Còn nhiều nạn nhân sập bẫy lừa đảo qua điện thoại

09:29 01/04/2019
Thời gian gần đây, các băng nhóm tội phạm người nước ngoài giả danh cơ quan pháp luật Việt Nam đã bùng phát trở lại, mạnh mẽ hơn trước với những cách thức lừa đảo hoàn toàn mới. 

Nếu như trước đây, nạn nhân của nhóm tội phạm này chủ yếu là người già và người nội trợ, thì với những thủ đoạn mới này, các đối tượng đánh vào tất cả các đối tượng. Có trường hợp, một doanh nhân đã bị lừa với số tiền lên đến hơn 48 tỷ đồng.

Hàng loạt nạn nhân “sập bẫy”

Sáng 28-2, ông H.A.D. (ngụ quận Bình Thạnh) nhận một cuộc điện thoại gọi đến số điện thoại bàn thông báo, bưu phẩm gửi đi nước ngoài của ông đã bị chặn lại. Chưa hiểu chuyện gì xảy ra, đầu dây bên kia đề nghị ông bấm tiếp số 9 để biết thêm chi tiết. 

Ông D., làm theo, một giọng nữ xưng là người của Bưu cục bưu chính viễn thông và nêu lý do bưu phẩm không gửi đi nước ngoài được do chứa đồ bất hợp pháp. Lúc này, ông D., khẳng định là mình không hề gửi kiện hàng nào, thì máy được chuyển đến cơ quan Công an để rõ vụ việc. 

Đầu dây bên kia, một giọng nam xưng Đại úy Phạm Anh Tuấn và thông báo luôn: Có hai đối tượng trong chuyên án hình sự cấp quốc gia đã bị Công an TP Đà Nẵng bắt. Hai đối tượng này khai đã rút 6,8 tỷ đồng từ tài khoản do ông D., đứng tên. 

Một nhóm tội phạm do người Đài Loan – Trung Quốc cầm đầu, đã từng bị cơ quan CSĐT bắt giữ.

Ông D. được chia 5% hoa hồng. Người tên Tuấn đề nghị ông D., cùng hợp tác với cơ quan điều tra để làm sáng tỏ vụ án.

Quá sợ hãi, ông D. răm rắp làm theo hướng dẫn của Tuấn, chuyển 190 triệu đồng tích cóp được vào tài khoản của “cơ quan điều tra” do Tuấn chỉ định, để giám định nguồn tiền. 

Tuấn cam kết, nếu kết quả giám định đúng là tiền sạch ông D., sẽ nhận lại toàn bộ số tiền này. Tuy nhiên, đến hôm sau, một phụ nữ xưng cán bộ Viện Kiểm sát yêu cầu ông D., nộp tiếp 200 triệu đồng để người này làm hồ sơ bảo lãnh, trên cơ sở đó để tính mức bồi thường thiệt hại ông D., về tinh thần và vật chất, cũng như để hoàn tất hồ sơ để ông D., nhận lại tài sản của mình, thấy nghi ngờ nên ông D., đã trình báo lên cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh. 

Tương tự, bà P.T.K.L. (ngụ quận 1, TP Hồ Chí Minh) cũng tự dưng nhận được cuộc điện thoại thông báo bưu kiện gửi đi nước ngoài có chứa đồ bất hợp pháp. 

Cũng giống như ông D., bà L., cũng bị chuyển cuộc gọi đến cho một người tự giới thiệu là cán bộ Công an TP Hà Nội, thông báo bà L., có liên quan đến đường dây tội phạm rửa tiền và đề nghị bà phối hợp với cơ quan điều tra. 

Tuy nhiên, để bà L., yên tâm “cán bộ Công an” này yêu cầu bà tự mở tài khoản tại một Ngân hàng, có đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại 01206416131 do người này cung cấp. 

Đinh ninh rằng đây là tài khoản do mình đứng tên, tài sản chuyển vào tài khoản này cũng do mình quản lý nên bà L., đã không ngần ngại nộp toàn bộ số tiền đang có hơn 5 tỷ đồng vào tài khoản vừa mở để cơ quan điều tra giám định nguồn tiền. Tuy nhiên, ngay sau khi gửi toàn bộ số tiền đã bị “biến mất”.

