Lại “nóng” tình trạng chống người thi hành công vụ:

Hành vi đáng lên án cần xử lý nghiêm

09:19 09/05/2014
Gần đây, dư luận lại bức xúc trước tình trạng chống người thi hành công vụ. Thực tế này thêm một lần nữa đặt ra yêu cầu phải xử lý điểm các trường hợp vi phạm để tạo sức răn đe trong toàn xã hội.

Nhắc đến vụ việc xảy ra tại ngã tư Trần Phú - Hoàng Diệu (quận Ba Đình - Hà Nội) xảy ra ngày 3/5, nhiều người chứng kiến vụ việc vẫn chưa hết bức xúc trước thái độ cũng như hành vi chống đối của Nguyễn Ngọc Xuân, 46 tuổi, ở quận Đống Đa (Hà Nội). Trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra trên địa bàn, khi đi đến đoạn đường trên, Tổ công tác của CAP Điện Biên (quận Ba Đình – Hà Nội) phát hiện một vụ va chạm giao thông giữa xe máy và một xe ôtô mang BKS 30A-166.xx.

Khi Tổ công tác đang tiến hành giải quyết vụ việc, Nguyễn Ngọc Xuân ngồi trên xe ôtô bước xuống xe và có hành vi lăng mạ, hành hung thành viên trong Tổ công tác. Sau đó, Xuân lên xe ôtô nổ máy. Thấy các thành viên trong Tổ công tác đứng trước đầu xe yêu cầu tắt máy, xuống xe giải quyết sự việc, Xuân không những không chấp hành mà còn lao thẳng xe vào Tổ công tác, khiến một đồng chí bị hất lên nắp capo… Cơ quan CSĐT Công an quận Ba Đình sau đó cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Ngọc Xuân về hành vi “Chống người thi hành công vụ”.

Tình trạng người vi phạm TTATGT chống người thi hành công vụ còn diễn biến phức tạp.

Không chỉ bất hợp tác, nhiều đối tượng còn tỏ ra hung hãn, sẵn sàng sử dụng hung khí để chống đối, gây thương tích cho lực lượng chức năng làm nhiệm vụ. Mới đây, TAND huyện Càng Long (Trà Vinh) đã mở phiên tòa lưu động xét xử sở thẩm và tuyên phạt Nguyễn Thanh Cường, 31 tuổi, ở huyện Càng Long 2 năm tù do phạm tội “Chống người thi hành công vụ”. Trước đó, khi thấy Tổ tuần tra của Công an xã Đại Phước (Càng Long) do anh Nguyễn Văn Trung – Trưởng Công an xã làm tổ trưởng yêu cầu nộp cây búa mà mình đang cầm để chuẩn bị đánh nhau với người khác, Cường không những không chấp hành hiệu lệnh mà còn dùng búa và ống tuýp hung hãn tấn công lực lượng làm nhiệm vụ…

Trao đổi về vấn đề trên, Thượng tá Lê Xuân Đức – Trưởng phòng Hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (Cục CSGT đường bộ - đường sắt, Bộ Công an) cũng tỏ ra lo ngại trước việc thời gian qua, tình trạng người vi phạm TTATGT chống người thi hành công vụ vẫn tiềm ẩn nguy cơ phức tạp. Những trường hợp này ban đầu chỉ mắc lỗi vi phạm hành chính – Luật Giao thông, song do không kiềm chế bản thân, có suy nghĩ “coi thường pháp luật” nên đã thực hiện những hành vi bất hợp tác, chống đối lại lực lượng chức năng, thậm chí còn gây sát thương cho các cán bộ Công an làm nhiệm vụ.

Theo đánh giá của Cục CSGT đường bộ - đường sắt, chỉ tính riêng trong năm 2013, cả nước đã xảy ra 32 vụ chống người thi hành công vụ khiến 12 đồng chí CSGT bị thương; 32 đối tượng bị bắt giữ và bàn giao cho cơ quan Cảnh sát điều tra xử lý. Hà Nội, Hải Phòng… là những địa phương xảy ra nhiều vụ việc chống người thi hành công vụ. Cũng theo phân tích của Cục CSGT đường bộ - đường sắt, phần lớn các trường hợp có hành vi chống lại lực lượng chức năng làm nhiệm vụ chủ yếu là các đối tượng không nghề nghiệp, có lối sống buông thả, ý thức chấp hành pháp luật còn hạn chế… Lứa tuổi vi phạm đang trẻ hóa, chủ yếu dao động từ 22-35 tuổi.

Trong quá trình theo chân các Tổ công tác liên quân Y/141 – CATP Hà Nội tuần tra kiểm soát, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, chúng tôi cũng đã trực tiếp chứng kiến nhiều vụ việc các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông, có hành vi, lời nói cản trở, chống người thi hành công vụ. Điển hình như mới đây, tối 1-5, khi bị Tổ công tác Y4/141 do Trung tá Nguyễn Đức Doanh – Đội phó Đội CSGT số 4, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt làm Tổ trưởng lập biên bản xử lý với lỗi vi phạm “điều khiển phương tiện không đội mũ bảo hiểm; trong hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định; không giấy phép lái xe, đăng ký xe…”. Lê Quang Minh – người điều khiển phương tiện cùng người nhà tỏ ra bất hợp tác và thiếu chút nữa đã có hành vi chống đối lại người thi hành công vụ…

Liên quan đến vấn đề trên, theo Thạc sĩ, luật sư Lê Việt Nga, Công ty Luật số 5 Quốc gia, Nghị định 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ đã nêu rõ, trong trường hợp cần thiết, cấp bách hoặc người có hành vi chống người thi hành công vụ sử dụng vũ khí quân dụng hoặc vũ khí thô sơ tấn công người thi hành công vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm và từng trường hợp cụ thể, người thi hành công vụ được sử dụng vũ lực, công cụ hỗ trợ và các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc nổ súng để phòng vệ chính đáng, tấn công, khống chế, bắt giữ người có hành vi chống người thi hành công vụ.

Việc nổ súng trong khi thi hành nhiệm vụ được thực hiện theo quy định trong Pháp lệnh Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và các quy định khác của pháp luật có liên quan… Điều này cũng đồng nghĩa với việc, mọi hành vi chống đối lại lực lượng chức năng thực thi nhiệm vụ đều bị xử lý nghiêm.

Cũng theo Thượng tá Nguyễn Hữu Luyện – Phó trưởng Phòng Hướng dẫn luật và Điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục CSGT đường bộ - đường sắt), trước tình trạng chống người thi hành công vụ luôn diễn biến phức tạp như hiện nay nên đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo ý thức tự giác chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật cho người dân. Bên cạnh đó, đối với các vụ việc chống người thi hành công vụ xảy ra gần đây cần được đưa ra xét xử điểm, qua đó tạo sức răn đe rộng rãi trong xã hội.

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

đ) Tái phạm nguy hiểm.

(Trích Điều 257 - Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009)

Trần Huy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Ngày 2/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Phạm Minh An (SN 1964, Giám đốc Sở Y tế tỉnh) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng". 

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文