Ấn Độ:

Đau lòng hiện tượng thoát nghèo nhờ mang thai hộ

10:00 26/11/2015
Với hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn, Ấn Độ đang trở thành điểm đến lý tưởng bởi nơi đây có cả một hệ thống trợ giúp mang thai hộ hoàn hảo với phí dịch vụ không cao. Còn đối với những phụ nữ nghèo, việc "cho thuê tử cung" mang lại cho họ một khoản tiền lớn đủ để trang trải sinh hoạt và học hành của các con. 

Theo tin từ hãng Hindusantimes, dịch vụ mang thai hộ ở Ấn Độ trong vòng 10 năm qua đã phát triển thành một "ngành công nghiệp" làm ăn phát đạt với lợi nhuận lên tới 2 tỷ USD/năm. Dịch vụ này được thực hiện một cách khá đơn giản. Các cặp vợ chồng vô sinh đăng ký tìm phụ nữ đẻ thuê và những phụ nữ muốn đẻ hộ cũng đến đăng ký, sau đó các phòng khám thai sản trên khắp cả nước sẽ giúp hai bên ký hợp đồng. Tiếp đến là các thủ thuật về y tế: Tinh trùng và noãn trứng của cặp vợ chồng được bơm vào tử cung người đẻ thuê, sau 15 ngày sẽ biết kết quả.

Trường hợp không thụ thai, người đẻ thuê sẽ được trả một số tiền tượng trưng theo hợp đồng. Nếu thụ thai và sinh con thành công, người đẻ thuê được 45USD/tháng để bồi dưỡng sức khỏe và một khoản trọn gói 12.000USD.

Các bà mẹ mang thai hộ ở Anand, thuộc bang Gujarat. (ảnh: Hindustantimes).

Tại một khu nhà của 65 phụ nữ mang thai hộ, Payal Patel đang mang thai lần thứ 3 nhưng đây là lần thứ 2 cô không được gặp lại con mình sau khi sinh ra. Lần mang thai hộ trước, cô nhận được 8.000USD, đủ để xây nhà, trang trải cuộc sống và lo tiền học cho con. Như vậy, nếu hiểu theo nghĩa tích cực thì hoạt động mang thai hộ đã giúp bộ phận phụ nữ nghèo giải quyết khó khăn về kinh tế, đồng thời có ý nghĩa nhân đạo và xã hội khi giúp các cặp vợ chồng vô sinh thực hiện ước vọng có con.

Hiện có hơn 3.000 phòng khám sản khoa trên khắp Ấn Độ và trong số đó, phần lớn các phòng khám đều có dịch vụ mai mối mang thai hộ. Đặc biệt, thị trấn Anand thuộc bang Gujarat đã được coi là thủ phủ của dịch vụ này. Mỗi năm, có hàng ngàn cặp vợ chồng hiếm muộn từ các nước Anh, Australia, Mỹ, Canada... đến đây với danh nghĩa đi du lịch nhưng thực chất là tìm thuê phụ nữ bản địa sinh con cho họ.

Tuy nhiên, theo kết quả điều tra của Trung tâm Nghiên cứu xã hội New Delhi công bố hồi cuối tháng 10 thì ngành công nghiệp đẻ thuê ở Ấn Độ không phải là một bức tranh màu hồng mà cũng có rất nhiều rủi ro với phụ nữ. Manasi Mishra, một nhà nghiên cứu xã hội học ở New Delhi và là tác giả của 2 báo cáo mới nhất về tình trạng đẻ thuê ở Ấn Độ cho biết, nhiều phụ nữ đẻ thuê ở Ấn Độ chỉ biết ký vào bản hợp đồng mà không rõ các điều khoản trong đó. Vì thế, có người đã không được thanh toán tiền sòng phẳng, một số thậm chí còn phải nạo phá thai bằng nhiều cách không an toàn. Hoặc thậm chí có người sức khỏe giảm sút vì mang thai hộ quá nhiều lần hay có người tử vong ngay sau khi sinh. Đó là chưa kể đến việc thiếu những quy định pháp luật về mang thai hộ đã tạo kẽ hở cho nhiều người nước ngoài lợi dụng dịch này tại Ấn Độ…

Những phụ nữ mang thai hộ ở Anand được chu cấp một cuộc sống đầy đủ trong suốt quá trình mang thai. (ảnh: Hindustantimes). 

