Biết Bộ trưởng và Chủ tịch MobiFone chỉ đạo không đúng nhưng vẫn phải thực hiện

16:10 18/12/2019
Chiều 18-12, phiên toà xét xử hai cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) là Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn cùng 12 đồng phạm trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Viễn thông MobiFone (viết tắt là MobiFone) mua 95% cổ phần của Công ty cổ phần nghe nhìn Toàn Cầu (AVG) tiếp tục với phần tham gia xét hỏi của các luật sư đối với các bị cáo là cựu Tổng Giám đốc, cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone về điều kiện “cần và đủ” khi triển khai thực hiện dự án mua bán giữa MobiFone và AVG.

Chiều nay, nhiều luật sư “truy” bị cáo Phạm Thị Phương Anh (cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone) về việc “Bị cáo đóng góp ý kiến như thế nào vào Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone?”.

Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên, cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone khai trước toà.

 Bị cáo Phương Anh không trả lời ngay câu hỏi của các luật sư mà nói về bản thân, về gia đình, về việc tiếp tiếp tục muốn cống hiến cho xã hội, qua đó đề nghị HĐXX xem xét, giảm nhẹ hình phạt cho mình và các đồng nghiệp ở MobiFone bị truy tố trong vụ án này. 

Đối với câu hỏi của các luật sư, bị cáo Phương Anh trả lời “Bị cáo  giữ nguyên các lời khai đã khai tại cơ quan điều tra và khai trước HĐXX nên không muốn nhắc lại sự việc này”, qua đó từ chối câu hỏi của các luật sư.

Bị cáo Nguyễn Bảo Long, cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone khai trước toà.

Khi các luật sư tham gia thẩm vấn về “Dự án đầu tư dịch vụ truyền hình của MobiFone”, bị cáo Nguyễn Bảo Long (cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone) cũng trả lời ngắn gọn “Trong cuộc họp của MobiFone liên quan đến việc thực hiện dự án trên, bị cáo được triệu tập họp nhưng khi lên phòng họp thì thấy không đúng thành phần họp như thông báo, cũng không có tài liệu để đọc và tham gia ý kiến trước. Ngay cả biên bản nội dung cuộc họp sau đó cũng ghi khác với thông báo họp nên bị cáo không ký biên bản”.

 Trả lời về “nhiệm vụ cụ thể được giao khi thực hiện dự án trên”, bị cáo Long cho biết,  không được giao nhiệm vụ cụ thể mà chỉ tham gia góp ý kiến. 

Bị cáo Phạm Thị Phương Anh, cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone khai trước toà.
Bị cáo Nguyễn Đăng Nguyên (cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone) cũng khẳng định, không ký biên bản cuộc họp của MobiFone như bị cáo Long khi thấy cuộc họp không đúng thành phần tham dự và không đúng nội dung được thông báo họp trước đó. 

Bị cáo Nguyễn Mạnh Hùng (cựu Phó Tổng Giám đốc MobiFone) cho biết, quá trình tham gia dự án này, bị cáo nhận chỉ đạo trực tiếp từ Tổng Giám đốc MobiFone. 

“Tuy là Tổ trưởng Tổ đánh giá kinh doanh truyền hình, giúp Ban Tổng Giám đốc MobiFone để góp ý kiến trình HĐTV MobiFone, nhưng bị cáo cũng chỉ tham gia đóng góp được hai bản báo cáo thì Tổ này tự giải thể”, bị cáo Hùng khai. 

Bị cáo Cao Duy Hải, cựu Tổng Giám đốc MobiFone khai trước toà.

Trong quá trình thực hiện, bị cáo Hùng cùng các thành viên trong tổ đã ký 2 Báo cáo số 66 ngày 11-7-2015 đánh giá về tính khả thi và các điều kiện liên quan đến kinh doanh truyền hình số và Báo cáo số 67 ngày 6-8-2015 đánh giá báo cáo tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp AVG của Công ty AMAX. Hai báo cáo này không có số liệu nào liên quan đến quyển dự án.

