Vượt lên cứu mình

15:00 02/12/2008

Hai người vượt lên tự cứu lấy mình, đó là cặp "song bút" Vũ Anh Tuấn và em là Vũ Anh Tú. Bằng trí óc không tật nguyền và trái tim không mệt mỏi, họ đã vươn lên, tự học hỏi và trở thành hai người viết báo rất đắc lực, hòa nhập với cộng đồng. Giờ hai anh đang sống và viết trong ngôi nhà số 10, ngõ 9, đường Liễu Giai, Hà Nội.

Tôi đến khi hai anh đang bận bịu với những bài báo để chuẩn bị gửi đi. Có người đến nói chuyện, hai anh dường như nhộn nhịp hẳn, nói không ngớt, riêng Vũ Anh Tú còn nói chuyện rất có duyên, như một người trai bình thường. Rất nhiều chuyện về thế thái nhân tình, các anh đều biết sâu sắc, mà chỉ có một cách là online, xem phim rồi nghiền ngẫm, bình luận. Bằng vốn kiến thức tiếng Anh tự học, hai anh đã đọc trực tiếp được nhiều báo chí nước ngoài, dịch ra tiếng Việt, làm cộng tác với một số báo.

Vũ Anh Tuấn là anh, sinh năm 1967 khi sinh ra khỏe mạnh, bụ bẫm như bao đứa trẻ khác. Nhưng được chừng 1 tuổi thì gia đình nhận thấy các cơ của con mình teo lại, được 4 tuổi thì cơ thể bắt đầu teo lại mà chẳng hiểu vì sao. Khi Tú được sinh ra cũng lặp lại những gì anh mình đã trải qua. Như một tai họa lớn trút xuống gia đình có sáu nhân khẩu đất Hải Phòng. Cha mẹ đã đưa hai anh đi nhiều bệnh viện chữa trị, nhưng các cơ bắp cứ co lại, da thịt tan biến đi đâu, để người các anh chỉ có da bọc lấy xương. Đến bây giờ, dù đã là những người lớn, nhưng cơ thể các anh chỉ nặng chừng 20 cân.

Không được đến trường đến lớp lấy một ngày, bởi vì Tuấn và Tú có thời gian chẳng thể ngồi, chẳng đi được. Tay chân thì co quắp, thể xác tiều tụy. Cha mẹ đã có những lúc chán nản, nhưng vì thương con nên phải nuôi. Dầu vậy, trí tuệ Tuấn và Tú vẫn phát triển tốt, nên đã nhờ em gái, chị họ và những người bạn dạy chữ, để biết đọc biết viết. Rồi các anh mày mò, nhờ người dạy tiếng Anh và tự học. Bằng một nghị lực phi thường, giờ đây, vốn kiến thức các anh đã khá, có thể viết báo. Dịch được tiếng Anh và làm tin cho các báo rất nhanh.

Nhiều năm qua, hai anh em Tuấn - Tú, là một cặp "song bút hợp bích". Trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà có kê hai chiếc giường nhỏ. Được trang bị hai máy tính để bàn và một chiếc laptop, có điện thoại di động, điện thoại bàn, giá sách và những chồng báo là thành quả của cả hai. Sở dĩ được trang bị như vậy là vì nhu cầu của hai anh. Đó là thế giới của họ và là phương tiện để giao lưu với thế giới bên ngoài. Họ không muốn khép mình trong ngôi nhà nhỏ. Trên chiếc giường và chiếc xe lăn, vừa là bạn, vừa là thù, để có những lúc nghĩ thấy cơ cực. Sinh ra ai cũng được làm người, chỉ có giời bắt tội mới ra nông nỗi. Nhưng giờ biết kêu ai, than khóc với ai. Triết lý của hai anh là "Trong bóng tối, phải kêu gọi ánh sáng, hướng về ánh sáng. Có như vậy mới sống được".

Hai anh em Tuấn, Tú đi picnic.

