Nigeria:

Giấc mơ dang dở của những nữ sinh từng bị nhóm khủng bố Boko Haram bắt cóc làm con tin

16:17 25/07/2018
Năm tháng trước, Boko Haram bắt cóc hơn 100 nữ sinh ở Dapchi – một thị trấn nằm phía đông bắc Nigeria, cách biên giới với Niger khoảng 75km về phía Nam. Sau đó bốn tuần, nhóm khủng bố trả tự do cho các cô gái.


Tuy nhiên, đối với nhiều cô gái trẻ, mơ ước về một cuộc sống bình thường dường như cũng vượt ngoài tầm tay.

Không quay trở lại trường học, chờ kết hôn

Hai chị em Falmata và Aisha ngồi trước hiên nhà mình ở Dapchi và nói với phóng viên về ước mơ của mình. Falmata, 15 tuổi mặc áo choàng đỏ mong muốn trở thành luật sư để có thể giúp đỡ mọi người khi gặp rắc rối. Em gái Aisha, 14 tuổi với khăn trùm đầu màu xanh lá cây mỉm cười nói ước mơ trở thành một bác sĩ.

Ước mơ của Falmata và Aisha rất bình thường như ước mơ của bao đứa trẻ trên thế giới. Tuy nhiên, nó sẽ rất khó trở thành hiện thực bởi cả hai cô bé hiện đang ở nhà, không được đến trường. “Tại sao hai cháu không đến trường học?”, phóng viên tờ DW (Đức) hỏi. Aisha trả lời: “Chúng cháu không biết. Bố mẹ nói phải chờ đợi thêm thời gian”.

Hai chị em Falmata (phải) và Aisha – hai trong số hơn 100 nữ sinh bị Boko Haram bắt cóc hồi đầu năm.

Khi phóng viên hỏi câu hỏi tương tự, cha của Falmata và Aisha – ông Zanna Zakaria im lặng hồi lâu. Ông Zakaria có hai vợ và sáu người con. Ông đã sắp xếp để cho cả hai cô con gái kết hôn. "Hãy nhìn chúng, cả hai đứa đã đủ trưởng thành để đi lấy chồng. Hai đứa không thể ở lại đây vì điều đó trái với truyền thống. Falmata, Aisha sẽ kết hôn và sau đó, chồng của hai đứa sẽ quyết định xem có thể trở lại trường học hay không”, ông Zakaria nói, trong khi đó, Falmata, Aisha và mẹ cúi xuống, nhìn chằm chằm vào mặt đất.

Falmata và Aisha là hai trong số hơn 100 nữ sinh trường nội trú bị Boko Haram bắt cóc làm con tin hồi đầu năm 2018. Sau khi thỏa thuận với Chính phủ, nhóm khủng bố quyết định trả tự do cho các nữ sinh. Những cô gái không muốn nói về thời gian bị bắt cóc. Được biết, cho đến nay, không có nữ sinh nào nhận được sự hỗ trợ tâm lý từ các cơ quan chức năng.

Florence Ozor, người lãnh đạo tổ chức “BringBack-OurGirls” nói rằng, Chính phủ một lần nữa đã “bỏ rơi” các nạn nhân bị bắt cóc. "Những cô gái bị bắt cóc không thể tự phục hồi sau chấn động tâm lý khủng khiếp như vậy. Họ cần được hỗ trợ điều trị tâm lý lâu dài. Tuy nhiên, Chính phủ đã quên mất điều này”, Ozor nói.

Quyền được giáo dục và tự quyết định cuộc sống vẫn là giấc mơ dang dở của những cô gái như Falmata và Aisha. Cha của hai cô bé nghĩ rằng, điều quan trọng hơn là gia đình sẽ nhận được khoản tiền từ 50 euro đến 120 euro cho mỗi cô gái khi kết hôn. Đó là số tiền không nhỏ ở một trong những khu vực nghèo nhất của Nigeria.

"Khoảng thời gian khủng khiếp nhất trong cuộc đời"

Falmatu là một trong số ít nữ sinh bị bắt cóc sẵn sàng nói về những gì đã xảy ra. Falmatu cho biết, cô đã đi học và chỉ 1/3 số nữ sinh bị bắt cóc đi học trở lại. Trong bộ đồng phục màu hồng, ngồi bên cạnh phòng học đổ nát, Falmatu kể với bạn cùng lớp về thời gian bị Boko Haram bắt cóc làm con tin. “Đó có lẽ là khoảng thời gian khủng khiếp nhất trong cuộc đời”, Falmatu nói.

Falmatu kể lại, nhóm khủng bố dẫn mọi người di chuyển liên tục, băng qua sông, đồi núi với tiếng máy bay gào rú trên không trung. Falmatu và tám người bạn đã từng trốn thoát nhưng sau vài giờ đã bị vợ của những chiến binh Boko Haram bắt lại. Cô và những người bỏ trốn bị trừng phạt.

