Cần sớm đưa chất Cathinone và Cathine có trong lá "Khat" vào danh mục chất ma túy

17:12 11/06/2016
Cơ quan tố tụng  TP Hồ Chí Minh đã báo cáo VKSND Tối cao về việc Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh vừa phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất kiểm tra, phát hiện  3 thùng carton, bên trong chứa nhiều lá  khô, trọng  lượng 34kg. Qua giám định cho thấy lá khô này là lá "Khat" có chứa thành phần Cathinone và Cathine là 2 chất dùng để điều chế ma túy tổng hợp mới, có tên gọi là Flakka đang rất thịnh hành tại nước ngoài. 

Tuy nhiên, hai chất Cathinone và Cathine chưa nằm trong danh  mục các tiền chất ma túy theo qui định của pháp luật, nên khó khăn trong việc xem xét, xử lý hình sự.

Với kinh nghiệm và kiến thức cập nhật thường xuyên các loại ma túy mới mà giới trẻ đang sử dụng trên thế giới, ngay sau khi tiến hành kiểm tra lô hàng "Lá Henna sấy khô" dùng để "chế tạo mực xâm Henna" mà Công ty TNHH xuất nhập khẩu Comecon General  khai báo với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay Tân Sơn Nhất; nguồn gốc số hàng được nhập từ Châu Phi, sẽ được tiếp tục vận chuyển sang Mỹ; cán bộ Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an TP Hồ Chí Minh đã nghi ngờ đây là lá  "Khat", dùng để điều chế ra loại ma túy tổng hợp mới có tên gọi là Flakka đang rất thịnh hành tại một số bang của Mỹ.

Tang vật lá "khat" thu tại sân bay Tân Sơn Nhất (ảnh do Hải quan cung cấp).

Lá "khat" cuộn trong lá chuối ( ảnh cộng tác viên).

Vậy lá  "Khat" có đặc điểm gì mà được dân chơi hiện nay ưa chuộng? Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, cây "Khat" được trồng nhiều ở khu vực sừng Châu Phi và bán đảo Ả Rập, phổ biến ở Ethiopia. Nhìn bề ngoài, lá  "Khat" giống như bất kỳ các loại lá cây khác, nhưng khi sử dụng, nó chứa các chất gây mê, tạo ra một cảm giác hưng phấn cho người sử dụng.

Theo tài liệu nước ngoài, thành phần trong lá "Khat" là chất kích thích giống như ma túy tổng hợp, nhưng có tác dụng nhanh hơn. Triệu chứng những người sử dụng loại lá này là nói nhiều, chán ăn, ảo giác, rối loạn tâm thần...

Do được trồng và tiêu thụ phổ biến, nên ở một số nơi tại châu Phi, lá "Khát" được phát không cho người lao động để tạo cảm giác hưng phấn khi làm việc. Lá "khát" cũng được biết đến với công dụng "quyến rũ bạn tình" nên được nhiều phụ nữ ở lục địa đen ưa dùng. Việc sử dụng lá "Khat" để tìm sự hưng phấn được lan truyền rộng là do bán tràn lan và dễ sử dụng, có thể nhai trực tiếp lá tươi, lá khô, cuốn thành thuốc hút, pha trà uống... 

Đã có hàng trăm băng nhóm ở nước ngoài đứng ra mua bán, tiêu thụ lá cây "Khát" đưa sang các nước như Yemen, Lebanon, Thổ Nhĩ Kỳ... Một thời gian, lá "Khat" đã xâm nhập vào Vương Quốc Anh nhưng sau đó đã bị cấm.

Trở lại vụ việc phát hiện và bắt giữ số lượng lá "khat" có thành phần chất điều chế ma túy tổng hợp mới nêu trên. Quá trình điều tra xác định, Công ty TNHH xuất nhập khẩu Comecon General, có trụ sở tại quận 7, TP Hồ Chí Minh do bà Nguyễn Thị Ngọc Ánh làm giám đốc. Ông  Nguyễn Văn Lý, Việt kiều Mỹ (em trai bà Ánh) làm trợ lý Giám đốc.

Theo tài liệu điều tra, ông Lý có quen một người bạn sinh sống ở Ethiopia. Người bạn này nhờ ông Lý làm dịch vụ nhận, bao gói và xuất đi Mỹ giúp 3 thùng hàng mẫu lá Henna. Ông Lý nhận lời và thông báo cho người bạn Ethiopia biết chi phí hết 450 USD. 

Sau khi hàng đến Việt Nam, ông Lý  giao cho nhân viên làm thủ tục nhận và mang 3 thùng lá cây khô về Công ty để đóng gói lại thành 12 gói, mỗi gói từ 1,5kg đến 2,5kg và đóng vào 3 thùng carton. Sau đó, ông Lý có ký hợp đồng với một doanh nghiệp làm thủ tục xuất hàng đi Mỹ với chi phí 280 USD. Khi hàng làm thủ tục tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thì bị phát hiện. Số lượng 34kg lá "khat" bị phát hiện chỉ là một phần trong số 172kg lá loại này bị thu giữ.

Trước đó, cơ quan chức năng ở TP Hồ Chí Minh đã bắt 4 vụ lá "Khat" khô nhập từ châu Phi và 1 vụ xuất đi Mỹ, tổng trọng lượng hơn 2 tấn, trị giá khoảng 2,2 triệu USD. Số vụ này các cơ quan tố tụng TP Hồ Chí Minh đang phân loại để xử lý.

Được biết, hiện nay, trên thế giới, để phục vụ nhu cầu ăn chơi của giới trẻ, bọn tội phạm luôn nghĩ cách làm mới các loại ma túy, gây khó khăn trong việc phòng ngừa, phát hiện và xử lý. Nay với sự xuất hiện của lá "Khat", chúng tôi cũng kiến nghị với các cơ quan chức năng, khẩn trương xem xét, thống nhất các bộ ngành trình Chính phủ nhằm bổ sung tinh chất Cathinone và Cathine có trong lá "Khat" vào danh mục các tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy. Đồng thời, tuyên truyền phổ biến kịp thời các loại ma túy mới để giới trẻ biết và phòng ngừa.

Đào Minh Khoa

Đến 16h chiều nay (8/11), Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng vẫn đang khám xét trụ sở Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI (92 đường 29/3, phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) để thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan đến các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của công ty này. Hiện có rất nhiều người dân đã tập trung xung bên ngoài tòa nhà văn phòng công ty theo dõi. Nhiều người kêu khóc, đòi Tổng giám đốc Nguyễn Quang Hoàng... “hiện hồn” trả lại tiền. Công an quận Cẩm Lệ đã huy động hàng chục CBCS để đảm bảo ANTT.

Chiều 8/11, Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh cho biết, đã khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam 2 đối tượng: Nguyễn Thị Kim Trang (SN 1970; cư trú quận 3) và Lê Văn Hòa (SN 1977; cư trú quận Tân Bình) là nhân viên tiệm vàng Đức Long (phường 5, quận Tân Bình) về hành vi “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”.

Trước ý kiến cho rằng vì chưa có quy định cụ thể về ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp tạm hoãn xuất cảnh, điều này khiến cho nhiều doanh nghiệp và cá nhân không thể dự đoán được liệu mình có nằm trong diện bị tạm hoãn hay không, Bộ Tài chính cho biết sẽ cân nhắc để áp dụng.

Trưa ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đồng loạt tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở chính của Công ty TNHH MTV Tư vấn Đầu tư GFDI và Sở giao dịch của Công ty này tại Đà Nẵng để thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc huy động hàng ngàn tỷ đồng và các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật của doanh nghiệp này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文