Đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2:

Không thể bóc tách dòng tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ

10:00 27/07/2018
Kết quả điều tra lại cho thấy số tiền 4.500 tỷ đồng chưa được hạch toán theo quy định để tăng vốn cho VNCB, không xác định rõ số tiền này được sử dụng vào mục đích gì. 


Ngày 26-7, phiên toà xét xử giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh), Trầm Bê (59 tuổi, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, Chủ tịch Hội đồng tín dụng - HĐTD Sacombank) cùng 44 bị cáo khác bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" tiếp tục với phần xét hỏi.

Trong ngày xét hỏi, HĐXX, các luật sư của Phạm Công Danh tham gia xét hỏi những người liên quan đến số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ có nguồn gốc từ khoản vay BIDV và TpBank. 

Bị cáo Trầm Bê và Phạm Công Danh tại tòa.

Liên quan đến số tiền này, trong quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung, HĐXX cho rằng số tiền này đã được Danh chuyển về cho VNCB và được sử dụng cho VNCB. 

Tài liệu do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cung cấp cho HĐXX cũng ghi nhận việc hạch toán, bút toán trở lại số tiền này theo đúng quy định. 

Như vậy, thiệt hại trong vụ án được xác định là 6.126 tỷ đồng có chính xác khi bằng số tiền này, Danh đã chuyển trở lại VNCB 4.500 tỷ đồng? Tuy nhiên, kết quả điều tra lại cho thấy số tiền 4.500 tỷ đồng chưa được hạch toán theo quy định để tăng vốn cho VNCB, không xác định rõ số tiền này được sử dụng vào mục đích gì. 

Tính đến ngày khởi tố vụ án (26-7-2014), số tiền trên không còn và đến nay xác định số tiền này không còn trên tài khoản của VNCB cũng như CB.

Trình bày tại toà, đại diện ngân hàng CB cho biết, số liệu trong bản kết luận điều tra bổ sung hoàn toàn chính xác. Theo đại diện CB, số tiền 4.500 tỷ đồng đã trộn lẫn vào dòng tiền chung và không tách ra được. 

“Khi Phạm Công Danh chuyển tiền về VNCB nhưng không được sử dụng tăng vốn điều lệ thì có chứng cứ gì cho thấy ông Danh sử dụng số tiền này vào mục đích riêng không?”, HĐXX hỏi. 

Trả lời đại diện CB cho biết: Về hồ sơ chứng từ thì không có chuyển tiền trực tiếp cho ông Danh cũng như các bị cáo khác cũng vậy. Đại diện CB cũng cho rằng, số tiền này đã sử dụng hết cho chính VNCB.

Trình bày tại toà, bị cáo Phan Thành Mai (nguyên Tổng Giám đốc VNCB) khai, ông và Phạm Công Danh có xin phép NHNN tăng vốn điều lệ thành 2 đợt vì thời điểm đó vốn dự kiến trong phương án tăng vốn dùng vào việc hỗ trợ thanh khoản ngân hàng, trả nợ ngoài nên không còn đủ. 

Ngân hàng thì đang khó khăn về mọi mặt, ở tình trạng chỉ số dưới quy định của NHNN, buộc ngân hàng phải tăng vốn điều lệ mới đáp ứng điều kiện để đạt tăng trưởng tín dụng. Bị cáo Mai cũng thừa nhận số tiền tăng vốn điều lệ không bóc tách ra được và cũng không rõ VNCB đã sử dụng vào mục đích gì.

Đối với Phạm Công Danh, quá trình xét hỏi, bị cáo này xin HĐXX không đưa Sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng) vào thi hành án giai đoạn 1 mà tách tài sản này ra để bị cáo tự giải quyết bằng việc dân sự. 

Ông Danh tha thiết xin HĐXX cho cơ chế được làm việc với các nhà đầu tư nước ngoài, vì có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài mong muốn được hợp tác, cùng khai thác Sân vận động Chi Lăng. 

