Lang vườn trị bệnh kiểu mê tín dị đoan vẫn lén lút hành nghề

09:19 21/10/2013
Nhiều người dân ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi có bệnh không đến những cơ sở khám chữa bệnh mà tìm đến các "lang vườn, thầy bùa" chữa bệnh. Nhiều thực tế đau lòng đã xảy ra, vì cách chữa bệnh phản khoa học nên bệnh không thuyên giảm mà ngày càng trầm trọng, thậm chí sau khi được "thầy bùa trừ ma" xong, người bệnh cũng trút hơi thở cuối cùng.
>> Tin “thầy bùa”, nữ Việt kiều Úc bị lừa gần chục tỷ đồng

Đốt bùa lấy tro làm thuốc

Căn nhà gỗ của "thầy lang" Tư Ven (Đào Thị Ven) nằm khuất trong con hẻm phía dưới Cống Tư Luốc (thuộc ấp 2, xã Mỹ Thọ, đường vào xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp), cứ hễ 4-5h sáng là có rất nhiều "con bệnh" đến ngồi chờ chực. Lúc chúng tôi đến, khoảng 5h sáng nhưng trong nhà "thầy" đã có khoảng 10 người khách đang chờ để xem bói và chữa bệnh. "Thầy lang" Tư Ven là một phụ nữ to béo, khoảng 60 tuổi đang khoác chiếc áo bà ba màu xám. Bà ta liên tục cầm nhang "quơ qua quơ lại", khấn vái, cầu nguyện lầm bầm cho khách đến xem bệnh trước bàn thờ nghi ngút khói.

Ông Võ Thành Thật (Ba Thật, chồng bà Tư Ven), khi nghe chúng tôi hỏi: "Khuya giờ có đông người đến khám bệnh không?", thì tỏ vẻ hơi nghi ngờ rồi khó chịu đáp lời: "Hỏi làm chi. Chú ở đâu tới. Tới để xem bệnh hay làm phép?". Nghe chúng tôi nói từ Sa Đéc qua khám bệnh, ông Ba Thật bớt hằn học và tỏ thái độ thân thiện cho biết, đã có khoảng 20 người trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến khám bệnh. Theo lời ông, trong đó có rất đông người là khách từ ngoài tỉnh nghe tiếng "thầy" Tư Ven nên đến khám bệnh và "làm phép".

Cô bạn đồng nghiệp đi cùng tôi vào cho thầy xem bệnh và nói tình trạng của mình: "Không biết con bị gì nữa mà sao con không ăn, không ngủ được. Thấy nặng đầu suốt ngày cô ơi". Vì đã đứng xem bệnh, làm phép cho khách liên tục, vẻ mặt của "thầy" Tư Ven lộ rõ vẻ mệt mỏi, mồ hôi rịn trên trán. Nghe bạn tôi nói xong, không cần khám "thầy" chỉ lướt nhìn sơ qua nét mặt rồi ra vẻ suy tư: "Ăn, ngủ không được mà còn nặng đầu nữa. Chắc là lòng bàn tay, lòng bàn chân lạnh ngắt hả con?". Thấy cô bạn gật đầu, "thầy" phán cái độp rồi giải thích một lèo: "Mầy bị ma ám rồi con ơi. Mầy có ghệ ma đi theo ám đó con. Nó theo mầy hoài luôn. Mầy khó có chồng lắm con ơi". Nói một hồi, "thầy" lấy ra một xấp giấy "vàng vàng, đỏ đỏ" nói là "bùa" rồi khấn vái lầm bầm và bảo mang về nhà mỗi ngày lấy một ít đốt uống sẽ đỡ, vài ngày sau thì quay lại trị bệnh tiếp.

Hết nghề, "coi bói, làm phép"

Theo người dân địa phương, gia đình "thầy" Tư Ven không ruộng đất, không nghề nghiệp ổn định, hành nghề coi bói, chữa bệnh cách nay đã lâu. Để qua mặt ngành chức năng, "thầy" Tư Ven chọn khoảng thời gian 4-5h sáng để hành nghề, đến khoảng 7-8h thì chấm dứt hoạt động. Trước khi đến với nghề này, gia đình bà sống bằng nghề đi thu mua lúa, do thua lỗ nên bán ghe, lên bờ kiếm sống, rồi có một thời gian lên vùng Bảy núi (An Giang) học nghề và trở về địa phương "chữa bệnh".

