Đại án" gây thiệt hại trên 9.000 tỷ đồng:

Phạm Công Danh đã rút hơn 5.190 tỷ đồng như thế nào?

18:13 20/07/2016
Ngày 20-7, phiên tòa xét xử "đại án" gây thiệt trên 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) do Phạm Công Danh (51 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB, Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và các đồng phạm thực hiện đã bước sang ngày thứ hai...

Suốt phiên xử ngày hôm nay, HĐXX đã dành thời gian cho VKS công bố bản cáo trạng dài đến 123 trang. Do cáo trạng quá dài nên 2 kiểm sát viên giữ quyền công tố tại tòa phải thay nhau công bố, kết thúc phiên xử ngày thứ 2, VKS chỉ mới công bố 100 trang.

Quá trình VKS công bố cáo trạng, do sức khỏe yếu, bị cáo Danh được HĐXX cho ngồi bên ngoài để các nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe.

Bị cáo Phạm Công Danh rời phiên tòa sau phiên xử 20-7.

Trong nội dung bản cáo trạng VKS công bố, điều dư luận đặt quan tâm là trong tổng số tiền 7.037 tỷ đồng bị cáo buộc đã gây thiệt hại từ hành vi "Cố ý làm trái...", Danh đã chỉ đạo cấp dưới rút 5.190 tỷ đồng từ tài khoản của một cá nhân tại VNCB một cách dễ dàng, lý do nào?.

Theo cáo trạng, đầu năm 2012, để có tiền trả nợ và chi phục vụ hoạt động của Tập đoàn Thiên Thanh, sau khi nắm quyền chi phối, kiểm soát VNCB, thông qua Trang “Phố Núi”, Phạm Công Danh nhờ Trang đặt vấn đề với ông Trần Quí Thanh, con gái ông Thanh là Trần Ngọc Bích và một số người thân trong gia đình bà Bích (gọi chung là nhóm Trần Ngọc Bích) gửi tiền vào VNCB.

Theo đó, các thành viên trong nhóm bà Bích gửi tiền vào VNCB, nhận sổ tiết kiệm. Sau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo Tổng giám đốc Phan Thành Mai, Mai Hữu Khương (Thành viên HĐQT, Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) cùng một số thuộc cấp lập hồ sơ cho nhóm Bích vay tiền bằng hình thức cầm cố những sổ tiết kiệm trên.

Sau khi hoàn tất thủ tục vay tiền, VNCB chi nhánh Sài Gòn giải ngân và chuyển tiền vào tài khoản của Trần Ngọc Bích mở tại đây. Khi Danh muốn vay tiền thì Trang thỏa thuận, thống nhất với Bích việc điều chuyển dòng tiền vào các tài khoản do Trang chỉ định (chủ yếu vào tài khoản của Phạm Công Danh và Phạm Đình Thiêm).

Cũng theo thỏa thuận, bà Bích sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định để việc chuyển tiền hợp pháp, đúng quy định. Khi đến hạn trả nợ thì bà Bích cũng thỏa thuận thống nhất với Trang chuyển trả tiền vào tài khoản do bà Bích chỉ định.

Theo kết quả điều tra, nhóm bà Bích đã gửi tại VNCB 5.881 tỷ đồng thông qua 124 sổ tiết kiệm. Trong khoảng thời gian từ ngày 28/12/2012 đến 30-7-2013, nhóm Trần Ngọc Bích đã thực hiện 16 lần vay tiền bằng hình thức cầm cố sổ tiết kiệm của nhóm này, tổng số tiền giải ngân là 17.761 tỷ đồng.

Trong đó, 16.260 tỷ đồng được chuyển đến tài khoản của Phạm Công Danh. Các khoản vay này tính đến thời điểm khởi tố vụ án đã được hai bên thanh toán hết. Tuy nhiên, trong 2 ngày 21 và 26-8-2013, có 5.490 tỷ đồng được rút từ tài khoản của Trần Ngọc Bích tại VNCB chuyển đến các tài khoản của Phạm Công Danh nhưng không có hồ sơ, chứng từ không có chữ ký của chủ tài khoản.

Tại cơ quan điều tra, Phạm Công Danh khai, để huy động tiền gửi từ nhóm Trần Ngọc Bích, Danh đã phải trả lãi vượt trần ngoài hợp đồng từ 2% đến 4%/tháng (khoảng 2.500 tỷ đồng).

Tuy nhiên, quá trình điều tra, cơ quan điều tra chỉ thu thập được một số chứng từ Tập đoàn Thiên Thanh trả cho nhóm Bích hơn 730,5 tỷ đồng, không thể hiện rõ ràng việc thỏa thuận, chi lãi ngoài mà chỉ là giấy chuyển tiền hoặc giấy viết tay nhận tiền nên không có cơ sở kết luận việc chi lãi ngoài là bao nhiêu.

Trong khi đó, bà Trần Ngọc Bích thì khai không có quan hệ gì với Phạm Công Danh. Đầu năm 2012, bà được Trang Phố Núi liên hệ qua điện thoại đề nghị gửi tiền vào Trustbank. Sau khi nghiên cứu lãi suất, bà đồng ý và được giới thiệu gặp Hoàng Đình Quyết, Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn để thực hiện.