Tuấn tâm sự: "Để có thể hòa nhập được với cuộc sống, cả hai anh em đã cố gắng rất nhiều. Cả hai đều sợ cô đơn, nhất là khi ở Hải Phòng, chẳng có điều kiện gì để tiếp xúc với các báo. Mãi đến năm 1998, nhà mình chuyển lên Hà Nội, anh em mình mới có điều kiện mở mang, để sống được bằng nghề báo. Thực tế hai anh em mình chưa một lần được tới trường, dù đó là niềm mong mỏi khát khao lớn nhất cuộc đời. Khi bắt đầu đến tuổi đi học, nhận thức được cánh cửa trường học đã vĩnh viễn khép lại trước mắt, mình xót xa lắm. Cách duy nhất để có chữ là tự học. Các chị của anh dạy từng con chữ. Khó khăn lắm mới giữ được cây bút. Tập viết là cả một cực hình, bút cứ chuội ra, không theo ý".

Tú kém anh 9 tuổi, sinh năm 1976. Hai anh em, hai tính cách, nhưng cùng một bệnh tật, cùng một nghị lực và niềm đam mê. Tú nói: "Nhiều khi mình thấy mệt mỏi và chán chường. Không biết làm sao để vượt qua những lúc ấy. Nhờ có cha mẹ và người thân giúp đỡ, nên mình đã cố gắng sống làm người có ích. Mình tâm niệm dù sao cũng phải sống cho có ích".

Anh em Tuấn - Tú đã trở thành người sống có ích, thành những nhà báo không thẻ đắc lực. Hiện tại, hai anh em cộng tác với hơn chục tờ báo thường xuyên, đó cũng là một niềm vui lớn rồi. Mỗi người đều có máy tính, lúc nào cũng trong tình trạng làm việc. Với một người bình thường, việc làm báo đã chẳng dễ dàng gì, nhưng hai người tật nguyền làm báo là điều không tưởng. Nhưng muốn làm được thì phải khắc phục tình trạng yếu kém của sức khỏe, phải chạy đua với thời gian. Hầu như tất cả các bộ phận trên cơ thể, trừ bộ não ra, chẳng chịu nghe lời chủ của nó sai khiến. Các anh phải làm việc trên máy tính bằng cái đầu suy nghĩ, sự yếu đuối của mấy ngón tay còng queo cuối cùng, đủ sức để nhấn chuột, và lướt trên máy tính. Thế mà họ đã là cộng tác viên của nhiều tờ báo như Thời báo Ngân hàng, báo Hải Phòng, Giáo dục thời đại, còn đảm nhiệm chuyên trang của báo Khuyến học dân trí, báo điện tử VTC News... Riêng với Tú, anh thường viết tin, dịch tin nước ngoài cho các báo. Các anh lướt trang web hàng giờ, tin tức mà các anh cập nhật là của các hãng nổi tiếng thế giới như BBC, Reuters, AP...

Khi được hỏi, Vũ Anh Tuấn nói: "Nghề báo cho mình giao lưu với thế giới bên ngoài. Cho mình cuộc sống có ý nghĩa. Mình xua đi được sự tẻ nhạt. Có lẽ, ngoài làm báo ra, mình chẳng còn thích hợp với nghề nào khác".

Tú nói: "Sống bằng nhuận bút không khó lắm. Với người có khả năng và điều kiện sức khỏe thì càng không khó. Trước đây, khi mới viết, cũng gửi rồi hồi hộp chờ đợi. Báo đầu tiên đăng bài là Sinh Viên, thế rồi mình mở mang thêm những báo khác". Hai chàng trai tật nguyền với nghị lực và tình yêu đời, yêu người, những nhà báo không thẻ, đã làm được những việc mà nhiều sinh viên khoa báo chí ra trường chưa làm được. Ở Hà Nội, có những báo gửi nhuận bút về tận nhà, có báo thì phải tự đến lấy. Hai anh nhờ mẹ hoặc cha đến. Trước kia, có những tờ báo thấy một bà già đến xin nhuận bút, họ đòi phải chính Tuấn và Tú đến. Về sau biết được đó là bài viết của hai chàng trai tật nguyền thì họ đã để cho mẹ hai anh lấy thay.

