Ngày thứ 2 xét xử vụ án xảy ra tại PVTEX:

Cựu Chủ tịch PVTEX bị đề nghị từ 27 đến 29 năm tù

15:58 29/08/2018
Ngày 29-8, TAND TP Hà Nội tiếp tục phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và nhận hối lộ xảy ra tại Công ty CP hóa dầu và xơ sợi dầu khí (PVTEX). 

              

Trả lời thẩm vấn về việc “Cựu Tổng Giám đốc PVTEX Vũ Đình Duy (đang bỏ trốn) và cựu Tổng Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và xây lắp dầu khí Kinh Bắc (PVC.KBC) Đỗ Văn Hồng sau trao đổi góp 10% cổ phần thì bị cáo làm gì?”, bị cáo Trần Trung Chí Hiếu, cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị PVTEX khai “không nhớ” với lý do “số tiền Duy nói góp vốn 10% được bị cáo hiểu là cho mượn để góp vốn”. 

Trả lời về việc chỉ định thầu, bị cáo Hiếu cho biết “Việc chỉ định thầu đã có sự đồng ý, ủy quyền của Tổng Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC) và Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN). Nhưng theo quy định của Luật Đấu thầu thì vẫn tiến hành mời thầu”. 

Bị cáo Trần Trung Chí Hiếu.

Theo lời khai của bị cáo Hiếu, PVTEX có nhiệm vụ đánh giá năng lực nhà thầu. Và tại thời điểm đó, PVTEX đã thành lập Tổ chuyên gia đánh giá năng lực nhà thầu. Tổ chuyên gia đánh giá, PVC.KBC đủ năng lực. Trên cơ sở đó, bị cáo đã ký quyết định phê duyệt chỉ định thầu cho PVC.KBC. 

“Tuy nhiên, việc chỉ định thầu về sau đánh giá lại cho thấy không đủ điều kiện. Việc dự án thi công không đúng quy định là trái pháp luật”, bị cáo Hiếu thừa nhận.

Về quyết định phê duyệt dự án là xây nhà chung cư, trong nội dung biên bản có sự nhập nhằng giữa nhà chung cư và liền kề, bị cáo Hiếu khai “Có xem lại biên bản thương thảo đàm phán hoàn thiện gói thầu, nhưng bị cáo không để ý lắm về chi tiết”. Bị cáo Hiếu cho rằng, mình không được báo cáo về vấn đề thi công trái với phê duyệt và đề nghị Hội đồng xét xử xem xét vấn đề này. 

“Với trách nhiệm người đứng đầu đơn vị, bị cáo nhận trách nhiệm về việc ký quyết định phê duyệt chủ trương ứng vốn và xin chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra. Nhưng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét cho bị cáo với lý do, bị cáo có ghi là giao cho Ban điều hành giám sát việc sử dụng vốn và báo cáo Hội đồng quản trị xem việc sử dụng vốn cho dự án này có đúng không?”, bị cáo Hiếu nói. 

Về việc góp vốn thành lập công ty, bị cáo Hiếu khai “Khi Vũ Đình Duy, Tổng Giám đốc PVTEX trao đổi với bị cáo phương án thành lập công ty do PVC.KBC nắm 70%, bị cáo 10% và Duy 10% nên bị cáo đồng ý phương án đó và bị cáo trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Còn việc Duy có thỏa thuận như thế nào với Đỗ Văn Hồng, Tổng Giám đốc PVC.KBC thì bị cáo không biết”.

Trả lời Hội đồng xét xử về việc “Căn cứ nào để đề xuất tạm ứng 20 tỷ đồng?”, bị cáo Đào Ngọ Hoàng, cựu Trưởng phòng thương mại hợp đồng PVTEX cho biết “Sau khi xem xét hồ sơ dự án và các tài liệu liên quan, bị cáo thấy không đủ điều kiện đề xuất tạm ứng tiền, nhưng bị cáo thấy có ý kiến bằng văn bản của lãnh đạo đơn vị nên phải thực hiện theo chỉ đạo”. 

Đồng quan điểm với bị cáo Hoàng, bị cáo Vũ Phương Nam, cựu Kế toán trưởng PVTEX thừa nhận việc tạm ứng vượt mức quy định là sai so với quy định của hợp đồng. 

Có mặt tại phiên xử, đại diện theo ủy quyền của PVC cho biết, HEERIM-PVC là công ty liên kết của PVC. Trước đây, HEERIM-PVC có trụ sở tại tầng 4 tòa nhà CEO (đường Phạm Hùng, Hà Nội), nhưng hiện nay HEERIM-PVC chuyển đi đâu thì đại diện PVC không biết. 

Trả lời về tính hiệu quả của phần vốn góp của PVC tại HEERIM-PVC, đại diện phần vốn góp của PVC tại HEERIM-PVC cho biết, hai công ty này là hai pháp nhân khác nhau nên chưa biết phần vốn góp này là hiệu quả hay không hiệu quả. 

Đại diện theo ủy quyền của PVC cho biết, PVC không có gì liên quan đến hợp đồng gói thầu “Lập dự án đầu tư, thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây lắp Khu nhà ở cho cán bộ công nhân viên” của PVTEX. Căn cứ pháp lý về việc này được đại diện PVC khẳng định “PVC không có văn bản nào cho phép thực hiện việc này”. 

