NSDN Minh Lý: Ngang trái phận đào

08:03 20/05/2010
Bà đi qua sân khấu Việt như một ngôi sao sáng buổi nước nhà còn trong nô lệ. Những đóng góp cho nghệ thuật Chèo của bà trước và sau Cách mạng được ghi nhận và Nhà nước đã truy tặng bà danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Nhưng đằng sau danh tiếng trên sân khấu chèo Bắc là một thân phận đời nghệ sĩ với những ngang trái không bút nào tả xiết. Cho đến hôm nay sau 30 năm bà đi xa, nỗi thương cảm vẫn còn làm cảm động những tấm lòng ngưỡng mộ…

Phận đào một thuở

Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, sân khấu Hà Nội sôi động bởi sự xuất hiện của chèo cải lương với những tên tuổi sáng giá: Trùm Thịnh, Năm Ngũ, những ông trùm Lý Nghị, Soạn giả Tú Khiêm, nhạc công Vũ Tuấn Đức; bên cạnh còn những cô đào trẻ danh giá tài sắc như Minh Lý con gái Trùm Thịnh, hay đào Tam, đào Tửu… Một trong những khán giả phải lòng chèo hồi ấy là chàng thư sinh Trường Luật Phạm Học Hải.

Học Hải gốc người làng Chèm vào trọ học nội thành. Anh đang theo học Luật khoa Đại học Đông Dương. Những đêm xem chèo ấy anh đã được chủ gánh hát chính là Trùm Thịnh làm quen rồi thành khán giả "ruột" các rạp hát và các gánh chèo thuở ấy. Họ đi lại, quý mến nhau như anh em. Phạm Học Hải mến cô con gái anh Trùm Thịnh vì đẹp người và cả vì tài diễn. Có lần lúc trà dư tửu hậu, anh Trùm Thịnh đùa vui: "Cậu  mến đào Lý lắm phải không. Nếu cậu mến, tôi gả cho". Chàng thư sinh Phạm Học Hải lúc ấy đỏ mặt vì sung sướng, nhưng dù si mê cô đào trẻ, chàng đã yên bề gia thất.

Theo người con rể của cụ Hải kể lại, vốn là chỗ quen biết khi ở trọ học nội thành, Phạm Học Hải đã được chủ nhà gả con gái cho. Họ nên vợ nên chồng  do sắp đặt của hai nhà. Dù vậy do thâm tình, Phạm Học Hải vẫn lui tới chơi thân với gia đình Trùm Thịnh. Chàng trai trẻ chỉ dám thưa: Cảm ơn anh đã thương đến, nhưng tôi đã vợ con yên bề gia thất. Không dám nhận lời…

Tốt nghiệp luật khoa, Phạm Học Hải được bổ làm tri huyện Hoàn Long tại Hà Nội. Gánh hát cha con Trùm Thịnh lúc ấy diễn những vở chèo cải biên có nội dung tiến bộ được dân chúng hoan nghênh nhưng nhà cầm quyền Pháp khó chịu. Gánh hát của Trùm Thịnh nhiều lần bị làm khó dễ vì diễn vở có tư tưởng tiến bộ, phản kháng nhằm vào chế độ thực dân phong kiến thối nát. Khi được bổ làm quan tri phủ Hoàn Long ở Hà Nội, nhiều lần viên tri phủ trẻ đã bảo vệ cho gánh hát khi bị liên lụy vì biểu diễn những vở chèo yêu nước tại Hà Đông và các tỉnh, nhờ đó gánh hát không bị rắc rối, hay bị cấm diễn. Là một cô đào chèo trẻ đẹp hát hay, bao nhiêu người mê mệt mơ ước được cưới cô nhưng cuộc đời đâu có thuận. Thời ấy kiếp cầm ca đương còn mặc cảm là "xướng ca vô loài", bị xem là "con hát". Bao nhiêu danh giá chỉ gửi vào hào quang sân khấu đêm đêm, đào Lý đâu dám mơ tưởng xa xôi, đến tấm chồng nguyên vẹn còn là khó…