Một thủ đoạn khác của nhóm đối tượng này mà ông T.K.Đ., (ngụ quận 3, TP Hồ Chí Minh) trở thành nạn nhân. Ông Đ., nhận cuộc gọi từ một số người tự xưng nhân viên ngân hàng và cán bộ Công an TP Hà Nội thông báo ông có khoản nợ tiền tín dụng của ngân hàng đến hạn phải trả, rồi dẫn dắt đến câu chuyện ông liên quan đường dây tội phạm đang bị cơ quan Công an điều tra. 

Cũng giống bà L., ông Đ., được gợi ý hợp tác để "thoát tội" bằng việc đến ngân hàng tự mở tài khoản, đăng ký sử dụng dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại 0949759894 và tên truy cập "dungleming" do đối tượng này cung cấp. 

Dù không liên quan đường dây tội phạm, nhưng lo sợ vì bị hù dọa, ông Đ., chuyển gần 2,5 tỷ đồng vào tài khoản ông mới mở theo yêu cầu để giám định và bị mất sạch số tiền này.

Khi đã dính “bẫy lừa”, các nạn nhân trên đều thừa nhận rằng, nhóm người này đã dùng những biện pháp giống như một Công an điều tra tội phạm làm cho người bị hại tin tưởng đang nói chuyện với Công an. Bọn chúng cứ nói liên tục với những lời lẽ vừa hăm dọa, vừa cảm thông, vừa có thiện chí giúp đỡ, không cho người nghe có thời gian suy nghĩ, và bị lừa lúc nào không hay. 

Qua tìm hiểu của chúng tôi, không chỉ lừa tiền của người dân mà bọn chúng còn tìm “nguồn” để cung cấp thẻ rút tiền bằng cách hướng dẫn những người mở tài khoản thẻ Visa quốc tế rồi thu mua lại 1,5- 2 triệu đồng/thẻ. Sau đó, bọn chúng dùng thẻ này để rút tiền chiếm đoạt được tại các cây ATM trong và ngoài nước.

Cơ quan điều tra cũng xác định, đây là băng nhóm lừa đảo do các đối tượng người Đài Loan (Trung Quốc) cầm đầu, có sự câu kết của một số đối tượng trong nước hoạt động xuyên quốc gia. 

Sau một thời gian im ắng, từ tháng 5-2018 hoạt động của các băng nhóm này bùng phát trở lại với số tiền chiếm đoạt đặc biệt lớn (có nạn nhân bị chiếm đoạt hơn 48 tỷ đồng). 

Qua điện thọai, người giả mạo là điều tra viên yêu cầu nạn nhân ra ngân hàng đăng ký mở tài khoản có đăng ký dịch vụ Internet Banking, nhưng bằng số điện thoại báo tiền vào - tiền rút ra do các đối tượng lừa đảo cung cấp; sau đó chuyển tiền của nạn nhân vào các tài khoản này để kiểm tra. 

Nạn nhân nghĩ rằng chuyển tiền vào tài khoản do chính mình mở thì không sợ mất nên không lo lắng. Tuy nhiên, việc đăng ký dịch vụ Internet Banking bằng số điện thoại do người khác cung cấp không khác gì trao chìa khóa nhà mình cho kẻ trộm.

Bởi có được số tài khoản, tên đăng nhập, mật khẩu ban đầu, băng nhóm tội phạm truy cập website ngân hàng và thay đổi mật khẩu. Khi nạn nhân chuyển tiền vào tài khoản, những kẻ lừa đảo lập tức dùng dịch vụ Internet Banking chuyển tiền từ tài khoản của nạn nhân sang nhiều tài khoản khác rồi rút ra chiếm đoạt bằng các thẻ Visa Debit, Master Card.

Cần siết quản lý 

Quá trình điều tra các vụ án giả danh cơ quan pháp luật Việt Nam gọi điện thoại để lừa đảo cho thấy, ngoài sự mất cảnh giác của nạn nhân thì sự quản lý thiếu chặt chẽ của một số tổ chức tín dụng, DN viễn thông đã vô tình tạo điều kiện cho băng nhóm lừa đảo dễ dàng thực hiện hành vi phạm tội. 

