Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Toàn Việt Nam đón chào ngày mới

10:18 12/05/2022

Lần nào đến Cần Thơ tôi cũng đi dạo công viên Lưu Hữu Phước bên đại lộ Hòa Bình. Công viên mang hình dáng cây đàn ghi ta thật độc đáo. Đây là một trong số ít công viên mang tên nhạc sĩ và trở thành trung tâm văn hóa, sinh hoạt cộng đồng thành phố. Bức tượng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1921-1989) luôn hiện diện với cây đàn cùng bước chân lãng tử trên mọi cung đường. Nhịp đập trái tim tôi xáo động theo từng nốt nhạc kiêu hùng của ông.

Số phận kỳ lạ của những tuyệt phẩm hành khúc

 Người hướng dẫn đoàn chúng tôi là anh Đinh Văn Phú ở Cần Thơ. Anh bồi hồi đứng bên bức tượng nhạc sĩ say sưa kể chuyện cho chúng tôi nghe những ký ức không thể nào quên về nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Ông sinh tại thành phố Cần Thơ và có tài bẩm sinh về âm nhạc dân tộc, khi được gia đình cho đi học đàn Kìm và đờn ca tài tử. Ông chăm chỉ tự học đàn Măngđôlin, ghi ta và ký xướng âm cơ bản theo sách Tây. Đặc biệt nhạc sĩ có năng khiếu sáng tác ca khúc. Ở tuổi 16, Lưu Hữu Phước đã viết những dòng nhạc đầu tiên thể hiện tình yêu đất nước tha thiết qua khúc ca “Non sông gấm vóc”.

Nhưng có lẽ bài hát “Tiếng gọi thanh niên” của ông viết ở tuổi 18 mới tạo nên hiệu ứng đặc biệt trong giới trẻ ở miền Nam. Đây là thời gian ông học tú tài ở Sài Gòn. Nhóm hoạt động thanh niên học sinh yêu nước do ông đứng đầu tạo nên phong trào sôi nổi. Bài hát ra đời do Lưu Hữu Phước viết nhạc cùng hai bạn khác viết lời (tiếng Pháp) gây chấn động trong phong trào hoạt động thanh thiếu niên ngày đó. Không khí thời cuộc với tình yêu nước kháng Pháp rất sục sôi trên khắp đất nước.

Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước: Toàn Việt Nam đón chào ngày mới -0
Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Tranh sơn dầu của Trịnh Kim Vinh (vợ nhạc sĩ) vẽ

Sau khi tốt nghiệp tú tài Lưu Hữu Phước ra Hà Nội học Cao đẳng Y khoa niên khóa (1940-1944). Ca khúc “Tiếng gọi thanh niên” đi theo Lưu Hữu Phước với nhiệt huyết bừng sôi. Do tiếp xúc với một số cán bộ cách mạng thời gian bí mật này nhạc sĩ Lưu Hữu Phước càng muốn dùng âm nhạc để thể hiện tình yêu nước của mình. Trong một ngày tham gia lễ hội đền Hùng (1942), ông đã viết lại lời tiếng Việt cho ca khúc “Tiếng gọi thanh niên” để dàn hợp xướng trẻ biểu diễn phô trương lực lượng. Đồng thời đây cũng là dịp tổ chức cách mạng lên tiếng kêu gọi thanh niên sinh viên rời bỏ nhà trường. Họ động viên nhau không theo học để làm tay sai cho giặc Pháp.