Luật sư Phạm Học Hải sau đó được bổ về làm tri huyện Thái Ninh dưới Thái Bình. Vốn mê chèo, ông phủ trẻ rất vui vì vùng đất này là một cái nôi của chèo xứ Bắc. Hàng tuần ông phủ trẻ vẫn bảo trợ tá đi tìm những chiếng chèo có phường hát hay vào phủ đường diễn chèo cho dân chúng xem. Nhờ vậy mà ông phủ có điều kiện hiểu thêm nét đẹp của chèo truyền thống hát sân đình…

Nhưng tưởng xa mặt cách lòng, ông tri phủ ấy sẽ quên hẳn cô đào xinh đẹp Minh Lý. Và ông đau lòng nhận tin đào Lý được gả làm lẽ một ông Nghè, vốn là quan từ triều đình Huế. Nghè Thảo là người hào hoa và đa đoan nên lần ấy ra Hà Nội công cán, sau đêm xem hát chèo thì đem lòng si mê đào Lý. Là chỗ quen biết cũ, lại hy vọng lấy nơi nhờ cậy lâu dài, Trùm Thịnh đã thuận để đào Lý làm lẽ Nghè Thảo với điều kiện là để Minh Lý ở lại Hà Nội theo nghề hát…

19 tuổi xuân, đương lúc đỉnh cao của tài sắc, đào Lý gặp tình đầu ngang trái, chấp nhận làm thiếp trong cuộc hôn nhân không giá thú… Nhưng sự đời oái oăm, lúc thuận làm lẽ quan triều đình Huế, trong khi ông này đương là phò mã… Sau khi ông Nghè trở về kinh đô, bà vợ ông này vốn là công chúa vua Thành Thái nghe tin bắn tiếng sẽ ra "xử" đào Lý. Chuyện được người theo hầu vị quan trên nghe được, ông đã mật báo ra Hà Nội cho đào Lý. Người hầu ấy hình như đã không trở lại kinh thành Huế nữa…

Cha con đào Lý nghe chuyện thì hoang mang, đưa gia đình tạm lánh về Thái Bình. Sợ hãi về cuộc đánh ghen có thể nguy hiểm với mình, đào Lý đành ôm con gửi cho mẹ kế rồi bỏ lên chùa nương thân cửa Phật. Sư cụ trông thấy đào Lý bộ dạng thiểu não bước đến cửa chùa liền hỏi sự tình. Minh Lý thưa hết chuyện đời mình với sư cụ những mong cửa Phật từ bi mở rộng cửa đón người lâm nạn… Sư cụ nghe xong câu chuyện đẫm nước mắt của đào Lý thì khuyên: "Nhà Phật thấy người gặp nạn như con ai mà không giúp cho được. Vậy từ nay con đã là người cửa Phật. Đây áo đây con mặc vào rồi mấy hôm nữa nếu con muốn thì con cứ xuống tóc…".

Đón bộ nâu sồng từ tay sư cụ, đào Lý biết từ đây là thôi từ bỏ hết mộng đời, xa cõi trần tục lụy và đớn đau. Mấy ngày sau cô xuống tóc làm tiểu trong chùa. Tiểu Lý lúc này trông lại càng trẻ trung xinh xắn, dù mặt tiểu lúc nào cũng buồn rười rượi. Nhưng hình như phận má hồng lắm truân chuyên. Lý trưởng nghe tin chùa làng có tiểu mới trẻ trung xinh đẹp thì tìm đến, rồi đem lòng si mê. Đau lòng trước hoàn cảnh éo le của mình, nỗi thương đứa con bé bỏng khóc đòi mẹ cùng nỗi thương đời ngang trái tột cùng, tiểu Lý một mực cự tuyệt. Nham hiểm hơn viên lý trưởng lên huyện tâu quan phủ rằng "chùa làng hiện có một gái giang hồ về tá túc, làm hoen ố cửa thiền" hòng đẩy tiểu Lý ra đường.