Đại diện của PVN trình bày tại toà, PVTEX được thành lập sau thỏa thuận hợp tác giữa PVN và PVTEX. PVN có ban hành Nghị quyết của Hội đồng quản trị yêu cầu các đơn vị thành viên sử dụng dịch vụ của nhau. Khi PVTEX triển khai dự án trên, Hội đồng quản trị PVN không can thiệp. 

PVN chỉ đồng ý về mặt chủ trương chỉ định thầu chứ không chỉ định PVC.KBC. Đại diện PVN cho rằng, những người đại diện phần vốn góp của PVN tại PVTEX phải có trách nhiệm trong việc này. Nếu các cá nhân có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của PVN, đề nghị Hội đồng xét xử xem xét trách nhiệm của họ. 

Đại diện của PVN cho hay, PVC.KBC và HEERIM-PVC không phải là công ty con của PVN và PVN không trực tiếp rót vốn vào hai pháp nhân này. PVN cũng không phải là đơn vị trực tiếp đứng ra cho vay đối với các đơn vị thành viên. 

Dự án này có vay một phần vốn của PVN, nhưng không vay trực tiếp mà vay ủy thác từ Tổng Công ty cổ phần Tài chính Dầu khí (PVFC). PVN ủy thác và PVFC phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước PVN trong việc quản lý khoản vay này. 

Theo hợp đồng số 14 ký kết giữa PVTEX và PVC.KBC, giai đoạn 1 của dự án có giá trị 101 tỷ đồng, PVC.KBC được tạm ứng 1 lần và không quá 15% tổng giá trị hợp đồng. Nhưng thực tế, PVC.KBC đã tạm ứng 3 lần với tổng số tiền 20 tỷ đồng.

Chiều 29-7, kết thúc phần thẩm vấn, đại diện Viện KSND TP Hà Nội đã đề nghị các mức án cho các bị cáo như sau: Trần Trung Chí Hiếu, từ 12-13 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; 15-16 năm tù về tội Nhận hối lộ. Tổng hợp hình phạt từ 27-29 năm tù. 

Đào Ngọ Hoàng từ 9-11 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Vũ Phương Nam từ 8-10 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Vũ Văn Hồng từ 10-11 năm tù về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.Về trách nhiệm hình sự, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử buộc bị cáo Hồng phải bồi thường thiệt hại cho nguyên đơn dân sự là PVTEX 19,4 tỷ đồng và 296 triệu đồng tiền lãi không kỳ hạn phát sinh từ ngày kết thúc hợp đồng số 14 (22-10-2014) đến ngày 16-6-2017. 

Về số tiền 3 tỷ đồng nhận hối lộ đã được gia đình bị cáo Trần Trung Chí Hiếu tự nguyện nộp cho Chi cục Thi hành án TP Hà Nội, đại diện Viện kiểm sát đề nghị Hội đồng xét xử sung công quỹ đối với số tiền này.

NGUYỄN HƯNG

Chiều 15/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đã kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam (diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15/4/2025). Chuyến thăm Việt Nam lần này của đồng chí Tập Cận Bình có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ giữa hai nước láng giềng, đặc biệt khi năm 2025 là năm đánh dấu 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (18/1/1950 - 18/1/2025).

Điều này nhằm quy định rõ trách nhiệm của Cơ quan Trung ương về chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù và khắc phục "khoảng trống" của Luật Tương trợ tư pháp (TTTP) năm 2007 khi không quy định về cơ quan có trách nhiệm lập yêu cầu chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù, dẫn đến việc Việt Nam không thể chủ động trong vấn đề này.

Sau nhiều năm dồn phần lớn lượng rác thải sinh hoạt về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước (bãi rác Đa Phước) để chôn lấp, tháng 3 vừa qua TP Hồ Chí Minh đã cho khởi công nhà máy rác điện với công suất 2.000 tấn/ngày. Đây mới chỉ là nhà máy rác điện thứ 2 trong khi từ lâu lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày tại thành phố đã ở mức 8.000 - 9.000 tấn...

Sau hai ngày TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 8 bị cáo là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại Vinatea, gây thiệt hại của Nhà nước số tiền hơn 38 tỷ đồng, chiều 15/4, đại diện Viện kiểm sát thực hành quyền công tố tại phiên tòa đã nêu quan điểm giải quyết vụ án và đề nghị mức án đối với các bị cáo.  

Ngày 15/4, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Thị Minh Huệ (SN 1980, ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Hành vi của Huệ thể hiện qua việc chị ta khoe quen biết ngân hàng thu gom USD giá rẻ, sau đó lừa những người nhiều tiền để chiếm đoạt hơn 140 tỷ đồng.

Ngày 15/4, thông tin từ Công an phường Nam Sơn (quận An Dương, TP Hải Phòng) cho biết, đơn vị vừa phát đi thông báo đề nghị cung cấp thông tin, hình ảnh liên quan đến vụ việc cháu bé sơ sinh bị bỏ rơi tử vong trước công chùa trên địa bàn, để phục vụ công tác điều tra.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文