật tàu.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文