Chủ mưu vụ án thao túng giá chứng khoán lĩnh án chung thân

06:50 08/05/2019
Ngày 7-5, TAND TP Hà Nội đã kết thúc phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án thao túng giá chứng khoán. Cơ quan tố tụng xác định, bị cáo Trần Hữu Tiệp, SN 1983, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung (viết tắt là Công ty MTM) là chủ mưu trong vụ án này.

Trong thời gian điều hành hoạt động của công ty, Tiệp cùng 14 đồng phạm đã gây ra vụ án thao túng giá chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và giả mạo trong công tác liên quan đến cổ phiếu MTM.

Theo bản án sơ thẩm, năm 2010, Nguyễn Văn Dĩnh (SN 1965, cựu Giám đốc Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Hamico) mua lại hồ sơ pháp lý của Công ty MTM. Dù Công ty MTM không hoạt động, không có vốn nhưng các đối tượng làm giả hồ sơ thể hiện năm 2014, Công ty MTM có 103 cổ đông, sở hữu 31 triệu cổ phần (tương đương 310 tỷ đồng), từ đó làm giả chứng từ tăng vốn thực góp lên 310 tỷ đồng nhằm đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán.

Bị cáo Tiệp và đồng phạm tại phiên toà.

Quá trình làm giả hồ sơ, Tiệp, Dĩnh và đồng phạm đã móc nối với cán bộ một số ngân hàng hợp thức hóa chứng từ để rút 485 tỷ đồng, thể hiện việc góp vốn của các cổ đông và doanh số kinh doanh của Công ty MTM. Khi đang chỉ đạo đăng ký niêm yết cổ phiếu MTM thì ngày 29-5-2015, Dĩnh bị khởi tố, bắt tạm giam vì hành vi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức; trốn thuế và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng trong một vụ án khác.

Ngay sau đó, Công ty MTM đã rút hồ sơ đăng ký niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Tháng 6-2015, Tiệp và Phùng Thành Công (đang bỏ trốn) thỏa thuận với vợ Dĩnh là Vũ Thị Hoa (SN 1970, trú tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, cựu Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty cổ phần Khoáng sản Nari Habico) để nhận hồ sơ pháp lý của Công ty MTM và tiếp tục làm thủ tục đăng ký giao dịch chứng khoán.

Hoa biết rõ Công ty MTM không có vốn cũng không hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng vẫn đồng ý bàn giao hồ sơ với thỏa thuận, nếu cổ phiếu MTM được giao dịch trên thị trường chứng khoán, mỗi bên sẽ sở hữu 50% trong số 31 triệu cổ phiếu, tương đương 155 tỷ đồng vốn thực góp.

Tháng 6-2016, hành vi phạm tội của các đối tượng trong vụ án này đã bị phát hiện. Thời điểm này đã có 1.156 người đứng tên sở hữu cổ phiếu không có thật của Công ty MTM. Viện Kiểm sát xác định, Tiệp cùng đồng phạm đã thực hiện các hành vi gian dối lừa đảo, thao túng cổ phiếu MTM gây thiệt hại số tiền hơn 56 tỷ đồng cho các cá nhân, tổ chức, trong đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 53 tỷ đồng của các nhà đầu tư cổ phiếu MTM. Ngoài ra, Tiệp còn có hành vi lừa bán cổ phiếu MTM cho hai người khác để chiếm đoạt số tiền 355 triệu đồng.

Bản án sơ thẩm xác định, hành vi của các bị cáo đã xâm phạm hoạt động đúng đắn, bình thường của thị trường chứng khoán và tác động tiêu cực đến tâm lý của các nhà đầu tư. Trong đó, nhóm bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là nghiêm trọng nhất. Các bị cáo khác tham gia tích cực giúp bị cáo chủ mưu hoàn thành tội phạm nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc. Với vai trò chủ mưu, bị cáo Trần Hữu Tiệp bị tuyên án chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Cùng tội danh này, bị cáo Vũ Thị Hoa bị tuyên phạt 12 năm tù. Bị cáo Nguyễn Văn Dĩnh (chồng bị cáo Hoa) bị tuyên phạt 4 năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Với tội danh thao túng giá chứng khoán, bị cáo Bùi Thiện Lý (SN 1988, ở phường Mỹ Đình I, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, lao động tự do) và Đỗ Hữu Tài (SN 1992, ở phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, lao động tự do) cùng bị tuyên phạt 30 tháng tù (án treo).

Các bị cáo khác tuỳ theo mức độ phạm tội mà bị tuyên phạt từ 20 tháng tù đến 36 tháng tù (án treo) về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức và tội giả mạo trong công tác.

Nguyễn Hưng

Tổng thống Vladimir Putin khẳng định ông đặt "lợi ích và sự an toàn của người dân Nga lên trên hết", đồng thời tin tưởng Nga sẽ vượt qua mọi khó khăn một cách tự trọng và trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ thắng lợi Điện Biên Phủ chấn động địa cầu năm 1954 đến đại thắng mùa xuân năm 1975 là 21 năm đằng đẵng với bao mất mát, hy sinh của dân tộc Việt Nam. Trong hành trình ấy, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng cách mạng chân chính và vững niềm tin để thực hiện khát vọng cháy bỏng: Non sông liền một dải, hòa bình, độc lập và xây dựng đất nước hùng cường.

Bước vào nghề với những hoàn cảnh khác nhau, nhưng những người phụ nữ ngành Điện đã vượt qua nhiều khó khăn trở ngại, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, kể cả những công việc tưởng chừng chỉ dành cho nam giới.

Giả danh cơ quan Công an gọi điện để lừa đảo chiếm đoạt tài sản không phải thủ đoạn mới nhưng nhiều người vẫn mất cảnh giác, sập bẫy. Mới đây, Công an quận Hà Đông, TP Hà Nội đang điều tra, xác minh vụ giả danh cán bộ Công an, lừa đảo chiếm đoạt tài sản 15 tỷ đồng.

Ngày 7/5, Công an huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ để điều tra, làm rõ nguyên nhân một nam công nhân tử vong trong lúc làm việc tại xưởng sản xuất…

Trở lại Việt Nam vào những ngày cuối tháng tư, nữ nhà văn người Mỹ Lady Borton đang gấp rút duyệt bản thảo lần cuối cho cuốn sách mới bằng tiếng Anh viết về Điện Biên Phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Gắn bó với Việt Nam hơn nửa thế kỷ, người phụ nữ 82 tuổi này đã chứng kiến nhiều thăng trầm của Việt Nam, coi đây là quê hương thứ hai của mình.

Bộ Công an Việt Nam và các cơ quan chức năng Australia đang tiến hành các thủ tục để chuẩn bị tổ chức Đối thoại An ninh cấp Bộ trưởng Việt Nam - Australia lần thứ nhất vào cuối năm 2024. Đây là sự kiện quan trọng góp phần nâng tầm hợp tác hai bên trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật.

Với việc hóa thân thành ông lão 72 tuổi để nói về việc trẻ em thiếu tình thương, em Nguyễn Đỗ Quang Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS-THPT Nguyễn Khuyến, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng đã vượt qua 1,5 triệu bài viết, giành giải Nhất quốc gia cuộc thi Viết thư UPU lần thứ 53.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文