Ngoài xem bói và chữa bệnh bằng "bùa", "thầy" Tư Ven còn có trò "nhập xác" chữa bệnh sặc mùi mê tín. Khi một ai đó bị bệnh đến xem bói, chữa bệnh, "thầy" sẽ khấn vái trước bàn thờ và nói được linh hồn quá cố, chết cách nay nhiều năm nhập vào cơ thể(?). Với "chiêu" nhập hồn này, "thầy" Tư Ven đã kiếm không ít tiền của nhiều người "mê tín dị đoan" trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp. "Không biết bà ta học ở đâu trò lên xác coi bói chữa bệnh mà 4-5 giờ sáng khách tới coi rần rần vậy đó. Nhiều khi khách tới sớm, kêu cửa chó sủa om sòâm", một người hành xóm ở gần nhà "thầy" Tư Ven tiết lộ. Người dân ở địa phương cũng đã từng chứng kiến, có trường hợp  người đến trị bệnh (bắt ma - PV) bị "thầy" Tư Ven đánh cho một trận "thừa sống thiếu chết", rất may sự việc được phát hiện và can ngăn kịp thời.

Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, Trưởng khoa Ngoại - BV Nhi đồng Cần Thơ đang kiểm tra sức khoẻ 2 bệnh nhi vừa phẫu thuật.

Cách đây không lâu, trên Báo CAND số ra ngày 17/8, chúng tôi có phản ánh về 2 "thầy bùa" là Lưu Văn Hoàng (46 tuổi) và Lê Thanh Tú (31 tuổi, em vợ Hoàng, cùng trú xã Xuân Hiệp) ở xã vùng sâu huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long), hành nghề "thầy bùa". Trong lúc "bắt ma" cho "con bệnh" ở địa phương, đã dùng đũa bếp cạy răng, liên tục dùng chân đạp vào vùng ngực, bụng nạn nhân đến chết. Điều đáng buồn, sau khi xảy ra sự việc Công an huyện Trà Ôn đã tiến hành xác minh, nhưng gia đình không hợp tác và khẳng định con mình bị bệnh chết nên gây không ít khó khăn cho công tác điều tra.

Thiếu tá Dương Hoàng Minh, Đội trưởng Đội CSĐT TP về TTXH, Công an Trà Ôn, người trực tiếp điều tra cho biết: "Qua công tác khám nghiệm tử thi, kết quả giám định cho thấy, nạn nhân bị ngoại lực tác động vào nhiều vùng cơ thể. Nạn nhân chết do suy thở hậu quả chấn thương ngực kín gãy nhiều xương sườn 2 bên"

V. Vĩnh - N. Anh

Để thu hút cá nhân và doanh nghiệp, Hồ Quốc Thân (SN 1992, quê quán xã Bồng Khê, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An) giới thiệu rằng anh ta đã được tiếp quản nguồn tài sản, di sản rất lớn từ "Tổng bộ Hồ Chí Minh"; đồng QFS được bảo chứng bằng di sản của nhiều nguồn, các gia tộc lưu lại trong hàng trăm năm qua, được 48 nước công nhận và sẽ được kích hoạt vào tháng 10, 11/2024 tại Việt Nam… Tham gia vào "hệ sinh thái" doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ vốn để tái cơ cấu, phát triển không phải thế chấp, không phải trả lãi suất. Vì thế, cho đến khi cơ quan Công an vào cuộc, đã có khoảng 100 doanh nghiệp và gần 400 cá nhân đã mua đồng QFS, với tổng giá trị hàng chục tỷ đồng.

Sáng 25/12, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm (ANM và PCTP) sử dụng công nghệ cao (CNC) Công an tỉnh vừa chủ trì, phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an, Công an TP Tam Kỳ, Công an huyện Thăng Bình triệt xóa đường dây đánh bạc qua mạng xã hội dưới hình thức ghi lô đề quy mô hơn 50 tỷ đồng.

Đêm 24/12, các tổ công an 141 Công an TP Hà Nội triển khai nhiệm vụ trên địa bàn toàn thành phố đảm bảo ANTT, phòng chống đua xe đêm Noel qua đó đã phát hiện, xử lý rất nhiều trường hợp "quái xế" ngổ ngáo có hành vi nẹt pô, lạng lách, đánh võng gây mất trật tự, an toàn giao thông.

Ngày 24/12, tại bản Mé Lếch, xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Phòng CSĐT tội phạm về kinh tế, Công an tỉnh Sơn La chủ trì, phối hợp với Công an huyện Mai Sơn và Đội Quản lý thị trường (khu vực Mai Sơn, Yên Châu) đã kiểm tra, phát hiện Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo Châu Sơn La sản xuất, kinh doanh bánh mỳ tươi không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文