Vụ “ngáo đá” dùng búa đập đầu bạn chơi game:

Hung thủ có dấu hiệu phạm thêm tội?

10:28 15/06/2014
Ngày 13/6, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Lương Phúc Hưng (25 tuổi, ngụ quận Gò Vấp) bị truy tố về tội “giết người”.

Theo cáo trạng, khoảng 0h ngày 15/8/2013, anh Mã Nông Phú (SN 1988, ngụ Gò Vấp) đến chơi điện tử cùng Lương Phước Hưng tại tiệm internet ở quận Gò Vấp. Trong lúc chơi, anh Phú nhờ Hưng giữ giùm cái ví bên trong có khoảng 400.000 đồng và một số giấy tờ khác. Đến khoảng 6h30 ngày 15/8/2013, Hưng về trước và quên trả lại Phú cái ví.

Bị cáo Hưng tại phiên tòa.

Khoảng 7h cùng ngày, Phú mới nhớ ra và nhờ bạn chở đến nhà dì của Hưng nằm trên đường Lê Đức Thọ, phường 13, quận Gò Vấp để lấy lại ví. Khi đến nơi, Phú đứng trước cửa gọi Hưng. Lúc này, Hưng đang ở trên gác nghe Phú gọi. Do chơi game suốt đêm và trước đó có sử dụng ma túy đá nên Hưng bị ảo giác là nghĩ Phú đến giết mình nên chuẩn bị sẵn một cây búa cán gỗ rồi mới ném chìa khóa xuống kêu Phú tự mở cửa. Khi Phú đang đi lên cầu thang thì Hưng đứng phía trên bất ngờ dùng búa đánh tới tấp vào đầu Phú. Phú cố đỡ nên bị té cầu thang, sau đó tháo chạy ra ngoài đường tri hô và được bạn đưa đi cấp cứu.

Theo kết quả giám định, Phú bị thương tật 28%. Còn về phần Hưng, theo kết quả giám định tâm thần, trước và sau khi gây án, tâm thần bình thường, bị can đủ khả năng nhận thức và hành vi. Trong khi gây án, bị can bị rối loạn loạn thần và hành vi do sử dụng các chất gây ảo giác, hạn chế khả năng nhận thức và hành vi. Với hành vi trên, VKSND TP Hồ Chí Minh đã ra cáo trạng truy tố Hưng về tội giết người. Tại phiên tòa Hưng thừa nhận có dùng búa đánh Phú như cáo trạng truy tố. Tuy nhiên, Hưng cho rằng động cơ gây án của bị cáo là do lúc đó bị ảo giác, có cảm giác Phú định tấn công nên bị cáo tấn công trước để Phú khỏi giết mình.

Đại diện hợp pháp cho bị cáo tại tòa, cha mẹ Hưng thì khai chỉ biết Hưng nghiện game, còn việc bị cáo nghiện ma túy đá gia đình không hề hay biết... Do chưa làm rõ được động cơ, mục đích phạm tội của Hưng, sau gần 2h xét xử, HĐXX đã tuyên hoãn phiên tòa, trả hồ sơ điều tra bổ sung vì một số tình tiết của vụ án vẫn chưa được làm rõ

A. Huy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

Chiều 5/5, Cơ quan CSĐT Công an thị xã Hoà Thành (Tây Ninh) đã tạm giữ hình sự đối với Biện Văn Cường (SN 1982, ngụ thị xã Hoà Thành) và Khấu Văn Thum (SN 1986, ngụ Kiên Giang) để điều tra, làm rõ hành vi cố ý gây thương tích dẫn đến hậu quả chết người.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文