Là người có phận sự về những vụ việc trong địa hạt của mình, Ngài đích thân sai người đưa xuống tận nơi thị sát. Tại chùa làng, viên tri huyện đã nghe vị sư thầy trình bày ngọn ngành: "Bẩm quan phủ! Tiểu đây con nhà dòng dõi chẳng may gặp chuyện tình duyên éo le trắc trở trái ngang nên phải xin náu cửa Phật, xin xuống tóc quy y quét lá sân chùa. Nhà chùa rộng cửa từ bi. Ông lý trưởng thấy tiểu mới trẻ đẹp đem lòng si mê cho quấy đảo hòng đầy tiểu ra đường mà bắt về làm lẽ… Xin quan phủ ra tay cứu độ…". Nghe đến đây, viên tri huyện sai người tước ấn triện đuổi tên lý trưởng về nhà. Không ngờ tiểu Lý vừa bước ra thì quan huyện và tiểu bỗng nhận ra người quen. Tiểu Lý ôm mặt khóc khi gặp lại cố nhân. Cô kể lại chuyện đời và xin được tiếp tục ở chùa đặng quên đời.--PageBreak--

Ngang trái tình duyên

Cuộc gặp gỡ tình cờ ấy đâu ngờ lại là cuộc gặp gỡ định mệnh khi tri huyện Phạm Học Hải cho người đón tiểu Lý về phủ. Minh Lý lúc này kể rõ hết sự tình cho "anh Học Hải" bạn của gia đình xưa nghe. Viên tri phủ hiểu chuyện động lòng trắc ẩn. Không gì tiểu Lý là người trong mộng ngày xưa, lại chỗ quen biết đi lại bây giờ chẳng lẽ để cô trong cảnh huống này mà đành chịu. Nhà chùa còn ra tay che chở, huồng hồ mình còn phương diện quốc gia? Lẽ nào bỏ mặc tiểu Lý trong lúc nguy biến. Nhưng chỉ có cách rước nàng về làm vợ may ra tránh hết mọi phiền phức sau này…

Hoàn cảnh tiểu Lý lúc này đã đặt ông phủ Phạm Học Hải trước sự lựa chọn của nhân tâm, không chỉ là tình xưa nghĩa cũ. Cuộc gặp gỡ Kim - Kiều trong hoàn cảnh ấy thật đau lòng. Mười năm lưu lạc hai người tái ngộ trong tình huống quá éo le buộc Phạm Học Hải nghĩ đến chuyện cứu nàng với phận sự nhà chức trách hơn là nối lại tình riêng. Và tiểu Lý trong bước đường cùng đã thuận lẽ trời, và cũng là trả chút tình hay ân nghĩa muộn màng đối với người từng là cố nhân. Phận đào ngang trái đến mức này Minh Lý đâu dám nghĩ đến làm vợ quan lần nữa, nhưng sự đưa đẩy số phận đã cho họ tái ngộ như là duyên trời. Người xưa lỡ mộng ấy bây giờ là của mình đây nhưng lại không phải là của mình. Ông phủ đã gia thất đề huề, lại đương là "phương diện quốc gia". Mình giờ như gái có chồng trái ngang một nỗi chồng chung ai ngờ…

Tiểu Lý lúc này đã là gái một con, dù trong bộ nâu sồng nhà chùa, chít khăn nâu mà vẫn không thể nào giấu nổi nhan sắc trẻ trung… Bây giờ mới có dịp ngắm kỹ cô đào Lý ngoài đời khi cô ngồi cạnh mắt buồn thăm thẳm, ông phủ trẻ thực lòng cảm động. Ông giữ tiểu Lý lại phủ và cho người đi mời thân phụ nàng về thưa chuyện, những mong tìm cách lo liệu. Gặp lại kép Thịnh, ông phủ Thái Ninh nhắc lại chuyện xưa lúc hàn vi đi lại với cha con anh kép, lại được anh kép có nhã ý gả cô con gái yêu là đào Lý cho. Viên tri phủ bảo: "Lúc ấy do đang yên bề gia thất lại đương học hành khoa cử nên đành vậy. Nay vì hoàn cảnh đào Lý quá éo le mà nói thật chuyện cầu hôn với đào Lý để bảo lãnh cho gia đình và nhà chùa khỏi liên lụy rắc rối…".