Ban hợp xướng ba mươi thành viên say sưa biểu diễn gây xúc động lòng người. Hàng trăm cánh tay giơ lên ủng hộ và nâng cao tinh thần xả thân cứu nước. Trong dịp này một số hành khúc mới của Lưu Hữu Phước cũng được hòa nhịp với tinh thần yêu nước rạo rực. Mọi người đều được truyền tụng phổ biến sâu rộng những bài ca: “Bạch Đằng Giang”, “Xếp bút nghiên”, “Bài hát thiếu sinh quân”…và đặc biệt là “Hờn sông Gianh” và “Hát Giang trường hận”…

Nhưng có điều kỳ lạ, riêng bài hát “Tiếng gọi thanh niên” đã bị tay sai thực dân Pháp sửa lời để dùng làm quốc ca cho chế độ Việt Nam Cộng Hòa (từ năm 1954). Mặc dù chúng rất biết nhạc sĩ Lưu Hữu Phước đã tham gia kháng chiến trên Việt Bắc và là cán bộ cách mạng cao cấp của Đảng và Mặt trận giải phóng dân tộc miền Nam. Mãi cho đến khi đất nước thống nhất (1975) bài hát mới được trả lại nguyên vẹn với lời ca gốc như ban đầu. Cùng với hành khúc “Tiếng gọi thanh niên” còn có bài “Hát Giang trường hận” (1942) của ông cũng có một đời sống đặc biệt khác. Giai điệu của bài hát đầy tâm cảm với nỗi buồn ám ảnh khôn lường, khóc thương cho sự tuẫn tiết của Hai Bà Trưng. Sau này bản nhạc đã được dùng làm lễ truy điệu các chiến sĩ cách mạng hy sinh cho tổ quốc. Những nốt nhạc trầm buồn thấm buốt lòng người mỗi khi chia xa đồng đội trong trận mạc. Bài hát đã được đổi thành “Hồn tử sĩ” vào năm 1946. Từ đó đến nay 80 năm bài hát ra đời vẫn được dùng để làm nhạc lễ quốc tang mỗi khi nhà nước tổ chức truy điệu. Những lời ca vẫn âm vang trong tâm cảm mọi người: “Đêm khuya âm u/ Ai khóc than trong gió đàn/ Sóng cuốn Trưng Nữ Vương/ Gợi muôn ngàn bên nước tràn/ Hồn ai đang thổn thức trên sông…”.

Những ân tình đầm ấm cung tơ

Đúng như anh Đinh Văn Phú kể chuyện, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước còn có những hành khúc khác sống mãi với thời gian như “Lên đàng” (1944); “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” (1947); “Giải phóng miền Nam” (1961); “Tiến về Sài Gòn” (1966); và “Tình Bác sáng đời ta” (1969)... Nếu bài hát “Giải phóng miền Nam” một thời là Quốc ca của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976); thì hành khúc “Lên Đàng” lại trở thành bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam (đã gần 80 năm). Nhưng có lẽ tính đến nay trường hợp bài hát “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” là sâu sắc nhất.

Cây đàn Mandolin (Bảo tàng lịch sử Cần Thơ) luôn gắn bó với nhạc sĩ trong kháng chiến chống Mỹ

Bài hát có số phận kỳ lạ vì nó đã trở thành bản nhạc “Lãnh tụ ca” của Đảng ta. 75 năm trôi qua, bản nhạc luôn vang lên trong các hội nghị quan trọng của Đảng. Đó là một tuyên ngôn về con đường cách mạng với lời hát thể hiện mục đích cao cả: “Muôn lòng sung sướng muôn lời hát ca/ Trời Việt Nam hòa bình nở hoa/ Hồ Chí Minh muốn toàn dân sướng vui/ Vững bền xây đắp nên đời thắm tươi…” (Nhạc Lưu Hữu Phước-Lời Lưu Hữu Phước và Nguyễn Đình Thi).

Hướng dẫn viên Đinh Văn Phú còn cho biết mới đây Nhà nước đã cho phát hành bộ tem kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lưu Hữu Phước (1921-2021). Bộ tem được phát hành trong ba năm (2021-2023) với mẫu hình chân dung nhạc sĩ cùng bản nhạc “Ca ngợi Hồ Chủ tịch”. Dòng in còn đỏ dấu son năm tháng. Chúng tôi ai nấy đều xốn xang trong trái tim hòa nhịp cùng lời ca ấm áp, ngân rung khắp vườn hoa bát ngát hương bay.

