Khi cả gia đình gây án...

11:21 29/03/2015
1. Đứng trước vành móng ngựa Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP Hồ Chí Minh sáng hôm ấy (18/3) là bốn chú cháu bị đưa ra xét xử về tội giết người.

Sự việc xảy ra ngày 29/9/2013. Trong lúc xem đá gà tại xã Đại Hòa Lộc, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, Trần Thanh Hoàng (35 tuổi) xảy ra mâu thuẫn với Trần Văn Tuấn nên bị người này đánh. Hai người chú của Hoàng là Trần Văn Chính (55 tuổi) và Trần Văn Theo (49 tuổi) nhìn thấy liền xông vào đánh Tuấn.

Sự việc chỉ dừng tại đây nếu như chiều hôm sau, Tuấn không rủ nhóm bạn, trong đó có Trần Văn Phong (nạn nhân trong vụ án) đến nhà Hoàng để trả thù. Không gặp Hoàng, nhóm Tuấn giật đổ mái che làm chỗ sửa xe đạp của Trần Phi Hải (38 tuổi, anh ruột của Hoàng). Hoàng điều khiển xe gắn máy về đến nhà thì bị Tuấn dùng dao tấn công phải bỏ xe tháo chạy. Đang ngồi uống rượu bên nhà hàng xóm, nghe tiếng đập phá bên nhà nên Hải liền chạy về. Nhận được điện thoại của chị dâu, Chính và Theo cũng cầm cuốc chạy tới.

Cùng lúc này, hay tin nhóm Tuấn đang tiếp tục quậy phá ở nhà Trần Thanh Hùng (cũng là anh em của Theo và Chính) cách đó khoảng 50 mét, cả bốn chú cháu liền chạy sang. Tại đây, thấy nhóm Tuấn đang sử dụng hung khí đập phá xe môtô và ném gạch đá vào nhà Hùng, cả bốn chú cháu liền cầm hung khí đuổi đánh nhóm Tuấn. Hậu quả, Phong đã bị bốn chú cháu đánh tử vong, Theo và Hoàng cũng bị nhóm Tuấn chém bị thương.

Phiên tòa hôm ấy đã tuyên phạt Theo, Chính và hai người cháu với mức án từ 7 đến 11 năm tù. Điều dư luận còn băn khoăn là vì sao trong vụ án, các đối tượng đã cố tình tìm đến nhà các bị cáo gây sự trước nhưng không bị xử lý. Theo nhận định của HĐXX phúc thẩm, hành vi của các đối tượng có dấu hiệu gây rối trật tự công cộng nhưng các cơ quan tố tụng tỉnh Bến Tre không xử lý là thiếu sót nên sẽ có kiến nghị.

Các bị cáo tại phiên tòa.

2. Trước đó, bốn người trong một gia đình ở TP Cam Ranh (Khánh Hòa) cũng bị đưa ra xét xử về các tội giết người, che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm.

Theo nội dung vụ án, đêm 4/5/2014, Thái Minh Thái điều khiển xe máy trên đường đi chơi về thì gặp Võ Văn Thể (21 tuổi) đi làm về. Cho rằng Thái cố tình điều khiển xe ép mình và nẹt pô trêu chọc nên Thể xông vào đánh Thái. Thái về nhà mách, cả gia đình kéo nhau đến nhà Thể để hỏi chuyện. Bà Lương Thị Thanh Phượng (43 tuổi, mẹ Thể) bị Thái xông vào đánh. Thấy mẹ bị đánh, Thể cầm rựa lao ra nên cả nhà Thái bỏ chạy. Khi mọi việc đã lắng dịu, Thể gọi cậu ruột là Lương Văn Phụng đến nhà mình uống rượu.

Đến khoảng 23h cùng ngày, Thể nhìn thấy có một thanh niên điều khiển xe gắn máy qua nhà mình nên lầm tưởng là Thái. Thể và Phụng liền cầm cây gỗ lao ra đánh tới tấp khiến nạn nhân tử vong tại chỗ.

Đến sáng hôm sau, người dân phát hiện nạn nhân bị chết là em Nguyễn Đức Sơn (học sinh lớp 11), người không mâu thuẫn gì với Thể. Biết rõ em và con mình đã giết lầm người nhưng cha mẹ Thể im lặng, không ai tố giác khiến cả bốn thành viên trong gia đình đều rơi vào vòng lao lý.

Tòa đã tuyên phạt Võ Văn Thể mức án chung thân về tội giết người, cậu Thể cũng lãnh án 12 năm tù, cha Thể bị xử phạt 3 năm tù về tội che giấu tội phạm và mẹ Thể lãnh 1 năm tù treo về tội không tố giác tội phạm.

