Khởi tố vụ nâng điểm thi cho 114 thí sinh ở Hà Giang
- Rà soát điểm thi bất thường ở Sơn La, Lạng Sơn: Không thể làm theo cách của Hà Giang
- Gian lận thi THPT quốc gia ở Hà Giang: Tiết lộ gây sốc từ người trong cuộc3
- Sau Hà Giang, nên rà soát các bài thi có dấu hiệu nghi vấn tại Sơn La3
- Phụ huynh hoặc thí sinh nhờ nâng điểm ở Hà Giang có thể phải chịu trách nhiệm hình sự
- Bê bối điểm thi ở Hà Giang: Trên cả sự gian dối3
- Gian lận thi cử Hà Giang: Trò giễu nhại xưa nay chưa từng có!
- Thủ tướng giao Bộ Công an điều tra điểm thi bất thường tại Hà Giang
Liên quan vụ nâng điểm cho 114 thí sinh, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ việc về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự. Theo cơ quan chức năng, vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Ngày 19-7, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Hà Giang đã ra quyết định khởi tố hình sự vụ việc về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật hình sự.
Số lượng các bài thi được nâng điểm ở Hà Giang. Đồ hoạ: Châu Châu. |
Trước đó, tại buổi họp báo diễn ra chiều 17-7, ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng (Bộ GD&ĐT) đã cho biết kết quả xác minh ban đầu cho thấy ông Vũ Trọng Lương, Phó trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định Chất lượng thuộc Sở GD&ĐT Hà Giang, là người trực tiếp can thiệp vào kết quả thi của thí sinh.
Về việc sửa điểm, đại diện Cục An ninh Chính trị nội bộ (Bộ Công an) cho biết, ông Vũ Trọng Lương được Sở GD&ĐT Hà Giang phân công sử dụng máy tính để quét bài thi trắc nghiệm. Sau khi Bộ GD&ĐT công bố đáp án, ông Lương đã tải đáp án về và lưu trong máy. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, có nhiều tin nhắn gửi số báo danh thí sinh và mức điểm đến số điện thoại ông Lương để nhập vào máy tính. Quy trình thực hiện khoảng 6 giây cho một trường hợp.
Tổ công tác rà soát công tác chấm thi tại Hội đồng thi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Giang. Ảnh: Cổng thông tin Bộ Công an. |
Với thời gian hơn 2 giờ (từ 12h đến 14h38 ngày 27/6), ông Lương đã chuyển toàn bộ hòm bài thi trắc nghiệm và máy tính về phòng khảo thí. Trong thời gian này, ông này đã mở ổ khoá niêm phong, rút bài ở túi và sửa đáp án.
Theo thống kê, có 102 bài thi Toán đã chênh từ 0,1 đến 8 điểm, 85 bài thi Vật lý chênh từ 1 đến 7,75 điểm, 56 bài thi Hóa học chênh lệch từ 1 đến 8,75 điểm. Môn Sinh có 8 bài thi chênh từ 1 đến 4,25 điểm, môn Lịch sử và tiếng Anh lần lượt có 9 và 52 bài thi đã chênh lệch từ 1 đến đến 7,8 điểm.
Kết quả ra soát cho thấy 114 thí sinh với 330 bài thi có tổng điểm đã chênh lệch từ hơn 1 điểm so với điểm chấm thẩm định. Không ít thí sinh có tổng điểm chênh lệch hơn 20 điểm so với thí sinh chấm thẩm định. Cá biệt có những thí sinh được tăng lên 26,8 điểm; thậm chí 29,95 điểm so với bài chấm thẩm định.
Điều 356: Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ 1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ gây thiệt hại về tài sản từ 10 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Phạm tội 2 lần trở lên; c) Gây thiệt hại về tài sản từ 200 triệu đồng đến dưới 1 tỷ đồng. 3. Phạm tội gây thiệt hại về tài sản 1 tỷ đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm. 4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng. |