Thực tế, hiện nay không ít ngân hàng TMCP chấp nhận một cá nhân được mở nhiều tài khoản. Vì vậy, nhiều người dễ dàng đăng ký mở các loại thẻ Visa Debit, Master Card có đăng ký dịch vụ Internet Banking để bán cho các băng nhóm tội phạm dùng làm phương tiện lừa đảo. 

Bên cạnh đó, một số ngân hàng TMCP có hạn mức chuyển tiền quá lớn (lên đến 500 triệu đồng/lần giao dịch, 1 tỷ đồng/ngày) nên sau khi nạn nhân chuyển số tiền lớn vào tài khoản, băng nhóm tội phạm có thể rút tiền một cách nhanh chóng.

Đối với nhà mạng, sim “rác” đăng ký không chính chủ tràn lan, cũng là nguồn tiếp tay cho các băng nhóm tội phạm hoạt động. Bởi, trong tất cả các vụ án giả danh Công an để lừa đảo, số điện thoại nạn nhân được các đối tượng cung cấp để đăng ký dịch vụ Internet Banking khi mở tài khoản đều là sim "rác", gây khó khăn cho việc điều tra vụ án. 

Mặc dù Chính phủ đã ban hành Nghị định 49/2017/NĐ-CP ngày 24-4-2017 nhằm thắt chặt quản lý thuê bao di động trả trước, loại bỏ tình trạng sim "rác" với mức phạt cao, nhưng đến nay tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Để cảnh giác với nhóm tội phạm này, Công an TP Hồ Chí Minh khuyến cáo người dân tuyệt đối không tin bất kỳ lời đe dọa nào của các băng nhóm tội phạm qua điện thoại. Người dân tuyệt đối không đăng ký mở bất kỳ tài khoản ngân hàng nào do mình đứng tên, nhưng số điện thoại lại do các đối tượng lừa đảo cung cấp, cũng như không chuyển tiền vào những tài khoản trên.

Thúy Hà

Ngày 22/11, Đoàn kiểm tra số 4 của Bộ Công an do Trung tướng Nguyễn Văn Long, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, làm trưởng đoàn, kiểm tra các mặt công tác Công an năm 2024 tại Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Văn phòng Bộ Công an và các Cục nghiệp vụ Bộ Công an…

Sau nhiều năm chờ đợi, tuyến Metro đầu tiên của TP Hồ Chí Minh với tên gọi Bến Thành - Suối Tiên (tuyến Metro số 1) cũng đã bước vào giai đoạn gấp rút hoàn thành những công đoạn còn lại để có thể chính thức đưa vào khai thác ngay trong năm nay. Nhưng thời điểm này gánh nặng chi phí hoạt động cũng đã bắt đầu xuất hiện...

Sau một thời gian theo dõi, Công an huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công Thành phố Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 6 đối tượng, thu giữ trên 2,2 tấn pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan đến vụ án.

Ý thức được việc làm của mình là sai trái, qua sự động viên giải thích của Công an, vợ chồng người con trai chiếm nhà của bà cụ Phạm Thị Trơn (phường Hòa Quý (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng ) đã viết giấy trả nhà. Việc giao trả diễn ra trên tinh thần tự nguyện, dưới sự chứng kiến của đại diện các cơ quan bảo vệ pháp luật cùng chính quyền địa phương.

TAND TP Hồ Chí Minh đang tiếp tục xét xử vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (gọi tắt Xuyên Việt Oil). Đáng lưu ý, trong vụ án này, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị đưa ra xét xử 2 tội danh: “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi” với số tiền "khủng" khiến dư luận xôn xao. Từ những "món quà" đó, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre sở hữu nhiều xe ô tô, đồng hồ đắt tiền và nhiều tài sản có giá trị khác.

Một nhánh cây cổ thụ dài hàng chục mét gãy đổ chắn ngang lòng đường Quốc lộ 12B thuộc thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình, đã được lực lượng CSGT cùng cơ quan chức năng dọn dẹp, đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文