Ấn Độ:

Phận gái mại dâm trong khu nhà thổ lớn nhất thế giới

18:03 06/03/2017
Những phụ nữ làm việc tại Sonagachi (Ấn Độ), phố đèn đỏ lớn nhất thế giới có thể là nạn nhân của các vụ buôn người, bắt cóc và phải sống cuộc đời bị xã hội xa lánh.


Không còn lựa chọn khác

Sonagachi, nằm tại phía tây thành phố Kolkata là tập hợp của hàng trăm nhà thổ với 14.000 gái mại dâm đến từ khắp Ấn Độ. Ước tính mỗi năm có khoảng 1.000 phụ nữ tới đây làm việc, mang theo những câu chuyện và nỗi buồn của riêng mình. Có những người phụ nữ đã sống cả đời tại Sonagachi. Trong đó có Maya Banarjee, 72 tuổi. Phần nhiều trong số họ bước vào nghề này khi không còn sự lựa chọn nào khác.

Một số là nạn nhân của buôn người và bắt cóc. Họ bị đưa đến nhà chứa, ép ngủ ban ngày và sau đó làm việc không mệt mỏi suốt đêm. Cũng có những người lựa chọn đi theo con đường mại dâm bởi số tiền kiếm được có thể giúp họ nuôi sống cả gia đình.

Một gái mại dâm cao tuổi ở  nhà thổ Sonagachi.

Baishaki, một trong những cô gái làm việc tại Sonagachi cho biết: "Trước đây, tôi làm giúp việc với mức lương 15 bảng Anh (420.000 Việt Nam đồng) mỗi tháng. Giờ tôi kiếm được 170-180 bảng Anh. Nhiều người tại đây thậm chí còn theo nghiệp như truyền thống gia đình".

Kolkata được mệnh danh là "Thành phố của niềm vui", một trong những điểm đến đẹp nhất Ấn Độ. Tuy nhiên, vẻ xập xệ bên ngoài Sonagachi lại giống sự tương phản, tiết lộ sự nghèo đói đến cùng cực.

Jyoti, 30 tuổi, đang cho 3 đứa con ăn trưa. Cả gia đình sống tại nhà thổ và đây không phải tất cả số trẻ sống tại Sonagachi. Mỗi phụ nữ làm việc tại đây đều có câu chuyện buồn của riêng mình. Có những người cảm thấy tốt hơn khi chuyển đến sống tại Sonagachi.

Bina, 30 tuổi, tâm sự: "Tôi kết hôn với một kẻ nghiện rượu trong hơn 7 năm, bị đánh đập, hành hạ mỗi ngày. Tôi nhẫn nhịn chỉ vì con gái nhỏ. Cuộc đời tôi đã thay đổi khi tới Sonagachi. Tôi yêu một trong những khách hàng của mình và giờ hài lòng với những gì đang có".

"Đây là công việc duy nhất cho tôi đủ thu nhập để nuôi hai đứa con ăn học", một phụ nữ giấu tên nói. "Xã hội luôn lên án những người như chúng tôi. Ai có thể cho tôi một công việc tốt hơn đây?".

Mặc dù kiếm được tiền nhưng những người phụ nữ sống tại Sonagachi luôn bị xã hội xa lánh. Họ không được pháp luật bảo vệ, thường xuyên bị hiếp dâm, cướp tài sản và tống tiền. Bởi thế, nhiều người chọn cách ở lại đây tới cuối đời, cho tới khi không thể tiếp tục hành nghề được nữa.

Mong được pháp luật bảo vệ

Ngồi trên giường trong một căn phòng tồi tàn, cô Sunita Devi thoa lại son môi để chuẩn bị tiếp khách đến mua dâm tại một nhà thổ trên đường GB, được mệnh danh là phố đèn đỏ tại Thủ đô New Delhi, Ấn Độ.

"Chúng tôi không đi tìm đàn ông, họ tự tìm đến chúng tôi. Chúng tôi muốn hành nghề mại dâm kiếm sống như bao nghề khác", cô Devi, 35 tuổi, cho AFP biết. Giống như hàng triệu gái mại dâm khác ở Ấn Độ, Devi đang chờ phán quyết của Tòa án Tối cao.

Những cô gái này kỳ vọng Tòa án Tối cao sớm đưa ra phán quyết về việc điều chỉnh luật để chính phủ Ấn Độ hợp pháp hóa mại dâm, chấm dứt chuỗi ngày các cô thường xuyên bị cảnh sát kiểm tra, bị bắt rồi đưa vào trại cải tạo, nơi họ mô tả là "tệ hơn nhà tù".

