Làm giả sổ đỏ, sa lưới sau 12 năm lẩn trốn

10:53 01/07/2015
Chiều 29/6, sau gần nửa tháng rong ruổi ở các tỉnh miền Nam, đoàn công tác của Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm (PC52), Công an tỉnh Yên Bái, do Thiếu tá Nguyễn Trọng Thắng, Đội trưởng Đội Truy bắt đối tượng truy nã dẫn đầu, đã về đến trụ sở đơn vị. Chuyến công tác thành công ngoài sự mong đợi, tổ công tác bắt giữ 3 đối tượng có lệnh truy nã đặc biệt, trong đó có cặp vợ chồng làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức trốn truy nã 12 năm, đã thay tên, đổi họ.
Cặp vợ chồng đó là Dương Văn Hồng (49 tuổi) và Nguyễn Thị Nga (48 tuỏi, trú tại tổ 44, phường Yên Ninh, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái) bị Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an tỉnh Yên Bái, truy nã về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức.

Hành vi phạm tội của vợ chồng Hồng, Nga bắt đầu vào năm 2003. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 9/2003, Nga và Hồng liên tục vay mượn tiền của các cá nhân và cơ quan Nhà nước bằng hình thức thế chấp, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả mạo; vay tiền qua việc mua vật liệu xây dựng ghi nợ tiền và mượn điện thoại di động để sử dụng, sau đó chiếm đoạt tài sản rồi bỏ trốn.

Vụ việc sau đó được Công an TP Yên Bái phối hợp với Phòng PC45, Công an tỉnh vào cuộc, làm rõ ngoài việc vay tiền của các cá nhân, đối tượng còn sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, chiếm đoạt của hai ngân hàng.

Cụ thể, ngày 17/6/2003, vợ chồng Nga, Hồng thế chấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả mạo vay của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp TP Yên Bái 70 triệu đồng; ngày 10/7/2003, tiếp tục sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả mạo thế chấp vay 50 triệu đồng của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Yên Bái. Nga còn cùng chồng vay của chị Đào Thị Kim Thoa (ở tổ 14, phường Hồng Hà, TP Yên Bái) 50 triệu đồng, vay của anh Nguyễn Quốc Tuấn (cùng trú tại TP Yên Bái) 130 triệu đồng… Tổng số tiền Nga chiếm đoạt lên tới 200 triệu đồng.

Vào thời điểm 12 năm về trước, vụ án gây xôn xao dư luận. Thủ đoạn của Nga và Hồng là mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của gia đình xuống Hà Nội, thuê làm giả rồi sử dụng để thế chấp và cầm cố vay tiền. Sau khi gây án, vợ chồng Hồng, Nga mang theo hai con vào tỉnh Lâm Đồng.

Phòng PC52, Công an tỉnh Yên Bái hỏi cung vợ chồng Hồng, Nga.

Khoảng đầu năm 2004 thì chuyển vào huyện Bù Đốp (Bình Phước) thay tên, đổi họ. Đối tượng Hồng đổi tên thành Dương Văn Hùng, còn Nga đổi thành Nguyễn Thị Ngân. Vợ chồng Nga, Hồng chọn vị trí này vì từ nơi ở của chúng sang Campuchia chỉ khoảng 3km, dễ dàng cho việc bỏ trốn nếu phát hiện có nghi vấn.

Bởi cũng vì máu đỏ đen, gia đình Nga, Hồng tan hoang sự nghiệp. Song Nga vẫn ngựa quen đường cũ, trong thời gian trốn truy nã, đối tượng vẫn tiếp tục sang Campuchia đánh bạc… Vì không có tiền trả nợ, Nga bị các đối tượng bắt giữ ở bên kia biên giới rồi giam giữ trong nhiều ngày. 