Lý giải về sự dịch chuyển của dòng tiền từ tài khoản của mình sang tài khoản của Danh, từ tài khoản của Danh sang tài khoản của ông Thanh, bà Bích khai: cuối năm 2012, do nhu cầu cần vốn để kinh doanh nên bà Bích cầm cố sổ tiết kiệm để vay tiền. Quá trình sử dụng vốn, Trang đề nghị bà cho vay lại số tiền đã vay từ Trustbank. Bà Bích đồng ý sau đó đã chuyển tiền vào tài khoản của Phạm Công Danh theo chỉ định của Trang. Khi Trang trả tiền, Bích chỉ đạo chuyển vào tài khoản của cha mình là ông Thanh.

Theo cáo trạng, hiện nay, nhóm bà Bích đang yêu cầu VNCB trả lại 124 sổ tiết kiệm với số tiền 5.881 tỷ đồng đã gửi tại VNCB vì lý do đã bị Phạm Công Danh tự ý chỉ đạo cấp dưới chuyển đi để tất toán cho những khoản vay trước đó... Vấn đề này sẽ được HĐXX xem xét trong quá trình xét xử.

Theo kế hoạch, ngày mai, sau khi công bố xong cáo trạng, tòa sẽ đi vào xét hỏi hành vi của từng bị cáo.

Mong pháp luật xử nghiêm minh

Nguyễn Thị Thu Thảo (Sinh viên Trường ĐH KHXH và Nhân văn TP Hồ Chí Minh)

Nguyễn Thị Thu Thảo (Sinh viên Trường ĐH KHXH và Nhân văn TP Hồ Chí Minh): Cũng như nhiều người dân khác, em rất quan tâm đến vụ án này nên tranh thủ đang là nghỉ hè em đến tòa nghe xử. Qua nội dung cáo trạng tòa công bố ngày hôm nay, em không thể tin trong một thời gian ngắn mà bị cáo Phạm Công Danh và các đồng phạm lại có thể chiếm đoạt một khoản tiền khổng lồ đến như vậy. Trong khi đất nước còn gặp nhiều khó khăn thì lại có những cán bộ biến chất như Danh vung tiền quá trớn như vậy. Cũng như nhiều người dân khác, em mong pháp luật phải xử nghiêm những cán bộ như thế này để làm gương!

Ông Ngô Văn Sơn (64 tuổi, ngụ quận 6, TP Hồ Chí Minh, giáo viên về hưu). Qua Báo CAND, tôi biết tòa xử nên đến xem để coi mặt ông Danh như thế nào. Trong tòa, thấy ông này than thở sức khỏe kém, mắt mờ nhưng sao vừa ra khỏi tòa là tôi thấy mặt ổng tươi như hoa, còn cười khi phóng viên chụp hình. Với những gì đã gây ra và thái độ như vậy, tôi nghĩ ông Danh chưa thành khẩn, ăn năn. Đề nghị tòa xử nghiêm ông ta và những cán bộ dưới quyền...


A.Huy

Lâu nay, các tổ chức như Phóng viên không biên giới, tổ chức Theo dõi Nhân quyền, các đài BBC, RFA, RFI, VOA tiếng Việt và một số tổ chức, cá nhân thù địch, phản động khác luôn tìm mọi cách xuyên tạc, bịa đặt về tình hình tự do báo chí tại Việt Nam.

Khoảng hai tháng qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước lo lắng, đứng ngồi không yên khi vườn sầu riêng đang xanh tốt bỗng dưng chết hàng loạt không rõ nguyên nhân. Tính đến nay đã có khoảng 200ha sầu riêng ở địa phương bị chết.

Chính quyền địa phương cho biết lũ lụt kỷ lục ở bang Rio Grande do Sul, miền Nam Brazil đã khiến ít nhất 75 người thiệt mạng trong 7 ngày qua và 103 người khác được báo cáo mất tích.

Thủ đô Hà Nội cùng với nhiều tỉnh thành ở miền Bắc được dự báo có mưa rào và dông rải rác, cục bộ mưa to về chiều tối, thời tiết mát mẻ. TP Điện Biên Phủ khả năng mưa diễn ra vào ban ngày.

Miền Trung đang bước vào đợt cao điểm nắng nóng, đây cũng là thời điểm liên tiếp xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm tập thể tại các tỉnh, thành phố. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến ngộ độc thực phẩm xuất phát từ việc chủ các cửa hàng kinh doanh, mua bán các loại thực phẩm trôi nổi trên thị trường, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Trước thực trạng này, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên Huế đã tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm cơ sở kinh doanh thực phẩm bẩn để bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).

Gần nửa năm sau khi chính thức chia tay HLV Mai Đức Chung, đội tuyển nữ Việt Nam vẫn chưa tìm được “thuyền trưởng” mới. Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) không có nhiều động thái tìm người trong thời gian này khiến người yêu mến bóng đá nữ phiền lòng. Tuy nhiên, đây cũng có thể là điều tốt cho đội bóng áo đỏ.

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an, bằng các biện pháp nắm tình hình, thời gian qua, Cục Quản lý xuất nhập cảnh đã chủ động trong công tác quản lý người nước ngoài (NNN) nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam; phát hiện, xử lý dứt điểm các vụ việc phức tạp, vi phạm pháp luật do người nước ngoài gây ra, không để trở thành vấn đề nóng, ảnh hưởng đến an ninh trật tự tại cơ sở cũng như ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch và quan hệ đối ngoại với các nước.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文