3. Quê tận Vĩnh Long, Huỳnh Văn Phong (35 tuổi) cùng hai người em là Huỳnh Văn Ly (30 tuổi), Huỳnh Nhựt Anh (27 tuổi) lên TP Hồ Chí Minh làm công nhân tại Khu công nghiệp Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh (TP Hồ Chí Minh).

Sáng 7/6, sau khi tan ca đêm, Phong rủ em trai cùng hai người bạn đi nhậu. Sau khi nhậu say, Phong mượn xe môtô của em trai đến Công ty của vợ đang làm việc để lấy giấy tờ. Thấy Phong say, Ly kêu Nhựt Anh chở anh trai đi. Khi đến công ty vợ, Phong và một số công nhân trong công ty Thành Đạt (công ty vợ Phong đang làm việc) xảy ra mâu thuẫn dẫn đến đánh nhau. Nhựt Anh can ngăn cũng bị vạ lây. Thấy hai anh em đi quá lâu không về, Ly liền điều khiển xe chạy ra. Thấy anh trai chảy máu mũi, Ly kéo lên xe để chở đi bệnh viện.

Cùng lúc này, nhìn thấy anh Lê Hoàng Luân (27 tuổi, là công nhân của công ty) chạy từ bên cổng công ty qua. Nghĩ anh Luân là người đánh anh mình, Ly dựng xe rồi đấm thẳng một cái vào mặt anh Luân khiến người này ngã bất tỉnh. Chưa dừng lại, anh Luân còn bị Phong và Nhựt Anh tiếp tục tấn công dẫn đến tử vong.

Từ những vụ án trên cho thấy, khi được sự “đồng lòng” của những người lớn tuổi trong việc giải quyết mâu thuẫn bằng dao búa thì em, cháu họ gây án với mức độ quyết liệt hơn, hung hãn hơn. Đây là thực trạng rất đáng lo ngại mà những người lớn cần lấy đó làm bài học.

A.Huy

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công an, Công an tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kế hoạch cao điểm cấp Căn cước công dân (CCCD) gắn chip, đến ngày 27/5/2023 đã hoàn thành cấp 100% CCCD gắn chip cho những người đủ điều kiện (sớm hơn 65 ngày so với chỉ đạo của Bộ). Qua "mục sở thị" những mô hình điểm về chuyển đổi số tại Thái Nguyên, tôi nhận thấy CCCD gắn chip đã trở thành một phần tất yếu, thiết thực phục vụ người dân, doanh nghiệp, mà hai mô hình điểm thể hiện rõ nhất là: "Khám chữa bệnh sử dụng thẻ CCCD và VNeID" và "Triển khai tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT".

Công an các đơn vị, địa phương đã tập trung triển khai phương án bảo đảm ANTT các hoạt động kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5), chấp hành nghiêm túc chế độ trực ban, trực chiến bảo đảm quân số ứng trực, nắm chắc tình hình, triển khai thực hiện có hiệu quả các phương án bảo đảm ANTT, TTATGT, phòng, chống cháy, nổ...

Dưới cái nắng oi bức của mùa hè cộng thêm gió Lào khô rát khiến người ta ở trong nhà hay dưới bóng râm vẫn cảm thấy khó chịu, thế nhưng hơn 1 tháng nay, CBCS Công an Điện Biên vẫn luôn thường trực 24/24 tại các nút giao thông, các điểm di tích lịch sử và nơi diễn ra các hoạt động, sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Những việc làm của các anh góp phần quan trọng đảm bảo an ninh, an toàn cho các đồng chí lãnh đảo Đảng, Nhà nước, các sự kiện và du khách thập phương đến với Điện Biên.

Chiều tối 1/5, sau kỳ nghỉ lễ 30/4 kéo dài, dòng người từ các tỉnh miền Đông, miền Tây sử dụng phương tiện cá nhân, đi xe khách… bắt đầu trở lại TP Hồ Chí Minh làm việc. Không như những ngày đầu nghỉ lễ, ghi nhận trong chiều tối 1/5, dòng người di chuyển trên đường khá lớn nhưng không gây ùn ứ nghiêm trọng…

Việc phát triển điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đáp ứng nhu cầu phát triển điện sạch, sử dụng được nguồn năng lượng tái tạo (mặt trời) mà Việt Nam có nhiều tiềm năng. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để việc cung cấp điện cho các hộ sử dụng điện có đầu tư ĐMTMN ổn định, thì phải tính đến hoạt động của ĐMTMN trong hoạt động chung của toàn hệ thống điện.

Ngày 1/5, ngày cuối cùng của kỳ nghỉ Lễ 30/4 - 1/5, trái với dự đoán về tình hình ùn tắc có thể xảy ra thì giao thông tại khu vực cửa ngõ phía Nam Thủ đô lại rất thông thoáng. Người dân trở về Hà Nội di chuyển một cách thuận lợi qua các "điểm nóng".

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文