Nhớ nhà văn Xuân Thiều

11:30 02/02/2009
Nhà văn Xuân Thiều quê: Đức Thọ - Hà Tĩnh. Nhập ngũ tháng 12 năm 1947. Năm 1951 làm Chính trị viên Đại đội ở chiến trường Trị Thiên. Năm 1957, học Trường Tuyên huấn trung ương (lớp báo chí). Năm 1959 về Tổng cục Chính trị, rồi về Tạp chí Văn nghệ Quân đội làm biên tập viên, rồi Phó tổng biên tập… Năm 1987 biệt phái sang Hội Nhà văn làm Phó ban sáng tác, Chánh văn phòng Hội Nhà văn Việt Nam.

Tác phẩm chính đã xuất bản: Đôi vai (1961), Mặt trận kêu gọi (1969), Thôn ven đường (tiểu thuyết - 1972), Gió từ miền cát (1989), Xin đừng gõ cửa (1994), Tư  Thiên (tiểu thuyết 2 tập, 1995)…

Giải thưởng văn học: Giải thưởng văn học Bộ Quốc phòng, Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật đợt 1 năm 2001.

1. Tôi biết nhà văn Xuân Thiều qua việc ông phát hiện và cùng một nhóm nhà thơ biên tập bản thảo của Phùng Khắc Bắc in trong tập "Một chấm xanh". Mà anh Phùng Khắc Bắc lại học cùng với tôi ở Khóa 2 Trường Viết văn Nguyễn Du (1983-1985). Bản tính anh Bắc trầm lặng, ít bộc lộ. Nhất là những sáng tác thơ, hầu như bạn bè cả khóa đều bị bất ngờ vì sau khi anh mất, nhờ nhà văn Xuân Thiều mới được công bố.

Phải nhận thấy nhà văn Xuân Thiều cất công đến thế nào khi ông gặp chị Tuất (vợ anh Phùng Khắc Bắc) tìm kiếm lại bản thảo, phân loại, biên tập, giới thiệu rộng rãi trên báo chí trung ương để chúng ta biết được một giọng thơ thật lạ của Phùng Khắc Bắc, đến bây giờ đọc lại tôi vẫn còn cảm thấy sửng sốt.

2. Cũng vì mối cơ duyên với anh Phùng Khắc Bắc, tôi đưa nhà văn Xuân Thiều và nhà thơ Nguyễn Đức Mậu về thăm lại quê anh ở Dĩnh Kế (Bắc Giang). Đêm hôm trước, chúng tôi nghỉ lại thị xã Bắc Giang (nay là TP Bắc Giang). Nhà văn Xuân Thiều tỏ vẻ băn khoăn vì phố xá lúc bấy giờ tối quá, đèn đóm lom nhom.

Ông nói với tôi: "Một thị xã trung du sầm uất nằm trên quốc lộ 1 của các ông mà còn thế này thì không hiểu đến bao giờ dân mình mới khá lên được".

Sớm hôm sau, chúng tôi đưa nhà văn Xuân Thiều đi thăm chợ Dĩnh Kế, thăm gia đình và ra viếng mộ anh Phùng Khắc Bắc. Sau chuyến đi ấy nhà văn Xuân Thiều có ngỏ ý với tôi nhờ tỉnh Hà Bắc (nay là tỉnh Bắc Giang) tạo điều kiện ông về thâm nhập thực tế để chữa lại bản thảo tiểu thuyết của anh Phùng Khắc Bắc đã hoàn thành bản thảo ở trại viết quân đội Đồ Sơn (Hải Phòng). Cái tâm của nhà văn Xuân Thiều, ông chí tình chí nghĩa đến như thế nào mới tận tình đến vậy.

Cái ân hận trong tôi vì sau đó mọi việc trôi đi, cho đến ngày ông mất, tôi chưa đưa được nhà văn Xuân Thiều trở lại TP Bắc Giang nay đã mở mang, đèn đường rực rỡ... để ông xóa đi mặc cảm một thời gian khó ấy.

