Bỗng dưng thành... hung thủ

09:22 27/02/2015
Thượng tá Hoàng Khanh, Đội trưởng Đội Trọng án, PC45, Công an TP Hồ Chí Minh cho rằng, đối với loại tội phạm giết người xuất phát từ nguyên nhân xã hội, bột phát nhất thời thì rất khó để mà phòng tránh. Bởi lẽ qua khai thác của các điều tra viên, trước khi gây án thủ phạm hoàn toàn không có mâu thuẫn hay âm mưu giết chết nạn nhân.

Để ngăn chặn hai nhóm giang hồ thanh toán nhau hay những băng trộm cắp, cướp giật hoành hành…là điều không khó đối với lực lượng Công an. Nhưng để ngăn chặn những mâu thuẫn bột phát nhất thời dẫn đến án mạng thì đó là điều không thể vì nó diễn ra nhanh chóng, bất ngờ, ở mọi lúc, mọi nơi. Thế cho nên để tránh những vụ án mạng như thế thì cách hiệu quả nhất là mọi người cần lấy những vụ việc đã xảy ra làm bài học để luôn ý thức kiềm chế những cơn nóng giận cũng như đừng buông ra những câu thách thức khiến đối phương dễ bị kích động, làm liều.

Sau khi ly dị vợ, tháng 2/2014, Trương Văn Huệ (36 tuổi; quê quán Bà Rịa - Vũng Tàu) sống chung như vợ chồng với chị Đặng Thị Bạc (SN 1992; quê quán Cà Mau) cũng vừa ly dị chồng.

Ăn ở với nhau được 2 tháng thì hai người này lại… chia tay nhưng vẫn xem nhau là bạn. Hằng ngày Huệ vẫn đưa đón chị Bạc đi làm.

Khoảng 22h ngày 27/5/2014, sau khi đưa chị Huệ về nhà trọ ở thị trấn Nhà Bè (huyện Nhà Bè, TP Hồ Chí Minh), Huệ ngồi trên chiếc nệm còn chị Bạc vào nhà vệ sinh.

Thấy điện thoại đi động của chị Bạc để gần đó, Huệ mở xem tin nhắn thì thấy có nhiều tin nhắn qua lại rất tình cảm giữa chị Bạc với người khác.

Huệ hỏi thì Bạc nói người yêu cũ, tên là Của rồi dùng nhiều lời lẽ chọc tức Huệ. Thấy trong phòng có sợi dây dù, Huệ cầm lên dọa: “Bà có tin tui siết cổ bà chết không?”. Chị Bạc: “Tôi thách ông đó!”.

Nói rồi chị Bạc tiếp tục chọc tức Huệ bằng việc kể lại vừa đi khách sạn với Của cách đó ít hôm. Nghe xong Huệ tức giận dùng dây dù siết cổ chị Bạc cho đến chết. Hôm sau Huệ đến cơ quan Công an đầu thú…

Một số đối tượng giết người từ những câu thách thức.

Điều tra viên Nguyễn Thế Vinh (Đội Trọng án, PC45, Công an TP Hồ Chí Minh) cho biết, trong nhiều năm làm công tác điều tra anh cũng từng thụ lý nhiều vụ án tương tự như vậy và cảm thấy rất đau lòng khi ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ cách nhau một câu thách thức.

Khoảng 23h30 ngày 21/10/2014, Trần Thanh Hải (24 tuổi) cùng Mạc Cường Nhân (19 tuổi) và một số người bạn làm thịt gà để nhậu tại nhà Hải ở xã Tân Thạnh Đông, huyện Củ Chi. Đến 3h40 sáng, Đặng Văn Dũng (SN 1991) ở cạnh nhà Hải vừa sang tham gia nhậu.

Trong lúc ngà ngà say, biết Dũng ở nhà bên vợ nên Nhân trêu chọc: “Cha mẹ vợ mày là gì mà mày phải đi ở rể!”. Dũng bực bội nói: “Mày biết gì mà nói”.

Thấy Dũng giận, Nhân xin lỗi nhưng Dũng không bỏ qua mà cầm ly bia lên uống rồi  nói: “Tao uống ly bia này nữa rồi về, ở đây mắc công có chuyện” rồi đi xuống bậc thềm để về nhà. Nhân nói với theo: “Mày nói gì, chuyện gì là chuyện gì?”.

Dũng chửi thề và thách thức: “Mày muốn gì thì bước ra đây”. Thế là hai bên lao vào đánh nhau, Nhân rút con dao bấm mang theo trong túi quần đâm một nhát trúng vào ngực trái của Dũng rồi tẩu thoát khỏi hiện trường.

Dũng gục xuống, được những người còn lại đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Ngay trong ngày Nhân bị bắt giữ.

Trên đây chỉ là 2 trong số khá nhiều vụ trong án xuất phát từ câu thách thức của nạn nhân xảy ra trong năm 2014. Còn những năm trước đó loại án này cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể trong các vụ trọng án ở TP Hồ Chí Minh.

Thượng tá Hoàng Khanh, Đội trưởng Đội Trọng án, PC45, Công an TP Hồ Chí Minh cho rằng, đối với loại tội phạm giết người xuất phát từ nguyên nhân xã hội, bột phát nhất thời thì rất khó để mà phòng tránh.

Bởi lẽ qua khai thác của các điều tra viên, trước khi gây án thủ phạm hoàn toàn không có mâu thuẫn hay âm mưu giết chết nạn nhân.

Ngoài ra, qua phân loại cho thấy phần đông kẻ gây án có tuổi đời còn khá trẻ nhưng đã sớm nhậu nhẹt bê tha, tụ tập ăn chơi lêu lổng.

Chính vì vậy mà công tác phòng ngừa tốt nhất là các cấp chính quyền cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền tác động đến ý thức của các bậc phụ huynh trong việc quan tâm, dạy dỗ con cái để uốn nắn kịp thời trước khi quá muộn.

M.Hải-A.Huy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文