Lát sau anh Đinh Văn Phú mỉm cười hiền hậu dẫn chúng tôi đi quanh bức tượng nhạc sĩ Lưu Hữu Phước. Với chúng tôi đó là một nụ cười Cần Thơ ấm áp gửi trao bao niềm vui cho những du khách. Chúng tôi dừng chân và nghe anh kể tiếp những câu chuyện về người nhạc sĩ tài danh này. Câu chuyện vui nhất là sau ngày Thủ đô giải phóng (1954) nhạc sĩ cưới vợ và đã được nhà thơ Tố Hữu tặng thơ mừng. Vợ ông là họa sĩ Trịnh Kim Vinh (sinh năm 1932) cùng tham gia cách mạng. Mối tình hai người đẹp như bài thơ vậy. Cả hai hoạt động văn hóa trên chiến khu Việt Bắc suốt 9 năm trường kỳ kháng chiến. Nhà thơ Tố Hữu đã ghép tên hai người trong lời chúc phúc: “Tổ quốc quang Vinh, gia đình hạnh Phước/ Cùng nhau tiến bước anh Phước chị Vinh/ Bây giờ tình đã gặp tình/ Chung nhau bảo vệ hòa bình mạnh hơn”. 

Hướng dẫn viên Đinh Văn Phú còn kể, đến năm 1965 nhạc sĩ Lưu Hữu Phước được cử vào mặt trận miền Nam. Ông đã tạm xa vợ và ba con nhỏ để tiếp tục tham gia kháng chiến chống Mỹ tại quê hương. Thời gian trôi đi trong vô định khó biết ngày nào trở lại. Họa sĩ Trịnh Kim Vinh đã động viên chồng “Lên đàng” với tình cảm tha thiết, và mong ông thực hiện xuất sắc nhiệm vụ được trao. Trước khi đi nhạc sĩ đã làm một ngôi nhà bằng giấy cho ba con trai nhỏ nuôi dế hót. Ông ra đi với niềm vui gửi lại cho các con khôn lớn và hẹn vợ ngày trở về. Nhạc sĩ trở thành Chủ tịch Hội Văn nghệ Giải phóng và sau đó còn làm Bộ trưởng Bộ Văn hóa của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Tuy bận nhiều công việc tại Trung ương Cục miền Nam nhưng nhạc sĩ luôn viết thư gửi ra với tình cảm sâu sắc và luôn luôn nhớ thương người vợ hiền. Trong đó có bức thư còn được họa sĩ Trịnh Kim Vinh giữ lại với những lời bày tỏ yêu thương: “Ngày hôm nay sinh nhật của em, anh đang ở một điểm thuộc thành phố Sài Gòn - Gia Định, anh nhớ em. Em tròn 40 tuổi, nhưng người cách mạng không bao giờ già. 40 tuổi là 40 mùa Xuân, cứ Xuân mãi đấy thôi…” (Thư viết vào ngày 1-1-1972).

Âm thanh vang vọng đất trời

Vậy là phải sau 10 năm xa cách vợ chồng nhạc sĩ mới đoàn tụ. Khi đó bài ca “Tiến về Sài Gòn” cùng hành khúc “Giải phóng miền Nam” của ông vang lên  trong chiến thắng huy hoàng. Ông mất vào năm 1989 và để lại sự nghiệp âm nhạc cách mạng đồ sộ với tài năng xuất chúng của mình. Nhạc sĩ đã được truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 1996.

Toàn cảnh công viên Lưu Hữu Phước

Có nhạc sĩ đã nói ông là một kỷ lục gia về hành khúc cách mạng và là hiện tượng hiếm có trên thế giới. Lúc này chúng tôi chợt nhớ đến câu nhạc mở đầu bài “Ca ngợi Hồ Chủ tịch” hàng ngày luôn vang lên trên đồng hồ Bưu điện thành phố Hà Nội. Đó là những giai điệu ngân vang bên hồ Hoàn Kiếm luôn gắn bó với nhân dân Thủ đô. Ai ai cũng nhớ đến câu hát mỗi khi nhạc chuông bay xa: “Sao vàng phấp phới ánh hồng sáng tươi/ Toàn Việt Nam đón chào ngày mới/ Hồ Chí Minh dắt toàn dân nước ta/ Vững bền tranh đấu cho đời chúng ta…”.