3. Tôi biết nhà văn Xuân Thiều qua vợ tôi (Hương) học Sư phạm Văn Tây Bắc cùng thời với Hoa là cháu gái nhà văn Xuân Thiều quê Đức Thọ, Hà Tĩnh. Cuối năm 79 đầu 80, mua vé tàu xe thật khó khăn, nằm chờ cả tuần mới đăng ký được vé. Xe lên Tây Bắc hàng tuần mới có một chuyến, chuyến nào cũng đông chật người và đủ các loại ưu tiên mới mua được vé.

Nhà văn Xuân Thiều lúc đó công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội có thẻ nhà báo "ưu tiên" đã chen chúc, khổ sở nhiều lần mới mua được cho vợ tôi và cháu gái nhà văn hai chiếc vé lên Tây Bắc.

Trong một cuộc vui, nhà văn Xuân Thiều cười bảo tôi: "Kim này, mày có biết thế nào không? Hồi ấy tao đã phải chui qua háng một thằng đứng trước mới mua được vé cho vợ mày ngược Tây Bắc đấy!". Tôi chỉ biết cười và thầm cảm ơn ông.

Có những lúc, vợ tôi thường kể nhà văn Xuân Thiều là người rất nặng tình với quê hương. Hồi đi học từ quê xứ Nghệ ra học rồi ngược rừng lên Tây Bắc được chú Xuân Thiều cưu mang. Trong những bữa cơm thân mật, ấm cúng tại gia đình ông, mặc dù có rất nhiều thức ăn nhưng bao giờ cũng có đĩa cà Nghệ.

Trong không khí thật vui, ông đọc mấy câu thơ của nhà thơ Huy Cận mà ông tâm đắc: "Ai ơi cà xứ Nghệ/ Càng mặn lại càng giòn/ Ai ơi chè xứ Nghệ?/ Càng chát lại càng ngon". Rồi ông lại nói: "Ăn cà để nhớ cái mặn mòi, gian khó của quê hương, cháu cố gắng mà học thật tốt…".

4. Khi chuyển về Hà Nội, thỉnh thoảng tôi có đến thăm nhà văn Xuân Thiều và gia đình ông ở "phố nhà binh" (Lý Nam Đế) và mời ông đi uống bia ở quán trong Hàng Hương gần nơi ông ở. Tôi nói với ông là tôi đã đọc hết cuốn tiểu thuyết "Thôn ven đường" của nhà văn. Nhà văn Xuân Thiều lảng sang chuyện khác: "Cuốn này thời gian lúc ấy phải viết thế không khác được. Nhưng tôi tâm đắc truyện "Truyền thuyết Quán Tiên" hơn, vì nó nhân bản hơn. Hệ lụy khi công bố truyện này trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tôi cũng bị nhắc nhở nhiều nhưng bù lại bạn đọc lại rất hoan nghênh vì truyện này dám đề cập đến vấn đề nhạy cảm trong chiến tranh. Tôi cũng được an ủi phần nào trong nghiệp cầm bút của mình".

5. Lần cuối cùng trước khi ông mất, cách đây không lâu, tôi có đến thăm nhà văn Xuân Thiều. Nom dáng vẻ ông lộ vẻ mệt mỏi, ông bận bộ quần áo ngủ kẻ sọc, cái đầu lơ phơ mấy sợi tóc bạc như rung lên…

Tôi hỏi thăm sức khỏe của ông. Nhà văn Xuân Thiều tâm sự: "Mình dạo này ngủ nhiều, giấc ngủ không được sâu. Lạ thế, có khi ngồi với ai đó tự nhiên díp mắt lại, không hiểu người ta nói gì". Thế mới biết, ở vào một tuổi nào đó con người cũng giữ được sự minh mẫn và tỉnh táo như thời trai trẻ.

Nhưng với nhà văn Xuân Thiều thì khác, ông vẫn còn đùa. Cái chất uy-mua ở ông vẫn không mất đi mà luôn hiển lộ: "Mấy hôm nữa Kim đến đi uống bia với mình, ra để ngắm bọn cháu gái ở quán, chúng nó xinh tươi thế mà mình thì già rồi, thế có chán không? Cáo ơi, nho còn xanh lắm và quá tầm tay với mà". Ông cười, giọt nước mắt ứa ra...