Ông Danh quả quyết, thông qua việc hợp tác, khai thác này, số tiền có được dư sức khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Hai bị cáo Trầm Bê, Phan Huy Khang đều giữ nguyên lời khai như lần xét xử sơ thẩm lần 1, thừa nhận có một số sai phạm nhưng không cố ý giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh, gây thiệt hại cho VNCB nên mong HĐXX xem xét.

Tại phiên xử lần này, HĐXX thông báo, tòa chỉ xét hỏi những vấn đề được trả hồ sơ điều tra bổ sung hồi tháng 2-2018 vừa qua. Vì vậy, chỉ sau hơn một ngày xét hỏi, phần hỏi đã kết thúc. Hôm nay toà nghỉ và phiên toà sẽ tiếp tục vào sáng thứ hai 30-7 với phần tranh luận.

A.Huy

Bộ Công an vừa ban hành hướng dẫn tuyển sinh CAND năm 2025 với các trình độ đào tạo đại học chính quy tuyển mới, trung cấp CAND và tuyển sinh văn bằng 2 đối với công dân đã tốt nghiệp trình độ đại học trở lên. Trong đó, tuyển sinh trình độ đại học chính quy tuyển mới đối với học sinh tốt nghiệp THPT vào các học viện, trường CAND từ nhiều năm nay luôn nhận được sự quan tâm lớn từ học sinh và dư luận xã hội.

Ngày 1/4, Công an tỉnh Vĩnh Long cho biết, Cơ quan CSĐT đang tạm giữ đối với Huỳnh Tấn Tài (SN 2009, ngụ tại xã Hưng Khánh Trung B, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi giết người xảy ra tại thị trấn Tam Bình (huyện Tam Bình).

Sau bao năm sống trong những ngôi nhà tạm bợ, dột nát, giờ đây hàng nghìn hộ dân ở Đắk Lắk đã có được những căn nhà mơ ước. Những căn nhà không chỉ nhận được sự hỗ trợ, quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nhà hảo tâm mà ở đó, còn có những giọt mồ hôi, những tình cảm sâu sắc của hàng nghìn lượt cán bộ, chiến sĩ ở địa phương...

Các chính sách liên quan đến việc quy hoạch, bố trí quỹ đất, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư… chưa đồng bộ khiến nhà ở chưa phát triển mạnh, ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội đến năm 2030 theo đề án của Chính phủ. Đây là những đánh giá của các nhà quản lý, các chuyên gia tại toạ đàm “Giải pháp đảm bảo có ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội”: Vấn đề thực hiện chính sách do Báo Nông thôn ngày này (Danviet.vn) tổ chức ngày 1/4.

Từ khi đặt chân tới Myanmar, mảnh đất đang chịu nhiều đau thương bởi động đất, các CBCS của Đội CNCH Bộ Công an Việt Nam đã nỗ lực chạy đua với thời gian, vượt qua mọi khó khăn giúp người dân vùng động đất. Thời gian nghỉ ngơi để ăn uống được toàn Đội rút ngắn hết sức có thể nhằm chắt chịu từng giây phút cho nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn các nạn nhân còn đang mất tích.

Sáng nay (1/4), một tổ công tác của Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã đến thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) thực thi lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Tiến Hải (SN 1985, trú ở thôn 4, xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An) về hành vi gây rối trật tự công cộng theo quy định tại điều 318 BLHS.

Sáng 1/4, Công an thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) đang điều tra làm rõ vụ đánh bác sĩ gây thương tích khi đang làm việc tại Trung tâm y tế huyện Chư Sê.

Bộ Công an đã xác định “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” là tổ chức khủng bố, phản động lưu vong. Mặc dù thời gian qua, nhiều đối tượng tham gia tổ chức này đã bị cơ quan Công an xử lý nghiêm nhưng vì sự mù quáng, sự ảo tưởng nên nhiều đối tượng khác vẫn bất chấp pháp luật để móc nối, viết đơn xin gia nhập vào tổ chức này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.