Zanna Zakaria, bố của Falmata và Aisha đã sẵn sàng cho con gái kết hôn.

“Khi được trả tự do, nhóm khủng bố đe dọa, đừng quay trở lại trường học vì chúng sẽ tiếp tục bắt cóc. Ban đầu, cháu không có ý định quay trở lại trường học nhưng bố nói rằng, đã mất quá nhiều tiền cho việc học của cháu. Mẹ nói nên suy nghĩ nghiêm túc về tương lai của mình. Vì vậy, cháu quyết định trở lại trường học”, Falmatu nói.

Khác với Falmatu, nhiều cô gái không dám quay lại trường học. Một số ít gia đình cho con đi học ở một thị trấn khác. 20 cô gái đã may mắn giành được học bổng tại một trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ. Modu Ma'aji Ajiri, một quan chức của Bộ Giáo dục tiểu bang Yobe nói rằng, trường học ở Dapchi vẫn an toàn. “Nhân viên an ninh được tăng cường đến tận cổng trường. Những trạm kiểm soát trên đường đến trường đã được thiết lập. Một số phụ huynh nói rằng, cho con đến trường học không khác gì gửi con cho khủng bố. Mọi người cần phải có nhận thức đúng đắn về điều này”, Ajiri nói.

Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), 10,5 triệu trẻ em Nigeria không đi học. Tình hình ở khu vực đông bắc trở nên đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi xuất hiện cuộc nổi dậy của Boko Haram. Trong vài năm qua, nhóm khủng bố đã phá hủy hơn 1.400 trường học và giết chết khoảng 2.300 giáo viên. 
Tường Phạm (tổng hợp)

Quân đội Nga ngày 21/5 (giờ địa phương) đã bắt đầu các cuộc tập trận liên quan đến vũ khí hạt nhân chiến thuật, hoạt động vốn được Moscow công bố hồi đầu tháng này, như một lời cảnh báo rõ ràng tới các quan chức cấp cao phương Tây.

Tỉnh Ninh Bình có 16% dân số theo đạo Thiên Chúa Giáo, trong đó Giáo phận Phát Diệm giữ vị trí quan trọng trong cộng đồng Công giáo Việt Nam. Tại các xã, thị trấn thuộc huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, lực lượng Công an chính quy vùng đồng bào có đạo đã vừa nỗ lực “gần dân, hiểu dân, sát dân” để triển khai các mô hình phong trào toàn dân bảo vệ An ninh Tổ quốc.

Nguyễn Quốc Quân, còn gọi Quân “Idol”, khét tiếng là tay anh chị ở phố núi Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Trong thời gian dài, đối tượng này nổi lên với nhiều hoạt động làm ăn có dấu hiệu bất minh. Đặc biệt, Quân thường lên mạng xã hội đăng tải nhiều hình ảnh đe dọa, chửi bới người khác do chính y tổ chức, khiến dư luận bất bình. Quân “Idol” sau đó đã bị Cơ quan Công an bắt giữ, khởi tố với nhiều tội danh khác nhau.

Ngày 21/5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội đã có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội, Sở Giao thông Vận tải và Sở Xây dựng về nguyên nhân và biện pháp xử lý khả năng thoát nước mặt cầu thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.

Liên quan đến vụ án đưa, nhận hối lộ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hoá), sáng 21/5, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa đã thi hành Lệnh khởi tố bị can, Lệnh bắt tạm giam thêm 3 bị can có liên quan, gồm: Nguyễn Thế Hùng (SN 1979), nguyên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Lê Huy Hoàng (SN 1986), Phó Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn; Cao Xuân Hiệp (SN 1984), cán bộ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TP Sầm Sơn.

Đánh giá sơ bộ cho thấy, tại khu vực xã Phong Vân (huyện Ba Vì), việc nạo vét, hút cát trái phép, không đúng kỹ thuật, hút cát sát bờ sông, thềm sông tạo ra các hố xói, vực sâu cục bộ gây biến đổi đột ngột địa hình lòng dẫn, thay đổi dòng chảy, làm suy kiệt mực nước ngầm và hậu quả là sụt lún, nứt đất.

Ra thăm vườn, người phụ nữ tá hỏa khi phát hiện 56 gốc với hơn 1.500 quả sầu riêng non chăm sóc bấy lâu đã bị kẻ gian chặt phá không thương tiếc. Quá sốc, người nông dân này đã khóc ngất tại khu vườn.

Gần đây, sau khi đánh giá tác động môi trường và các thủ tục pháp lý, một số doanh nghiệp đã được các bộ, ngành liên quan và tỉnh Quảng Bình cấp phép khai thác cát để thi công Dự án cao tốc Bắc - Nam. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số đối tượng lấy lý do doanh nghiệp khai thác cát sẽ làm sạt lở bờ sông, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文