AFP dẫn số liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho biết trong năm 2015, có khoảng 3.000 phụ nữ bị bắt vì bán dâm và 5.000 đàn ông bị bắt vì mua dâm. "Đừng nhìn chúng tôi giống như tội phạm hình sự, và làm ơn đừng bắt khách hàng của chúng tôi", cô Devi nói.

Tại nhà thổ này, khách hàng đến chọn một cô gái họ thích rồi đưa lên phòng. Devi từng nhận ra rằng cô có thể kiếm 500 rupee (8 USD) hoặc hơn mỗi ngày mà không phải "làm việc nặng nhọc, cực khổ". Trung bình mỗi đêm Devi tiếp từ 2 đến 5 khách. Đối với cô, khoản thu nhập 8 USD/ngày là số tiền không nhỏ.

Các nhà hoạt động xã hội Ấn Độ cho rằng, nhiều phụ nữ Ấn Độ bán dâm phải được đối xử công bằng như các lao động khác. "Luật pháp rất mơ hồ. Ai bóc lột ai? Phụ nữ được trả tiền hay đàn ông đi tìm sự sung sướng?", bà Tripti Tandon thuộc tổ chức phi chính phủ bảo vệ nhân quyền Lawyers Collective tại Ấn Độ đặt câu hỏi.

Minh Nguyễn

Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Lào Cai ngày 21/11 cho biết vừa hoàn thành bản kết luận điều tra vụ án lừa đảo môi giới hôn nhân với người nước ngoài… Đây chỉ là một trong những vụ án được Công an tỉnh Lào Cai điều tra, phát hiện trong thời gian qua. Theo Công an tỉnh Lào Cai, từ khi Chính phủ áp dụng chính sách cấp visa điện tử (Evisa) cho người nước ngoài, số người Trung Quốc dùng thị thực Evisa nhập cảnh Việt Nam tăng lên. Một số đã khai mục đích du lịch hoặc làm việc để sang Việt Nam tìm vợ… Từ các vụ án được phát hiện đã gióng lên hồi chuông cảnh báo.

Mang trong mình dòng máu của đồng bào dân tộc Cor, nhưng lại có hơn 3 năm công tác ở xã vùng cao Sơn Trung, huyện Sơn Hà (Quảng Ngãi) và nặng nghĩa tình với đồng bào dân tộc Hre nơi đây, Đại úy Hoàng Thị Lan Phương luôn coi vùng đất này như quê hương thứ 2 của mình.

Công an TP Hà Nội phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an đồng loạt tiến hành triệu tập 26 đối tượng và khám xét khẩn cấp 8 địa điểm, thu giữ nhiều tài liệu, tang vật gồm 129,3 tấn nguyên liệu khí N2O ("khí cười"); 14 hệ thống máy móc, thiết bị san chiết khí; 2 máy bơm khí; 610 kg viên nén khí N2O; 71.668 chai khí thành phẩm; 6.586 vỏ bình khí; 50 kg vỏ bóng; nhiều điện thoại di động, máy tính cá nhân…; tạm giữ 23,17 tỷ đồng cùng 9.300 USD liên quan hoạt động phạm tội. 

Ít nhất 120 người đã thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel vào Gaza trong hai ngày qua, theo các quan chức y tế Palestine, trong bối cảnh Israel tăng cường các cuộc ném bom trên khắp vùng lãnh thổ bị bao vây này.

Theo bà Nguyễn Thị Minh Tâm, Trưởng phòng Kỹ thuật an toàn môi trường, Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cho biết, xyanua và các hợp chất nằm trong nhóm hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh.

Từng được mệnh danh là “Thụy Sĩ của Trung Đông” nhờ sự phát triển thịnh vượng và đa dạng văn hóa nhưng hiện nay, Lebanon đang chìm sâu trong một giai đoạn đen tối. Những năm gần đây, đất nước này đã phải đối mặt với hàng loạt khủng hoảng chồng chất từ sự suy thoái kinh tế, chia rẽ chính trị, đến xung đột quân sự dữ dội với Israel. Tình hình hiện tại đã đưa Lebanon tới ngưỡng cửa sụp đổ hoàn toàn, đòi hỏi những nỗ lực không chỉ từ nội tại mà còn từ cộng đồng quốc tế để cứu vãn và tái thiết.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文