Cảnh giác với chiêu trò lừa đảo khi sử dụng dịch vụ hút bể phốt

15:43 18/06/2020
Gia đình tôi có nhu cầu hút bể phốt, chỉ cần sử dụng từ khóa tra cứu dịch vụ trên google đã có tới gần 1,9 triệu kết quả  tìm kiếm. Các website thi nhau tự quảng cáo về "uy tín" dịch vụ của mình. Đa số các website đều lấy tên "Công ty môi trường đô thị Hà Nội" để gây nhầm lẫn với Công ty TNHH một thành viên Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco), nhằm lợi dụng uy tín và bề dày truyền thống của doanh nghiệp này...


Nhấp chuột vào một website có từ khóa "thongtachanoi..." đề tên "Công ty Môi trường Hà Nội", bên dưới lại đề là "Công ty Môi trường T.A"  và gọi điện thoại đến số ghi trên website, tôi nhận được sự tiếp đón hồ hởi, nhiệt tình của bên nhận dịch vụ. Chỉ khoảng 30 phút, "nhân viên kĩ thuật" của dịch vụ này đã đến nhà tôi để "tư vấn" và đưa ra mức giá 700 ngàn đồng/1 m3 đối với công nghệ thường và 850 ngàn đồng/1 m3 nếu sử dụng công nghệ "sục vi sinh". 

Một trang Web ghi tên gây hiểu nhầm là của Công ty Môi trường Hà Nội, nhưng dưới lại đề Công ty Môi trường T.A

Theo quảng cáo của nhân viên kĩ thuật, nếu sử dụng công nghệ "sục vi sinh" thì sau khi hút, thời gian phải hút lần thứ 2 sẽ kéo dài hơn rất nhiều, bởi bể phốt được bơm men vi sinh vào sẽ tự tiêu. Tôi nhẩm tính, bể phốt của gia đình tôi trước đây xây khoảng 3m3, nếu giá 850 ngàn đồng/1 m2 thì ước tính khoảng 2,5 triệu đồng, cũng có thể chấp nhận được nên đã đồng ý.

Tối cùng ngày, họ điều đến một xe ô tô có bồn chứa 10 m3 và tiến hành "sục vi sinh" trước khi hút. Khi hút xong, họ bảo tôi ra kiểm tra bình chứa và báo khối lượng hút được là 9,5m3, thành tiền hơn 8 triệu đồng. Tôi "ngã ngửa", không đồng ý với số lượng mét khối mà bên dịch vụ đưa ra vì bể phốt nhà tôi có 3 m3, làm sao chứa được 9,5 m3 để hút ra. Nhưng  cuối cùng, tôi không thể tranh cãi mãi với họ được, bởi tôi đã chót thống nhất cách tính là lấy đơn giá nhân với số mét khối hút được.

Sau này, suy nghĩ lại, tôi mới biết là mình đã bị lừa. Bởi cái gọi là "sục vi sinh" thực tế là họ bơm nước ngược từ téc xe bồn của họ vào bể phốt nhà tôi. Do không để ý, họ còn bơm quá nhiều nước khiến bể phốt bị tràn lên sàn nhà. Sau khi bơm đầy nước, họ mới hút ra, cộng với số nước có sẵn trong téc bồn của họ nên mới đẩy khối lượng lên 9,5 m3. Đây là hành vi gian lận, lừa dối người sử dụng dịch vụ để lấy tiền phi pháp.

Vì vậy, với bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn đọc có nhu cầu hút bể phốt hãy cảnh giác với loại dịch vụ này. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thì nên sử dụng hình thức khoán xe. Tức là, bạn ước lượng bể phốt của gia đình mình bao nhiêu mét khối và thuê khoán một xe bồn có dung tích phù hợp. Tìm hiểu lại, tôi được biết, có một số nơi nhận dịch vụ theo hình thức khoán; theo đó một xe 8 m3 chỉ có giá khoản khoảng 3 triệu đồng. 

Nếu sử dụng dịch vụ khoán thì bạn sẽ biết trước số tiền mình phải chi trả là bao nhiêu và không bị bên dịch vụ lừa dối làm tăng số mét khối. Trong trường hợp bạn sử dụng dịch vụ tính tiền theo đơn giá, thì phải hỏi kỹ giá 1 m3 là bao nhiêu, vì trên một số website, có mức giá chênh lệch lớn từ 80.000đ đến 850.000đ/1 m3. 

Điều quan trọng hơn, khi chọn cách tính tiền theo m3 thì bạn phải kiểm soát được xe bồn có thực sự là xe trống hay không, vì có thể, trong đó đã chứa nước, hoặc phân đã được hút của gia đình khác vẫn đang chứa trên xe bồn. Cách kiểm tra, có thể bạn yêu cầu bên dịch vụ xả van để kiểm tra xem có nước hoặc phân trong téc bồn hay không?

Thiết nghĩ, Sở Tài nguyên Môi trường cần siết chặt loại hình dịch vụ này, thông tin cho người dân giá cả dịch vụ, cách nhận biết các cơ sở dịch vụ có đủ điều kiện về kĩ thuật và có chứng chỉ đảm bảo về môi trường; tránh tình trạng bắt chẹt, lừa dối khách hàng; đồng thời cũng kiểm soát được chất thải khi hút lên xe bồn có được đưa đến cơ sở xử lý theo đúng qui định hay không? Vì theo thông tin chúng tôi được biết, đã có cơ sở dịch vụ xả bậy ra sông hồ, hoặc chôn lấp trái qui định, gây ảnh hưởng đến môi trường.

Minh Khoa

Chiều 7/7, dưới sự chủ trì của Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản, Chánh Văn phòng, Người phát ngôn của Bộ Công an, Bộ Công an đã tổ chức họp báo thông báo tình hình, kết quả công tác Công an 6 tháng đầu năm 2025. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các cục nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an một số địa phương.

Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng (Bộ Công an) vừa qua có quyết định về việc cấm tham gia hoạt động đầu tư theo phương thức PPP (đối tác công tư) với Liên hiệp Hợp tác xã thương mại TP Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) và Công ty Cổ phần Thực phẩm Thiên Nhiên King Green (Công ty King Green).

Liên quan đến vụ án Mr Pips Phó Đức Nam, tại buổi họp báo của Bộ Công an tổ chức chiều 7/7, Trung tướng Nguyễn Thanh Tùng, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, đã bắt giữ vợ của Lê Khắc Ngọ, tức Mr Hunter, đồng thời thu giữ nhiều tài sản, bất động sản của liên quan đến vụ án.

Trả lời câu hỏi của báo chí về vụ án xảy ra tại Tổng Công ty CP Bảo hiểm Petrolimex (PJICO) và các đơn vị liên quan, Thượng tá Vũ Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu Bộ Công an cho biết, hiện đã khởi tố nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo của PJICO.

Tại buổi họp báo của Bộ Công an chiều 7/7, Đại tá Nguyễn Công Khôi, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an cho biết, không khởi tố vụ án hình sự tại Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (Công ty C.P. Việt Nam) do không có cơ sở kết luận Công ty C.P. Việt Nam “Vi phạm quy định về an toàn thực phẩm”.

Người dân sống tại cư xá Độc Lập đang huy động người thân dọn dẹp lại nhà cửa sau vụ cháy để ổn định cuộc sống. Hiện trường vụ cháy vẫn đang được phong tỏa, công tác điều tra vẫn đang được tiến hành, nhiều đoàn thể đã chung tay cùng với gia đình lo hậu sự cho các nạn nhân…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.