Cần xử lý mạnh tay kiểu đòi nợ bằng “bom bẩn”

06:50 08/10/2020
Không chỉ có những kẻ hoạt động “tín dụng đen” thuê mướn giang hồ đòi nợ với chiêu thức quăng nước sơn, mắm tôm vào nhà để khủng bố tinh thần người thân con nợ mà ngay cả tổ chức ngân hàng cũng sử dụng chiêu này là điều khó có thể chấp nhận. Đã đến lúc cần xem việc đòi nợ bằng “bom bẩn” là hành vi “khủng bố” chứ không đơn thuần là ném chất bẩn vào nhà người khác…


Đầu tháng 9/2020, gia đình bà T., ngụ phường 13, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh) nhận được một thông báo do người có tên là Nguyễn Quang Hùng, chuyên viên phòng pháp lý của Ngân hàng T.V ký tên với nội dung: “Yêu cầu ông Đ.T (con bà T.) liên hệ ngân hàng để làm việc về khoản vay quá hạn. Nếu đến ngày 10/9/2020 mà anh Đ.T không phản hồi thì ngân hàng sẽ khởi kiện hoặc sử dụng các biện pháp khác để thu hồi nợ. Nếu phía ngân hàng có gây thiệt hại uy tín, danh dự của ông Đ.T tại nơi kinh doanh, nơi cứ trú thì ông Đ.T phải tự gánh chịu”.

Ít ngày sau đó nhiều thanh niên đầu trọc, xăm trổ đầy mình tìm đến nhà bà T. để đòi nợ. Cả nhóm dùng lời lẽ dung tục, chửi bới, đe dọa bà T., phải trả nợ thay con. Bà T. hỏi “nợ gì?” thì được chúng đưa ra một tờ thông báo bán nợ. Theo đó phía ngân hàng đã bán khoản nợ của anh Đ.T cho công ty TNHH đòi nợ H.L có trụ sở đặt tại tỉnh Hải Phòng. Thông báo yêu cầu trong vòng 3 ngày, gia đình bà T. phải trả hơn 80 triệu đồng, nếu không công ty H.L sẽ dùng mọi biện pháp để thu hồi nợ. Cuối thông báo này còn ghi câu “Con nợ trốn-người thân trả”. Bà T. cho biết mình không vay nợ, còn con trai bà vì bài bạc, nợ nần nên cũng đã bỏ nhà đi từ lâu. Ngân hàng có muốn đòi nợ thì khởi kiện con bà ra tòa chứ bà không có trách nhiệm phải trả thì nhóm giang hồ hậm hực bỏ đi cùng lời đe dọa “sẽ cho biết mặt”.

Những ngày sau đó, nhà bà T. liên tục bị kẻ lạ mặt ném trứng vào nhà, đến đêm 28/9/2020, chúng ném cả sơn vào cửa nhà. Sau đó bà T. đến Ngân hàng T.V để hỏi thì mới hay anh Đ.T có hai khoản vay tín chấp với tổng số tiền 62 triệu đồng. Anh Đ.T đã trả được 12 triệu  đồng thì mất khả năng thanh toán. Số nợ còn lại, cộng với lãi đến hết tháng 9/2020 là khoảng 80 triệu đồng. Khoản nợ này hoàn toàn phù hợp với số nợ mà nhóm giang hồ đến nhà bà T. đòi. 

“Đến ngân hàng mà cũng thuê giang hồ đòi nợ kiểu “khủng bố” là không thể chấp nhận được. Hiện tại tôi đã trình báo với cơ quan Công an để tuy tìm kẻ tạt sơn gia đình tôi cũng như làm rõ mối quan hệ giữa ngân hàng với nhóm đòi nợ thuê”, bà T cho biết.

Một căn nhà ở TP Hồ Chí Minh bị các đối tượng đòi nợ tạt nước sơn.

Tình cảnh của gia đình bà T. là hệ lụy “điển hình” của thực trạng vay mượn nợ tín chấp và là nạn nhân của lối đòi nợ theo kiểu xã hội đen hiện nay. Thường những người vay mượn nợ kiểu này hầu hết sử dụng vào mục đích bất hợp pháp như bài bạc, số đề, hút chích ma túy… nên không có khả năng trả nợ gần như là chắc chắn. Và khi con nợ bỏ trốn thì những người cho vay nặng lãi, ngân hàng cho vay tín chấp cứ nhắm vào người thân của họ mà “khủng bố” để hòng lấy lại phần nợ đã cho vay. 

Đáng trách nhất là các ngân hàng, công ty tài chính cho vay tín chấp nhưng không xác minh kỹ đối tượng vay mượn. Như trường hợp của anh Đ.T không nghề nghiệp, không tài sản, nghiện bài bạc… nhưng vẫn được Ngân hàng T.V cho vay đến 62 triệu đồng. Chính các tổ chức tín dụng này đã góp thêm phần phức tạp về vấn nạn “tín dụng đen”, đòi nợ thuê mà đáng lẽ ra phải là những tổ chức góp phần cùng Nhà nước đẩy lùi vấn nạn này.