Manasi Mishra nói, tất cả những người phụ nữ tham gia trong ngành công nghiệp đẻ thuê đều hiểu, về những hệ lụy này, nhưng họ chấp nhận vì coi đây là cơ hội để thoát nghèo. Vì thế, hiện nay, chính quyền New Delhi đang tính đến việc cấm đẻ thuê cho người nước ngoài.

Hôm 28-10 vừa qua, tòa án tối cao Ấn Độ đã mở phiên điều trần về kiến nghị đòi chấm dứt nhập khẩu phôi người với mục đích thương mại và ra lệnh chính phủ giải trình các biện pháp quản lý ngành công nghiệp đẻ thuê. Tại phiên điều trần, chính phủ cho biết "không hỗ trợ mang thai hộ thương mại", "không người nước ngoài nào có thể khai thác dịch vụ đẻ thuê ở Ấn Độ", "đẻ thuê sẽ chỉ dành cho các cặp vợ chồng Ấn Độ" và "chính phủ sẽ nghiêm cấm và trừng phạt dịch vụ đẻ thuê". 

Trước đó, Quốc hội Ấn Độ cũng đã đưa ra bàn về luật hướng dẫn công nghệ sinh sản hỗ trợ; cấm các cơ sở thụ tinh trong ống nghiệm môi giới các ca mang thai hộ và yêu cầu hình thành ngân hàng công nghệ sinh sản hỗ trợ chịu trách nhiệm tìm kiếm các bà mẹ có thể mang thai hộ cũng như tìm những người hiến tặng trứng hoặc tinh trùng.

Châu Anh

Sự phát triển nhanh chóng của Internet, đặc biệt là các nền tảng mạng xã hội kéo theo việc người sử dụng tăng nguy cơ phải tiếp xúc với tin giả. Việc người dùng mạng xã hội thường xuyên phải tiếp cận với tin giả có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng. Thế nên việc nhận diện và xử lý tin giả là rất quan trọng, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova hôm 3/5 cho biết, một lần nữa cầu Crimea lại nằm trong tầm ngắm của Kiev với sự hỗ trợ từ phương Tây. Bà Zakharova cảnh báo, bất kỳ hành động gây hấn nào nhằm vào Crimea đều sẽ bị đáp trả nặng nề.

Dự án Trường THPT Trần Đại Nghĩa (huyện Quế Sơn, Quảng Nam) đang được triển khai xây dựng theo kiểu “rùa bò”, chậm tiến độ do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc giải tỏa đền bù gặp khó khăn. Trong khi trường mới chưa được xây xong, thầy cô giáo cùng 562 học sinh nhà trường phải dạy và học trong ngôi trường cũ xập xệ, mất an toàn.

Một quan chức Liên hợp quốc (LHQ) cho hay, bất kỳ một cuộc tấn công bộ binh nào nhằm vào thành phố Rafah đều sẽ gây ra đau khổ, tổn thất lớn đối với cả triệu người Palestine tị nạn tại đây.

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản không chỉ các cá nhân riêng lẻ thực hiện, mà nay hoạt động này còn được “nâng cấp” bởi những ổ nhóm tội phạm có tổ chức dưới mác công ty, tập đoàn. Thay vì thành lập công ty, tập đoàn để hoạt động kinh doanh, sản xuất, mang lại giá trị tinh thần, vất chất cho xã hội, không ít đối tượng đã lấy đó làm bình phong để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng đã làm giả bằng cấp để nộp hồ sơ làm cộng tác viên, phóng viên của một số báo, tạp chí. Sau đó, với danh nghĩa phóng viên, cộng tác viên, các đối tượng này đã đến cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh thu thập thông tin liên quan đến hoạt động điều hành, kinh doanh, sản xuất của các cơ sở rồi cưỡng đoạt tài sản.

Tại dự thảo Quy chế quản lý hoạt động trong không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận, đang được UBND TP Hà Nội lấy ý kiến người dân, TP lên kế hoạch cấm các hoạt động, sự kiện dưới hình thức thuần túy hội chợ thương mại, chương trình khuyến mại, giới thiệu sản phẩm... quanh phố đi bộ hồ Gươm và vùng phụ cận.

Trung Quốc ngày 3/5 đã phóng một tàu vũ trụ không người lái thực hiện sứ mệnh kéo dài gần hai tháng nhằm lấy đá và đất từ phía xa của Mặt Trăng, trở thành quốc gia đầu tiên thực hiện nỗ lực đầy tham vọng này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文