Đẩy mạnh tuyên truyền phòng ngừa tội phạm công nghệ cao

16:37 27/02/2020
Thời gian gần đây, trên địa bàn cả nước nói chung, địa bàn TP Hà Nội và quận Hoàn Kiếm nói riêng tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao diễn biến phức tạp, tinh vi. Một số người dân, đủ các thành phần trong xã hội, trong đó có cả trí thức, cán bộ viên chức cũng "sập bẫy" lừa đảo.


Để phòng ngừa loại tội phạm này, Công an quận Hoàn Kiếm xây dựng tài liệu tuyên truyền gửi tới Công an các phường trên địa bàn quận để phổ biến tới từng người dân nâng cao cảnh giác, kịp thời phát hiện, tố giác với cơ quan công an khi cần thiết.

Thực tế, phương thức lừa đảo của đối tượng sử dụng công nghệ cao không mới, nhưng tính chất, thủ đoạn của bọn tội phạm thì tinh vi hơn. Mặc dù các phương tiện truyền thông đã liên tục cảnh báo; Bộ Thông tin Truyền thông cũng có tin nhắn gửi tới các thuê bao di động để tuyên truyền, nhưng vẫn xuất hiện liên tiếp các vụ lừa đảo. Xin dẫn chứng một số thủ đoạn cụ thể:

Đối tượng lừa đảo "hack nick" (chiếm quyền điều khiển tên) trên zalo, facebook, giả mạo người thân, bạn bè nhắn tin nhờ chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng, chuyển tiền mua vé máy bay; Tự xưng là nhân viên bưu điện, nhân viên sân bay... gọi điện vào máy điện thoại cố định, di động thông báo "người bị hại" đang nợ tiền cước điện thoại, nợ tiền thẻ tín dụng, có bưu phẩm, quà tặng gửi ở bưu điện, sân bay lâu ngày không đến nhận. Khi "người bị hại" thắc mắc không có những việc như trên thì đối tượng hướng dẫn, nối máy cho bị hại nói chuyện với "cán bộ cơ quan công an, kiểm sát, tòa án".

Cảnh giác tội phạm công nghệ cao (ảnh minh họa Internet).

Điều đáng chú ý là, số điện thoại bọn tội phạm gọi đến có đầu số giống hệt đầu số của các cơ quan công quyền. Vì vậy, khi kiểm tra đầu số gọi đến, "người bị hại" đinh ninh đó là số điện thoại của cơ quan công an, tòa án, kiểm sát thật (Đây là thủ đoạn hack số điện thoại bằng phần mềm điện thoại qua internet). Khi "bị hại" đã tin, bọn tội phạm yêu cầu cung cấp các thông tin cá nhân để lấy mật khẩu tài khoản ngân hàng, hoặc yêu cầu "bị hại" chuyển tiền đến một tài khoản theo yêu cầu của chúng.

Ngoài ra, chúng còn lừa đảo bằng việc tạo lập giả các thông báo trúng thưởng hoặc "nháy máy" các cuộc gọi quốc tế để "bị hại" tưởng người nhà gọi nhỡ nên gọi lại để chiếm đoạt tiền cước viễn thông.

Vì vậy, Công an quận Hoàn Kiếm đề nghị người dân:

1- Không cung cấp thông tin cá nhân cho người không quen biết (Lưu ý: Cơ quan chức năng không làm việc với đương sự qua điện thoại mà làm việc trực tiếp tại trụ sở cơ quan chức năng).

2- Không cung cấp cụ thể thông tin cá nhân lên mạng xã hội.

3- Không giao dịch tài sản với những người không biết rõ nhân thân, lai lịch.

4- Khi xảy ra các tình huống trên không được chuyển tiền ngay mà kịp thời báo cho cơ quan công an để ngăn chặn hoặc phối hợp đấu tranh. Nếu đã chuyển tiền thì liên hệ với ngân hàng hoặc báo ngay cho công an để phong tỏa tài khoản.

5- Khi nhận được yêu cầu từ người thân, người quen trên mạng xã hội thì cần gọi điện trực tiếp để xác định lại.

6- Không lấy thông tin cá nhân của mình để làm các loại giấy tờ, thẻ ATM, visa, master... cho người khác sử dụng.

7- Cảnh giác trước thông báo trúng thưởng, nếu có thông báo cần đăng nhập website hoặc hotline của đơn vị báo trúng thưởng để kiểm tra.

8- Khi nhận cuộc gọi "nháy máy" có mã vùng quốc tế, rà soát các mối quan hệ ở nước ngoài để kiểm chứng.

Đào Minh Khoa

Hơn 5 năm trước, Đề án quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt. Theo đề án, có 6 cơ quan báo chí được xác định xây dựng thành “Cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện” gồm Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân và Báo Công an nhân dân (CAND). Đây là vinh dự và cũng là nhiệm vụ rất nặng nề của 6 cơ quan báo chí được nêu tên, nhất là trong bối cảnh đất nước ta đang bước vào giai đoạn phát triển mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam...

20 học sinh mầm non ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu phải cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu do nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột. Bệnh viện Bạch Mai đã cử một kíp bác sĩ gồm nhiều chuyên khoa lên Lai Châu để hỗ trợ chẩn đoán, điều trị cho các cháu.

Giới chức Philippines ngày 5/11 ra lệnh sơ tán khẩn cấp người dân ở các khu vực hẻo lánh và đặt quân đội vào trạng thái trực chiến để chuẩn bị ứng phó với cơn bão Yinxing dự kiến sẽ đổ bộ trong tuần này.

Theo quyết định của Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương được phân công thực hiện nhiệm vụ là người phát ngôn của Bộ thay cho nguyên Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm vừa được Thủ tướng Chính phủ điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam (VTV).

Trong vụ án liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận; cựu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Trần Văn Hiệp; cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cùng nhiều bị can khác, có một nữ đại gia tự nguyện giao nộp 9 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có giá trị khoảng 1.700 tỷ đồng) để phục vụ yêu cầu giải quyết vụ án. Người phụ nữ này là ai?

Sau khi Báo CAND ra ngày 24/10 thông tin về tình trạng hàng nghìn cư dân chung cư Saigon Gateway ở TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh phải sống trong bất an, khổ sở vì chủ đầu tư chiếm giữ, không chịu bàn giao quỹ bảo trì cho đại diện cư dân. Ngày 31/10 Ban quản trị (BQT) chung cư và đơn vị sửa chữa thang máy cùng đại diện chủ đầu tư đã ký hợp đồng ba bên để sửa chữa 2 thang máy bị hư hỏng của chung cư. Ngay sau đó, đại diện chủ đầu tư đã chuyển số tiền tạm ứng gần 250 triệu đồng cho đơn vị sửa chữa thang máy…

Sau gần 1 đêm nỗ lực tìm kiếm du khách nước ngoài đi lạc tại rừng Quốc Gia Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Lực lượng cứu nạn cứu hộ, Công an thị xã Sa Pa phối hợp cùng Vườn quốc gia Hoàng Liên đã tìm và đưa thành công ông Bryan Hanselman về địa điểm an toàn.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文