Cần sớm dẹp nạn “cò” đẩy giá thị trường cây giống

15:15 01/09/2013
Đã thành thông lệ, ở Tây Nguyên bước vào mùa mưa là bà con nông dân thường tìm về khu vực Viện Khoa học nông lâm nghiệp Tây Nguyên (xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) để tìm mua các loại cây giống về trồng cho kịp thời vụ. Năm 2013, giá cây giống được các cơ sở ươm trồng, cung ứng ra thị trường cao hơn năm trước khoảng 10 đến 15%. Các loại cây trồng chủ lực như cà phê, tiêu, bơ… tăng từ 1.000 đến 10.000 đồng/cây, những cây trồng khác như ca cao, mắc ca, cao su… cũng theo đó mà tăng theo.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, giá cây giống năm nay tăng lên so với mọi năm do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân chính là sự xuất hiện của những tay “cò”. Lợi dụng tâm lý người dân ở các tỉnh xa như: Gia Lai, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước… tìm về Đắk Lắk mua cây giống, một số người hành nghề xe ôm, bán hàng tạp hóa… tại đây đã kiêm luôn dịch vụ “cò” cây giống, vừa nhận tiền hoa hồng từ các chủ cơ sở vừa kiếm thêm tiền từ người dân qua việc bán cây giống giá cao hơn. Anh Nguyễn Văn Tuấn - một người dân sống tại xã Hòa Thắng cho biết: “Các anh có ý định mua cây giống thì hãy cẩn trọng tìm hiểu kỹ trước khi mua, ngoài việc tìm các cơ sở có uy tín, còn phải cẩn trọng kẻo bị mấy tay “cò” chèo kéo và bán lại với giá cao hơn… Là người dân sống ở đây lâu năm nên tôi chẳng lạ gì mấy chiêu thức làm ăn này nữa…”.

Hằng ngày, các tay “cò” cây giống thường xuất hiện ở những con đường như: Nguyễn Lương Bằng, Nguyễn Văn Cừ… TP Buôn Ma Thuột và trước các cơ sở bán cây giống để chèo kéo khách tới mua, thậm chí họ còn tràn xuống cả lòng đường để giành giật khách. Khi quan sát thấy nông dân nào có ý định mua cây giống là ngay lập tức những tay “cò” này không ngừng vẫy gọi, mời chào rối rít.

Hằng ngày, có cả trăm nông dân từ các tỉnh đổ xô về xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk để tìm mua cây giống. Để thu hút được đông đảo khách hàng tới mua cây giống tại cơ sở của mình, các ông chủ ở đây đã sẵn sàng bắt tay với đám “cò” trong việc làm ăn. Đây là mối liên kết hòng kiếm lời từ nông dân mà chủ và “cò” đều có lợi. Các chủ cơ sở cây giống thì bán được giống, và các tay “cò” ngoài việc được hưởng phần trăm hoa hồng từ chủ còn được thêm khoản chênh lệch giá từ việc phát huy “tài năng” lôi kéo được đông khách tới.

Hiện nay, tại xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột có tới trên dưới 200 cơ sở bày bán cây giống, đây là một trong những khó khăn về sự cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh cây giống.

Người dân cần chọn những cơ sở cây giống uy tín để tránh bị “cò” lợi dụng đẩy giá.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, nếu như giá cây tiêu giống tại cơ sở bán chỉ có 5.000 đồng/cây thì qua những tay “cò” sẽ chào lên tới 6.000 – 7.000 đồng. Tương tự cây cà phê sẽ được chào từ 4.000 lên 5.000 đồngvà cao hơn, cây bơ chào từ 40.000 lên 50.000 ngàn đồng/cây. Đó là chưa kể đến việc cò được hưởng phần trăm hoa hồng từ các chủ cơ sở bán cây giống. Như vậy, hằng ngày ngoài công việc chạy xe ôm, bán hàng tạp hóa ra, các tay “cò” cây giống này cũng kiếm thêm được từ 200.000 – 300.000 đồng/ngày.

Việc xuất hiện những tay “cò” rõ ràng là móc thêm từ túi tiền những người nông dân. Đó là chưa kể đến những cây giống kia có bảo đảm chất lượng hay không? Thiết nghĩ, để ngăn chặn tình trạng này ngoài việc các ngành chức năng cần tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm thì người nông dân cũng cần phải là “người tiêu dùng thông thái”. Ngoài việc cần lựa chọn kỹ những cơ sở bán cây giống có uy tín, chất lượng cũng cần phân biệt rõ giữa đâu là những ông chủ bán cây giống thật sự

Văn Thành

Trưa 12/9, chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lào Cai. Tại các khoa điều trị, những người dân vô cùng may mắn đã sống sót sau cơn lũ dữ ở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai đang được điều trị tích cực. Nỗi bàng hoàng, đau đớn vẫn vương trên những gương mặt thất thần…

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 12h30 ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ do hoàn lưu bão khiến 327 người chết, mất tích (199 người chết, 128 người mất tích), 807 người bị thương.

Để đưa thi thể nạn nhân về huyện Nguyên Bình bàn giao an toàn cho gia đình, CBCS Công an huyện Bảo Lạc phải trực tiếp đi bộ hơn 20km, khiêng thi thể vượt qua nhiều tuyến đường nguy hiểm, do quãng đường di chuyển từ Bảo Lạc sang Nguyên Bình đang bị ách tắc nghiêm trọng vì đất đá sạt lở và mưa lũ.

Chiều 12/9, tại Hà Nội, Cục Truyền thông CAND tổ chức Lễ phát động ủng hộ nhân dân bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. Tham dự buổi lễ có các đồng chí trong Đảng uỷ, lãnh đạo Cục Truyền thông CAND, đại diện lãnh đạo Báo CAND, Truyền hình CAND, Nhà xuất bản CAND, các phòng chức năng và CBCS, nhân viên Cục Truyền thông CAND.

Do nước sông Bưởi lên cao, những ngày qua, hàng trăm hộ dân tại huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá bị ngập lụt. Chính quyền địa phương phải huy động lực lượng tại chỗ dùng thuyền cứu trợ, cấp phát nhu yếu phẩm cho người dân.

Bị can Hoàng Quốc Vượng (cựu Chủ tịch EVN, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) và bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Bộ Công thương) đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong việc Bộ Công thương tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về diện đối tượng và điều kiện được hưởng chính sách giá điện ưu đãi, qua đó gây ra thiệt hại hơn 937 tỷ đồng cho EVN (tính đến ngày 28/6/2023).

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文