Không có “vùng cấm” trong đấu tranh chống buôn lậu trên biển

09:34 19/11/2016
Xăng dầu, than, khoáng sản, bụi lò, đường, thuốc lá, gỗ, hàng tiêu dùng, pháo, thuốc lá, mỹ phẩm… là những mặt hàng được đầu nậu vận chuyển mạnh từ biên giới vào nội địa bằng đường biển từ nay đến Tết Nguyên đán. 


Vì lợi nhuận cao nên đã hình thành một số đường dây buôn lậu xăng dầu, mà trọng điểm nhất là khu vực vùng biển Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại Hội nghị sơ kết chống buôn lậu trên biển và triển khai Kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại từ nay tới Tết Nguyên đán 2017, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Trung tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết: “Không có “vùng cấm” trong đấu tranh chống buôn lậu trên biển”.

Theo đánh giá của Bộ Tư lệnh BĐBP thì diễn biến buôn lậu nóng bỏng nhất trên tuyến biển hiện nay là xăng dầu. Dự kiến từ nay tới Tết Nguyên đán, xăng dầu vẫn là mặt hàng chiến lược, trọng điểm để các đối tượng buôn lậu tập trung vận chuyển trên các tuyến biển vùng Đông Bắc, Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.

Lực lượng Bộ đội Biên phòng bắt giữ tàu buôn lậu dầu trên biển. Ảnh: CTV.

Thủ đoạn của đối tượng là thường móc nối, giao dịch trực tiếp với chủ đầu nậu, lợi dụng giấy phép nhập khẩu xăng dầu, quay vòng hóa đơn hoặc hoán cải tàu cá để vận chuyển xăng dầu bán cho các tàu cá ngay trên ngư trường.

Cá biệt, có doanh nghiệp mua xăng dầu hợp pháp từ Dung Quất ra biển bán cho ngư dân, sau đó đến địa điểm đã hẹn trước nhập lậu xăng dầu từ nước ngoài và sử dụng chính bộ hóa đơn hiện có để hợp thức lô hàng vừa nhập lậu. Ngoài ra, đối tượng còn lợi dụng danh nghĩa công ty chuyên vệ sinh tàu biển ở khu vực cảng để mua xăng dầu của các tàu hàng, tàu viễn dương, khi bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ thì khai do chủ tàu trả công dọn vệ sinh…

Điển hình là khi Đoàn 3, Cục Phòng chống ma túy và tội phạm (PCMT&TP), Bộ Tư lệnh BĐBP phối hợp với BĐBP tỉnh Tiền Giang kiểm tra phương tiện TG-9839 do Huỳnh Ngọc Hòa làm thuyền trưởng, phát hiện vận chuyển 1.570.000 lít xăng. Tại thời điểm kiểm tra, thuyền trưởng xuất trình hóa đơn GTGT, tuy nhiên kiểm tra ban đầu, xác định các hóa đơn trên sử dụng không đúng quy định pháp luật; 4 người hoạt động trên phương tiện không đủ giấy tờ theo quy định.

Theo đánh giá thì hiện Bà Rịa – Vũng Tàu là địa bàn trọng điểm của cả nước về buôn lậu xăng dầu trên biển. Đồng chí Phạm Văn Phong, Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết: “Từ đầu năm đến nay, đơn vị phối hợp với lực lượng Cảnh sát biển bắt giữ 9 vụ với 14 tàu vận chuyển xăng dầu trái phép.

Qua kiểm tra các chi nhánh trực thuộc đầu mối nhập khẩu xăng dầu, tàu vận chuyển xăng dầu của các công ty nhà nước trên địa bàn chưa phát hiện vi phạm”. Theo đồng chí Phong thì do địa quản lý bàn rộng, phân tán, dẫn tới công tác mật phục, truy bắt gặp nhiều khó khăn. Những tàu chở dầu thường đi ở vùng biển xa, sóng to gió lớn, khi gặp tàu của BĐBP đều chống trả quyết liệt.

Xăng A92 và dầu DO là hai mặt hàng chủ lực được đối tượng buôn lậu tập trung trên biển. Đây cũng là mặt hàng mang lại lợi nhuận cao do trốn phí môi trường, trốn thuế, đi 3 chuyến mà bị bắt 1 chuyến đầu nậu vẫn thắng, nên các đối tượng đã không từ thủ đoạn nào. Để nắm di biến động của các tàu chở dầu, xuất kích và bắt quả tang đều phải có phương án tính toán kỹ lưỡng.

Tại vùng biển Quảng Ninh, sau nhiều ngày theo dõi, Hải đội 1, Cục Điều tra chống buôn lậu, Tổng cục Hải quan phát hiện bắt giữ tàu QN 6338 do Nguyễn Văn Khanh làm thuyền trưởng đang vận chuyển 17.600 lít dầu DO không có giấy tờ theo quy định.

