Kết thúc phiên toà xét xử vụ chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng của ngân hàng:

Cựu Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc CIMCO lĩnh án chung thân

06:47 20/10/2018
Sau nhiều ngày mở phiên sơ thẩm xét xử vụ Chu Minh Ngọc (42 tuổi, trú tại phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây lắp và vật liệu công nghiệp CIMCO, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Vật tư kỹ thuật TMC và điều hành luôn Công ty Xuất nhập khẩu CIM câu kết với cấp dưới và nhiều nhân viên ngân hàng để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng, chiều muộn 17-10, Hội đồng xét xử TAND TP Hà Nội đã kết luận vụ án này và tuyên án đối với các bị cáo.

Theo bản án sơ thẩm, năm 2010, 2011, CIMCO kinh doanh thua lỗ, không có tài sản và không còn khả năng thanh toán nợ vay đến hạn tại các ngân hàng. Để có tiền trả nợ và sử dụng vào các mục đích khác, Ngọc nảy sinh ý định lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của nhiều ngân hàng. Để thực hiện hành vi gian dối, ngày 20-10-2010, Ngọc ký đơn gửi ngân hàng xin vay vốn 100 tỷ đồng, mục đích vay để bổ sung vốn lưu động phục vụ kinh doanh của CIMCO. 

Các bị cáo tại phiên xử.

Kèm theo đơn xin vay vốn là điều lệ, báo cáo tài chính và phương án kinh doanh của CIMCO. Những hồ sơ này thực tế không có thật mà do Ngọc chỉ đạo Lê Thị Hương (Kế toán trưởng CIMCO) lập khống, không đúng với tình hình kinh doanh của CIMCO. 

Để được OCB Thăng Long giải ngân theo từng khế ước nhận nợ, Ngọc chỉ đạo Hương lập giấy đề nghị giải ngân kèm theo các hợp đồng mua bán thép khống cùng hóa đơn giá trị gia tăng giữa CIMCO và bên bán là Công ty Tam Sơn, Công ty TMC và một số công ty khác do Ngọc thành lập và điều hành hoạt động nhưng để người khác đứng tên.  

Ngoài ra, để có tiền trả nợ Ngân hàng TMCP An Bình-Chi nhánh Hà Nội, Ngọc đã bàn bạc và nhờ Davis Tuấn (đại diện của Công ty Metalloyd, Vương quốc Anh tại Việt Nam) ký hợp đồng mua thép của CIM và sau đó lại ký hợp đồng bán chính số thép này cho CIMCO. Tổng số tiền OCB Thăng Long đã giải ngân là hơn 253 tỷ đồng và hơn 210.000 USD.

Sau khi phân tích, đánh giá mức độ, vai trò và hành vi phạm tội của từng bị cáo, Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Chu Minh Ngọc tù chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Các bị cáo đồng phạm của Ngọc bị tuyên phạt mức án sau: Hà Trùng Dương, Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc Công ty XNK Vật tư thiết bị Tam Sơn, Giám đốc Công ty TMC 16 năm tù; Lê Thị Hương, Kế toán trưởng Công ty CIMCO 13 năm tù; Trần Mạnh Hải, Thành viên Công ty cổ phần Thép Vinarich (nay đổi tên là Công ty cổ phần Thép Phú Thịnh) 10 năm tù; Vũ Duy Trinh, cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ 24/7 8 năm tù; Lê Thành Dũng, Giám đốc Công ty cổ phần Kinh doanh dịch vụ Vạn Lộc 7 năm tù; Nguyễn Văn Phượng, bảo vệ Công ty cổ phần dịch vụ bảo vệ Năm Sao 7 năm tù; 

Đối với nhóm bị cáo bị truy tố về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, Hội đồng xét xử tuyên phạt: Vũ Đức Thực, cựu Giám đốc Ngân hàng TMCP Phương Đông-Chi nhánh Thăng Long 6 năm tù; Hoàng Văn Đông, cựu Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Phương Đông-Chi nhánh Thăng Long 5 năm tù; Nguyễn Văn Khuê, cựu chuyên viên Phòng khách hàng doanh nghiệp, Ngân hàng TMCP Phương Đông-Chi nhánh Thăng Long 5 năm tù; 

Nguyễn Thị Vân Khánh, cựu Trưởng phòng quản lý tín dụng Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex-Chi nhánh Thăng Long 3 năm tù (án treo); Lương Duy Huỳnh, cựu Giám đốc Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex-Chi nhánh Thăng Long 6 năm tù; Tô Quang Tuyển, cựu Phó trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex-Chi nhánh Thăng Long 5 năm tù.

Nguyễn Hưng

Căn cứ hợp đồng của dự án đã ký giữa UBND thành phố và doanh nghiệp dự án là Công ty Trung Nam, thì lịch thu hồi nợ vay của BIDV với Công ty Trung Nam và lịch thu hồi nợ tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đối với BIDV được xác định tương ứng theo lịch thanh toán của UBND thành phố theo quy định tại hợp đồng BT của dự án. Thực chất đây là khoản cho vay ứng trước cho nhà đầu tư khi ngân sách thành phố chưa bố trí được nguồn vốn thanh toán cho nhà đầu tư.

Cắt khóa, dập lửa, cứu người, cứu hàng hóa...một cách nhanh gọn lẹ của 22 "Tổ liên gia an toàn PCCC" trong Hội thi nghiệp vụ chữa cháy và cứu nạn cứu hộ do Công an TP Hồ Chí Minh tổ chức cho thấy người dân đã bắt đầu ý thức được việc PCCC, cứu nạn cứu hộ, có thêm nhiều kinh nghiệm và các Tổ liên gia an toàn PCCC phát huy được hiệu quả...

Hai đối tượng gồm Đào Văn Nhật Tùng (SN 1985) và Lê Văn Minh (SN 1984, cùng trú tại thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương). Bị phát hiện đang khai thác cát trái phép, Tùng và Minh đã điều khiển tàu tháo chạy rồi dùng ống xịt áp suất lớn phun nước về phía phương tiện của lực lượng chức năng.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện một chiếc xe ô tô đầu kéo gặp sự cố khiến hàng trăm lít dầu nhớt đổ ra đường, Đội CSGT Công an huyện Nghi Lộc phối hợp Tổ công tác Trạm CSGT Diễn Châu, tỉnh Nghệ An đã nhanh chóng triển khai thu dọn vết dầu tránh gây nguy hiểm cho người, phương tiện tham gia giao thông.

Những năm trở lại đây, song song với sự phát triển, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam cũng trở thành mảnh đất “màu mỡ” để các đối tượng sử dụng công nghệ cao lợi dụng, trục lợi từ các hành vi buôn lậu, trốn thuế, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng, lừa đảo, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về thương mại điện tử… với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Từ thực tiễn tình hình cho thấy, ngoài việc tạo môi trường thuận lợi để thương mại điện tử phát triển cũng cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước, nhằm tạo môi trường kinh doanh lành mạnh trên không gian mạng.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文