Ông kép Thịnh bây giờ lại là người khó xử. Đào Lý không gì thì cũng đã là gái có chồng, không hôn thú nhưng coi như qua một lần đò, lại có con riêng… Nhưng xét hoàn cảnh thực của đào Lý, lại coi trọng nghĩa tình người quân tử như ông phủ nên ông kép thuận lời. Được phụ thân ưng thuận, ông phủ cho người đưa tiểu Lý trở lại nhà chùa làm lễ xin hoàn tục… Khi tiểu Lý về lại phủ, mọi người vẫn thấy mặc nguyên bộ nâu sồng cũ, ông phủ lấy làm lạ liền hỏi thì được tiểu Lý đưa cho mảnh giấy nhỏ. Kép Thịnh đọc xong đưa cho ông phủ Thái Ninh đọc. Cầm mảnh giấy đọc mà lòng cảm động: "Chúc con gặp may mắn sau khi hoàn tục. Y phục nhà chùa con hãy giữ lấy phòng khi trắc trở muốn nhập bản tự nào. Cửa Phật từ bi sẽ rộng cửa đón con về…". Lúc này ai cũng cảm động vì sự cao cả độ lượng bao dung của cửa Phật trước mọi kiếp người…

Với đào Lý, bây giờ dù đã về lại đời thường nhưng vì đang để tang ông Nghè Thảo mới mất (hình như trong đợt công cán lên Lào) nên vẫn ở với cha, lại tiếp tục diễn chèo ở thị xã Thái Bình và vùng lân cận. Sau những chuyến lưu diễn theo gánh hát, lâu lâu cô đào trẻ lại về thăm ông phủ Thái Ninh…

Cuộc hôn nhân lần thứ hai của hai người từng là cố nhân ấy ngỡ rồi sẽ tốt đẹp bền lâu, nhưng sự đời nào ai biết trước những sóng gió đến từ phương nào. Do hoàn cảnh gia đình bà vợ cả ông phủ không chấp nhận, "Ghen tuông thì cũng người ta thường tình", nên đào Lý đã phải sống đời vợ chồng Ngưu Lang - Chức Nữ… Ông luật sư sau đó đi theo cách mạng, lên công tác Việt Bắc, giữ chức Chánh án Toà án khu 2. Ngày hòa bình về Hà Nội, ông làm việc ở Toà án nhân dân Tối cao, làm giảng viên Trường ĐH Pháp Lý (ĐH Luật)… Lúc về hưu, ông sống cảnh thanh bần với con cháu tại Thanh Xuân, Hà Nội và mất năm 1987… Họ có chung với nhau một người con gái, sau này hoạt động trong ngành y tại TP Hồ Chí Minh…

"Mấy lần lấy chồng bà tôi đều làm lẽ người ta. Đời bà nổi tiếng tài sắc mà hình như lại gắn với câu "Hồng nhan bạc phận"… - Người cháu gái của bà hiện ở tại khu tập thể Giang Văn Minh -  Hà Nội tâm sự mà như than cho thân phận người nghệ sĩ quá cố, NSND Minh Lý…

Tân Linh

Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam cùng với cuộc chiến giành độc lập của Algeria kết thúc năm 1962 và trận Cuito Cuanavale của liên quân Cuba-Angola năm 1988 là những chiến thắng vang dội nhất trong thế kỷ XX chống lại chế độ thực dân châu Âu. Chiến thắng này là biểu tượng của lòng quả cảm vô song và là ngôi sao sáng của phong trào giải phóng dân tộc, báo hiệu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân trên thế giới.

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文