Thượng tá Khổng Phi Thường, Hải đoàn trưởng Hải đoàn 38, Bộ Tư lệnh BĐBP cho biết, các đối tượng buôn lậu xăng dầu sử dụng tàu đánh cá cũ hoặc tàu chở nước của ngư dân hoán cải lại khoang để chứa xăng, sau đó lợi dụng tàu ra vào thu mua hải sản để vận chuyển xăng dầu trái phép.

BĐBP tỉnh Sóc Trăng kiểm tra tàu cá BV 5491 do Huỳnh Văn Phương làm thuyền trưởng phát hiện trong 6 khoang của hầm tàu chứa 100.000 lít dầu DO không rõ nguồn gốc. Hay Hải đoàn 18 kiểm tra tàu cá CT- 97777 trên vùng biển gần Côn Đảo do Trần Công Quang làm thuyền trưởng đã phát hiện trong khoang tàu đã được hoán cải chở 40.400 lít dầu DO.

Theo nhận định của lực lượng BĐBP, từ nay đến Tết Nguyên đán, tình trạng vận chuyển hàng lậu trên biển sẽ tập trung vào các mặt hàng chiến lược như than, thuốc lá, rượu ngoại, pháo nổ, sản phẩm từ động vật hoang dã, quý hiếm, hàng điện tử, điện lạnh, mỹ phẩm, phụ tùng ôtô, xe máy…

Tuy những tháng gần đây không phát hiện hoạt động xuất lậu than, khoáng sản mà chủ yếu là vận chuyển than nội địa trái phép. Đối tượng thường móc nối với các doanh nghiệp có chức năng khai thác, kinh doanh than, khoáng sản ký hợp đồng mua bán, vận chuyển trong nước và sử dụng bộ hồ sơ lô hàng bị tịch thu đã phát mại để quay vòng hóa đơn hoặc mua than không nguồn gốc, pha trộn nguồn gốc, pha trộn vào lô hàng hợp pháp để gian lận về số lượng, chủng loại hàng hóa, vận chuyển tiêu thụ nội địa…

Năm nay, xuất hiện thủ đoạn mới và mặt hàng buôn lậu trên biển mới là việc vận chuyển trái phép bã xít, chất thải, bụi lò đi Trung Quốc hoặc xả thải ra biển gây ô nhiễm môi trường. Đầu nậu mua bụi lò từ nhà máy thép ở Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, sau đó vận chuyển đến một công ty có chức năng xử lý chất thải ở Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Nguyên để xử lý. Tuy nhiên, chi phí xử lý cao, nhiều thủ tục nên một số doanh nghiệp đã vận chuyển trái phép sang Trung Quốc bằng đường biển để bán.

Theo kết quả đấu tranh của lực lượng BĐBP, do làm quyết liệt nên hiệu quả phát hiện, bắt giữ cao hơn so với cùng kỳ năm 2015 (tăng 162 vụ/496 đối tượng); đã kiểm soát được tình hình, không để xảy ra điểm nóng về buôn lậu trên tuyến biển.

Trần Hằng – Xuân Mai

Là người nước ngoài duy nhất đoạt giải trong cuộc thi "Tìm kiếm sứ giả tiếng Việt ở nước ngoài" năm 2024 do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao phát động, Lanny Phetnion đã gắn bó với tiếng Việt hơn 10 năm. Hành trình đến với ngôn ngữ này bắt đầu khi Lanny Phetnion nhận được học bổng theo học Khoa Tiếng Việt, Đại học Quốc gia Lào. Cũng từ đây, tiếng Việt đã trở thành bệ đỡ giúp cô gái miền Bắc Lào gặt hái không ít thành công. 

Quen đối tượng có thể làm giả giấy tờ trong ngành Công an, Quân đội, Đàm Đình Phú đã đăng bài trên mạng xã hội nhận làm thủ tục vay tiền đối với khách đang nợ xấu. Sau khi có khách đặt hàng, Phú sẽ yêu cầu cung cấp hình ảnh chân dung để làm giả các loại giấy tờ rồi liên hệ nhân viên ngân hàng làm thủ tục vay tiền, mục đích chiếm đoạt tiền vay.

Luật Công chứng (sửa đổi) quy định công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chỉ được công chứng giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn của Mỹ. Tuy nhiên, mới đây, Tổng thống đắc cử Donald Trump tiếp tục tuyên bố sẽ áp thuế bổ sung đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cho đến khi nước này ngăn chặn "lượng lớn ma túy, nhất là fentanyl, đang được chuyển vào Mỹ".

Viện KSND tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê Tiến Phương và 16 bị can khác về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

Từ kết quả điều tra những dấu hiệu bất thường tại một số gói thầu thi công xây dựng công trình trên địa bàn TP Nha Trang do Ban Quản lý Dịch vụ Công ích TP Nha Trang làm chủ đầu tư, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, đồng thời bắt tạm giam hai cán bộ nhà nước và hai giám đốc doanh nghiệp.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文