Nguyễn Thanh Kim

Đánh giá tác động môi trường cũng như hồ sơ phê duyệt, quy mô trang trại này chỉ được phép nuôi 150 con lợn nái, nhưng khi kiểm đếm để đền bù, GPMB cao tốc Bắc - Nam, trang trại này nuôi đến 668 con. Ngoài ra, trước thời điểm cao tốc được Chính phủ phê duyệt quy hoạch 5 tháng, dự án này cũng được điều chỉnh tăng thêm về diện tích, quy mô chuồng trại dù số lượng vật nuôi không biến động.

Sau hơn 10 năm để “đắp chiếu” giữa trung tâm thành phố, ngày 2/5, Văn phòng UBND TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo kết luận của ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND thành phố đối với Dự án xây dựng Trung tâm thể dục thể thao Phan Đình Phùng (Nhà thi đấu Phan Đình Phùng). Đây là công trình thể dục thể thao quy mô lớn với 4 mặt tiền ở quận 3.

Cảnh sát phải dùng biện pháp mạnh để giải tán hàng loạt người biểu tình ủng hộ Palestine tại một số trường đại học ở Mỹ ngày 2/5, bao gồm cả việc dỡ bỏ một khu cắm trại tại Đại học California tại Los Angeles, trong bối cảnh hỗn loạn bùng phát và ngày càng gia tăng tại hàng loạt trường đại học trong tuần này.

Mưa dông diện rộng được dự báo diễn ra khắp miền Bắc và tại cá tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An với lượng mưa có nơi trên 80mm. Thủ đô Hà Nội trời mát mẻ, nhiệt độ trong ngày từ 23-29 độ C.

Từ kiến thức và kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm học tập, làm việc ở Pháp, Malaysia và từ những chuyến chu du tiếp cận các nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới, anh Đặng Dương Minh Hoàng đã mang kiến thức đó trở về mảnh đất mình sinh ra ở tỉnh Bình Phước bắt tay vào làm nông nghiệp thông minh (hay còn gọi là nông nghiệp số) và đã gặt hái nhiều thành quả.

Trong những ngày qua, bên cạnh việc hỗ trợ, giúp đỡ người dân trong những tình huống khẩn trương, nguy cấp, hành động tặng khăn lạnh và nước mát cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường càng nhân lên những hình ảnh đẹp của người chiến sĩ CSGT.

Từ 15h ngày 2/5, giá xăng dầu được điều chỉnh tăng giảm không đáng kể, theo đó, giá xăng E5RON92 giảm 8 đồng/lít; xăng RON95-III tăng 40 đồng/lít; giá dầu giảm 110 đồng- 142 đồng/lít.

Liên quan đến vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực đất đai xảy ra trên địa bàn TP Phú Quốc, Cơ quan CSĐT Công an TP Phú Quốc (Kiên Giang) cho biết, ngày 2/5, Đoàn Thanh Tuấn (SN 1985, thường trú khu phố 4, phường An Thới, TP Phú Quốc), Công chức địa chính xã Cửa Dương (TP Phú Quốc) đã đến đầu thú, khai nhận hành vi vi phạm của mình.

Đảng ủy, lãnh đạo Cục B03 - Bộ Công an và gia đình thương tiếc báo tin: Đồng chí Đại tá Trần Quang Minh, SN 1938, nguyên Phó Cục trưởng thuộc Cục B53, Tổng cục V - Bộ Công an (nay là Cục B03, Bộ Công an); đã từ trần vào hồi 00h52 ngày 1/5/2024 (tức ngày 23 tháng 3 năm Giáp Thìn), hưởng thọ 87 tuổi.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Biên Hòa - Vũng tàu, đoạn thuộc địa bàn Đồng Nai, ngày 2/5, Thành ủy TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã làm việc cấp ủy, chính quyền phường Phước Tân. Đây là địa phương có nhiều vướng mắc và được đánh giá phức tạp nhất trong số các xã, phường, thị trấn có dự án trọng điểm quốc gia là tuyến cao tốc đi qua...

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文