Suốt 12 năm qua, các cán bộ Công an tỉnh Yên Bái vẫn kiên trì lần tìm tung tích của vợ chồng Hồng, Nga nhưng không có kết quả. Một thời gian dài, vợ chồng Nga, Hồng cắt toàn bộ liên lạc với những người thân trong gia đình. Trên chuyến xe từ các tỉnh miền Nam về Yên Bái, Nga tâm sự rằng, chị ta rất ân hận về những việc đã làm. Hai đứa con của Nga đang có cuộc sống yên ổn, cũng bởi những sai lầm của người làm cha, làm mẹ phải tha hương cầu thực… Ngày 21/6, các trinh sát phát hiện đối tượng có mặt tại một nhà nghỉ ở Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh. 1h30 sáng 22/6, các trinh sát ập vào bắt giữ đối tượng.

Trước đó, vào ngày 18/6, Phòng PC52, Công an tỉnh Yên Bái bắt giữ Trần Thị Huyên (50 tuổi, trú tại Yên Bình, Yên Bái), đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi tham ô và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, lệnh truy nã đối tượng vào năm 2007.

Xuân Mai

Có thể khẳng định rằng, với Đề án 06 và ứng dụng VNeID do Bộ Công an chủ công xây dựng đã được phát triển mạnh mẽ, trở nên quen thuộc, thiết yếu trong công cuộc chuyển đổi số của người dân Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Năm 2024, thành phố đã triển khai ứng dụng hiệu quả VNeID trong chuyển đổi số, góp phần phát triển nhanh, bền vững kinh tế - xã hội của Thủ đô.

Sáng mai (24/12), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử 17 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải cứu (giai đoạn 2) về các tội: “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Che giấu tội phạm”.

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) là một sự kiện quy mô lớn, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ giới chuyên gia và truyền thông quốc tế. Đây không chỉ là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác quốc phòng toàn cầu mà còn là dịp để giới thiệu các thành tựu quốc phòng cũng như thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Một cây cầu nối hai tiểu bang ở phía Bắc và Đông Bắc Brazil đã bị sập ngày 22/12 (giờ địa phương) khi các phương tiện đang băng qua, khiến ít nhất một người tử vong và làm đổ axit sunfuric vào sông Tocantins.

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã hoàn tất cáo trạng và chuyển hồ sơ sang Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm 5 bị cáo gồm: Mai Thị Thanh Thủy (SN 1964, Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Tài Thắng - Công ty Tài Thắng); Lê Tuấn Tú (SN 1987, con trai bị cáo Thủy, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc tế Tuấn Phát - Công ty Tuấn Phát); 2 nhân viên kế toán 2 công ty gồm: Đinh Thị Lan Hương (SN 1980), Nguyễn Thị Phương (SN 1987); Trịnh Thị Thanh Hòa (SN 1984, thủ kho kiêm thủ quỹ 2 công ty) về tội "Vi phạm các quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" theo quy định tại Điều 221, khoản 1, khoản 3 - Bộ luật Hình sự.

Không thụ động chờ các chính sách ưu đãi từ Trung ương, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố chủ động thu hút các đoàn làm phim nhằm tích cực đẩy mạnh quảng bá địa phương, thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội tại từng điểm đến. Đây là động thái cần thiết, không chỉ có lợi cho điện ảnh mà còn có lợi cho các địa phương, mặc dù, việc triển khai này bị cho là khá muộn so với nhiều quốc gia khác.

Kinh tế toàn cầu trong năm 2024 đã chứng tỏ khả năng phục hồi đáng kinh ngạc trước một loạt thách thức lớn. Từ những căng thẳng địa chính trị kéo dài ở Ukraine và Trung Đông, cho đến những vấn đề nội tại như lạm phát và bất ổn thị trường lao động, bức tranh kinh tế thế giới mang đến cả những tín hiệu tích cực lẫn bài học quý giá. Các nền kinh tế lớn và mới nổi đều tìm cách vượt qua nghịch cảnh, tạo động lực để tiếp tục tiến lên trong bối cảnh biến động không ngừng.

Với khoảng 1,2 triệu lao động từ các tỉnh, thành khác đến Bình Dương sinh sống và làm việc đã góp phần rất lớn để phát triển kinh tế của vùng đất công nghiệp Bình Dương. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng kéo theo không ít đối tượng "đầu trộm đuôi cướp", "đá cá lăn dưa" và những thành phần bất hảo, côn đồ tìm đến ẩn náu và gây án…

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文