Bị cáo Hùng cho rằng, phương án kinh doanh do bị cáo ký trình Ban Tổng Giám đốc MobiFone là không khả thi vì khi xây dựng đã không tiến hành đánh giá, khảo sát thực tế, dự báo theo hiểu biết cá nhân, chưa có kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền hình và đã đề nghị Tổng Giám đốc MobiFone thuê tư vấn nhưng không được chấp nhận. 

Bị cáo Hùng thừa nhận, có trách nhiệm liên quan cùng Ban Tổng Giám đốc MobiFone đối với những sai phạm trong việc thực hiện dự án này và mong HĐXX xem xét mức độ để đánh giá đúng hành vi khi tham gia dự án.

Trình bày trước HĐXX, bị cáo Cao Duy Hải (cựu Tổng Giám đốc MobiFone) khai, được bổ nhiệm Thành viên HĐTV kiêm Tổng Giám đốc từ tháng 4-2015. Khi nhận nhiệm vụ, MobiFone đã triển khai lập dự án mua cổ phần của AVG. 

Trong quá trình xây dựng dự án, bị cáo thấy tình hình tài chính của AVG yếu kém, kinh doanh thua lỗ kéo dài, nợ vay lớn, giá mua cổ phần quá cao so với giá trị thực và nếu MobiFone thực hiện dự án sẽ không khả thi. “Khi bị cáo báo cáo với bị cáo Lê Nam Trà (khi đó là Chủ tịch HĐTV MobiFone) và bị cáo Nguyễn Bắc Son (khi đó là Bộ trưởng Bộ TT&TT) thì cả hai đều chỉ đạo bị cáo phải thực hiện dự án mua AVG”, bị cáo Hải khai. 

Để thực hiện dự án này, bị cáo Hải đã ký các quyết định và báo cáo như cáo trạng đã nêu. Bị cáo Hải thừa nhận, bản thân nhận thức rõ việc thực hiện dự án MobiFone mua 95% cổ phần AVG không tuân theo các quy định của pháp luật là trái với Quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, gây thiệt hại tài sản lớn của Nhà nước. Mặc dù không muốn nhưng là cấp dưới nên bị cáo Hải phải thực hiện chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Bắc Son và bị cáo Lê Nam Trà.

Nguyễn Hưng

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Một phụ nữ hôn mê gan cấp trên nền bệnh viêm gan B, cuộc sống chỉ tính bằng giờ đã may mắn được hồi sinh nhờ được ghép gan kịp thời từ nguồn hiến của người chết não vì tai nạn giao thông (TNGT).

LTS: Từ 2019 đến nay, hàng vạn tấm bằng Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ, Kỹ sư… cùng nhiều văn bản, chứng từ khác của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội (HUBT) được ký bằng chữ ký “khô” (chữ ký khắc dấu) hay còn gọi là dấu chữ ký khiến cho nhiều người không khỏi hoài nghi về giá trị pháp lý của nó. Ngoài việc sử dụng chữ ký “khô” để cấp các loại văn bằng, chứng chỉ, HUBT còn sử dụng trong công tác văn thư, tài chính kế toán… để duy trì mọi hoạt động của trường. Trước sự việc này, phóng viên Báo CAND đã có loạt bài phản ánh các vấn đề đã và đang diễn ra tại HUBT.

Con số 70 nổi bật được đổ màu theo đa hướng, cách điệu với ngôn ngữ đảo chiều, hàng chữ “Chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024)” mang màu xanh hoà bình. Đó là những nét khắc họa nổi bật của logo Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đang được sử dụng chính thức trong các hoạt động tuyên truyền trong những ngày tháng 5 lịch sử này.

Sáng 7/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tây Giang (Quảng Nam) cho biết, vừa khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Pơloong Bưu (SN 1995, trú xã Axan, huyện Tây Giang) về hành vi “Hiếp dâm người dưới 16 tuổi”.

Mặc dù cuối tháng 6 kỳ thi tốt nghiệp THPT mới diễn ra nhưng ngay từ đầu năm 2024, nhiều trường đại học (ĐH) đã thông báo nhận hồ sơ xét tuyển sớm. Với ưu thế tạo thêm nhiều cơ hội cho thí sinh trúng tuyển đại học mà không cần lệ thuộc vào kỳ thi tốt nghiệp THPT, xét tuyển sớm đang trở thành phương thức được nhiều thí sinh lựa chọn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文