Công việc làm báo, ngoài tiền nhuận bút nhận được, còn giúp Tuấn và Tú có thêm bạn bè, có sự linh hoạt trong con người. Hai người có bạn bè ở khắp cả nước, bên nước ngoài. Có người là giáo viên, tiến sĩ, họa sĩ. Lại có người ở một vùng quê xa xôi nào đó của đất nước thân thương. Tôi hỏi, có bao giờ hai anh cảm thất bế tắc? Hai anh cùng cười nói rằng, lúc bế tắc là lúc không tìm đâu ra cảm hứng cho bài báo. Còn nghị lực và niềm tin cuộc sống, lúc nào cũng dư thừa. Các anh cũng tâm sự thêm, ngày xưa, các anh cũng mặc cảm, sống và làm việc không phải vì miếng cơm manh áo, mà vì những mặc cảm. Sợ người khác coi mình là đồ bỏ đi, là kẻ thừa thãi. Trên thực tế thì ở đâu cũng tìm ra những người sống cuộc đời thừa thãi, sống uổng phí, vô ích trong cuộc đời này.

Có một ngôi sao đang chiếu ở trên trời, cả hai anh tin thế. Đó là một ngôi sao mùa hè, luôn chiếu rọi để dõi theo hai anh. Nó cho hai anh niềm tin, ánh sáng, nghị lực và cả trí tuệ. Tôi cũng tin mỗi người đều có một ngôi sao của riêng mình, chỉ trừ người đó không chịu đi tìm. Gần đây, Vũ Anh Tú còn nhắc đến một công chúa nào đó xa xôi, trong sâu thẳm tâm hồn mình. Mà hỏi ra, anh rất khó trả lời.

Tôi là một người may mắn có đầy đủ sức khỏe, đi viết báo nhiều nơi, nhưng cảm thấy có những điều mình chưa làm bằng hai anh em Tuấn và Tú. Họ luôn muốn được giao lưu, có bạn bè qua lại để chơi, nói chuyện, động viên giúp đỡ nhau. Và với tôi, được tiếp xúc với hai anh, thấy được nghị lực và nỗ lực của hai anh trong công việc báo chí. Thật đáng để tôi và nhiều người khác học tập.

Tôi ra về, Tuấn và Tú không quên xin số điện thoại và địa chỉ email để tiện liên lạc. Vâng, tôi sẽ lại đến với các anh, như những người bạn, người đồng nghiệp thân thiết. Chúc cho hai anh có sức khỏe tốt để làm việc, viết được nhiều tác phẩm

Diệu Linh

Chiều 30/4, Công an TP Hồ Chí Minh đã tổ chức họp báo cung cấp thông tin về việc Phòng Cảnh sát hình sự và Công an quận 12 phối hợp với Công an tỉnh Đồng Nai và Công an tỉnh Bình Dương khám phá vụ án cướp tài sản táo tợn xảy ra trên địa bàn quận 12, đồng thời trao khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân tham gia phá vụ án này.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, có một lực lượng luôn “đi trước, về sau” bảo đảm công tác điều trị, phục hồi sức khỏe cho các chiến sĩ. 70 năm qua, ký ức về những ngày tháng gian khổ tham gia điều trị, cứu thương cho bộ đội vẫn vẹn nguyên trong trí nhớ của người y sĩ Nguyễn Văn Minh, năm nay đã bước sang tuổi 97.

Chiều 30/4, tại khu vực trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng), nhất là những nơi công cộng, người dân địa phương và du khách vẫn đổ ra vui chơi, giải trí, các hoạt động diễn ra bình thường.

Ngày 15/3/2024, trái tim của nữ biệt động thành Nguyễn Thị Mai (SN 1943) với biệt danh “con thoi sắt” đã ngừng đập. Bà là một trong những nữ biệt động thành đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho cuộc kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn dường như đã hết hy vọng sau nhiều năm kết hôn vẫn không có con, dù đã chạy chữa nhiều nơi. Nhưng cơ duyên và may mắn, kết hợp với sự tiến bộ của y học hỗ trợ sinh sản, họ đã thực hiện được giấc mơ làm cha, làm mẹ.

Với tinh thần chủ động phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, trong hai ngày liên tiếp, tổ tuần tra Công an xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đã kịp thời phát hiện, kiểm tra và thu giữ hai khẩu súng do hai đối tượng ở tỉnh Bình Định tàng trữ trái phép.

Một khối không khí lạnh cuối mùa tràn về gây mưa rào và giông từ đêm nay (30/4), chấm dứt đợt nắng nóng kéo dài ở miền Bắc bốn ngày nay. Khoảng từ ngày 3-4/5, nắng nóng có khả năng quay trở lại ở Tây Bắc Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文