Vương Tâm

Sáng 15/7, tại Hà Nội, Cục Đào tạo đã tổ chức Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2025. Thượng tướng, PGS.TS Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Phạm Đình Tuấn, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ) đã chỉ đạo anh trai và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng Methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Lời hứa đổi đất của chính quyền địa phương không trở thành hiện thực, một hộ dân ở xã Triệu Sơn và ba hộ dân khác ở xã Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã xây tường rào ngăn cách, đòi lại đất của mình…

Ngày 15/7/2025 (giờ địa phương), tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu, Cảnh sát quốc gia Nam Sudan, khóa đào tạo “Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo mật và quản lý cơ sở dữ liệu trong thực thi pháp luật” do sĩ quan công an Việt Nam tổ chức dành cho cán bộ Trung tâm Cơ sở dữ liệu, cảnh sát quốc gia Nam Sudan đã bế mạc sau 1 tuần triển khai. Đây là hoạt động ý nghĩa chào mừng quốc khánh nước Cộng hoà Nam Sudan (9/7/2025).

Liên quan đến chủ trương di dời nhà trên và ven kênh, rạch của TP Hồ Chí Minh, nguyên Phó Giám đốc Sở Xây dựng Lê Trần Kiên từng nêu ra phương án: Để đẩy nhanh và thực hiện có hiệu quả việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên và ven kênh, rạch, trước hết là để cân đối nguồn vốn ngân sách và huy động nguồn lực xã hội, thành phố đã chia thành 3 nhóm dự án. Trong đó 52 dự án di dời, chỉnh trang kênh, rạch, quy mô 13.827 căn; kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 21.518 tỷ đồng được dự kiến chi từ ngân sách.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận hơn 32.000 ca mắc sốt xuất huyết. Dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp ở phía Nam khi số ca mắc và tử vong tăng vọt, có tỉnh tăng tới hơn 340% so với cùng kỳ, nhiều trường hợp nhập viện biến chứng nặng phải thở máy, lọc máu, thay huyết tương. Bộ Y tế cảnh báo, hiện nay đang bước vào mùa cao điểm của dịch sốt xuất huyết trên cả nước khi thời tiết mưa nhiều, nóng ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và truyền bệnh.

Sau khi chém vợ nhiều nhát bị người dân phát hiện và điện báo Công an, đối tượng đã khoá trái cửa nhà. Tiếp nhận tin báo, Công an phường Thành Vinh, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường, dùng dụng cụ chuyên dụng phá khoá cửa sắt, một mặt khống chế đối tượng, thu giữ tang vật. Đồng thời nhanh chóng gọi xe cứu thương đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời...

Ngày  14 /7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với đối tượng Phạm Viết Công (SN 10/1/1957, quê quán, HKTT: thôn Cồn Soi, xã Đồng Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi 2017. Các quyết định đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Tĩnh phê chuẩn theo quy định.

Liên quan đến đường dây giết mổ, buôn bán lợn chết nhiễm bệnh, VKSND TP Hà Nội đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 5 đối tượng về tội "Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm", trong đó có 2 chủ hàng thịt lợn ở chợ tạm Phùng Khoang, phường Đại Mỗ là Dư Đình Hợi và Nguyễn Viết Chiếm, Báo CAND đã có bài phản ánh về tình trạng đìu hiu tại chợ Phùng Khoang sau vụ thịt lợn bệnh, lợn chết được 2 đối tượng Hợi, Chiếm bán tại chợ tạm bị phanh phui. Đặc biệt, sau khi vụ việc gây chấn động này, tại chợ tạm Phùng Khoang cũng không còn bóng dáng quầy thịt lợn nào hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.