Đòi nợ thuê nở rộ ở TP Hồ Chí Minh khoảng 10 năm trở lại đây. Còn “chiêu độc” tạt nước sơn trộn mắm tôm vào nhà con nợ xuất hiện nhiều trong những năm gần đây. Bởi chuyện đòi nợ thuê do các băng nhóm giang hồ hay công ty thu hồi nợ có tư cách pháp nhân thì cũng phải sử dụng giang hồ mặt mày bặm trợn, xăm trổ đầy mình. Con nợ “yếu bóng vía” thì hù dọa, tạt nước sơn, mắm tôm cho sợ; còn “nặng” thì phải nói chuyện bằng nắm đấm, “quậy” tưng bừng nơi ở hoặc trụ sở công ty của con nợ… 

Hằng năm, ở TP Hồ Chí Minh ghi nhận có trên dưới 500 vụ quăng chất bẩn (phần nhiều là nước sơn và mắm tôm) vào nhà người khác và đều liên quan đến chuyện nợ nần.

Tuy việc tạt nước sơn, mắm tôm xảy ra rất nhiều và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của gia chủ, hoang mang trong dư luận nhưng việc xử lý chỉ đếm trên đầu ngón tay, chủ yếu là các vụ gây xôn xao dư luận như vụ 8 lần tạt nước sơn, mắm tôm ở quán phở Hòa, quận 3. 

Nguyên nhân là do nhiều trường hợp bị tạt 1-2 lần nhưng không trình báo cơ quan Công an vì sợ bị ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của gia đình mình nên âm thầm trả nợ cho người thân. Chính yếu tố đó đã giúp cho những kẻ đòi nợ thuê vẫn sử dụng chiêu thức này để đòi nợ mà chẳng mảy may sợ sệt. 

Mặt khác, các băng nhóm giang hồ hay nhân viên công ty đòi nợ thường không trực tiếp ra tay mà thuê các đối tượng nghiện ma túy ở khắp nơi với cái giá rẻ mạt để thực hiện. Nếu gia đình nào không có camera quan sát ghi lại hình ảnh kẻ tạt chất bẩn thì cơ quan Công an rất khó truy vết thủ phạm. Một khi không bắt giữ được kẻ trực tiếp thực hiện  hành vi “khủng bố” thì khó có thể quy kết cho các băng nhóm đòi nợ thuê dù biết chính họ là kẻ chủ mưu.

 Mặt khác, việc xử lý các đối tượng “khủng bố” bằng chất bẩn hiện nay là khá nhẹ (phạt hành chính từ 1-2 triệu đồng theo quy đinh tại Nghị định 167/NĐ-CP) nên không đủ sức để răn đe. Về trách nhiệm hình sự, các đối tượng quăng chất bẩn còn có thể xử lý về hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Nhưng điều kiện đi cùng là đối tượng đó đã qua 1 lần xử phạt hành chính hoặc gây ảnh hưởng xấu đến ANTT, an toàn xã hội… 

Nắm được quy định này, các băng nhóm đòi nợ thuê thường thuê mướn nhiều đối tượng khác nhau trong các lần quăng chất bẩn vào nhà người thân con nợ để đối phó.

Đại tá Nguyễn Đăng Nam, Trưởng phòng CSHS, Công an TP Hồ Chí Minh khẳng định, 99% công ty thu hồi nợ hoạt động không đúng quy định của pháp luật; có biểu hiện câu kết với các băng nhóm ở bên ngoài sử dụng nhiều chiêu trò gây rối, khủng bố tinh thần, ném mắm tôm, nước sơn… vào nhà người nợ tiền. Theo thống kê, hiện toàn thành phố có 67 công ty thu hồi nợ với hơn 700 lao động. 

Điều rất đáng mừng là hiện nay, Quốc hội đã thông qua Luật Đầu tư đến 1/1/2021 sẽ cấm kinh doanh dịch vụ đòi nợ. Từ sau thời gian này, xã hội bớt đi một gánh nặng nhưng việc quăng “bom bẩn” vào nhà người khác chưa chắc đã bị ngăn chặn hiệu quả nếu như không đề ra biện pháp xử lý mạnh tay hơn.

Mã Hải

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

Tại địa điểm kinh doanh nằm trên địa bàn thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, Phòng Nghiệp vụ 1, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (QLTT) phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ 25 chiếc xe điện loại 3 bánh và 4 bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ. Đặc biệt, tại Nghị Quyết số 05 của Chính phủ ngày 4/2/2008, các loại phương tiện này không được phép lưu hành tại Việt Nam trừ những trường hợp đặc biệt.

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文