Mất tiền tỷ vì sập bẫy kẻ lừa đảo xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

19:26 26/04/2021
Dù không có chức năng XKLĐ nhưng giám đốc Công ty TNHH Taiyo Japan Quốc tế Đỗ Đăng Đồng (SN 1986) vẫn đăng tin tuyển dụng, để chiếm đoạt gần 1,4 tỷ đồng tiền “ đặt cọc” của 20 người có nhu cầu XKLĐ sang Nhật Bản.


Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm nhận được đơn trình báo của một số bị hại về việc nộp hồ sơ cùng hàng chục triệu đồng đặt cọc cho Công ty TNHH Taiyo Japan Quốc tế, có địa chỉ tại tòa nhà số 36, Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội để đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) tại Nhật Bản. 

Tuy nhiên, gần 3 năm sau khi nộp tiền, liên tiếp bị Công ty này khất hẹn, không được đi XKLĐ và cũng không trả tiền đặt cọc. Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm xác định vụ việc có dấu hiệu “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, đồng thời xác định người có hành vi trên là Đỗ Đăng Đồng, Giám đốc Công ty.

Đối tượng Đồng tại cơ quan Công an

Theo điều tra, khoảng đầu năm 2019, do không có công ăn việc làm, khó khăn về kinh tế, Đỗ Văn Đồng đã thành lập Công ty TNHH Taiyo Japan Quốc tế với mục đích lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân về việc cho con em đi XKLĐ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đồng đã tự nghĩ ra các đơn hàng “kỹ sư cơ khí điện, điện tử, lắp ráp linh kiện và vận hành máy tiện CNC" rồi đăng lên trang Facebook cá nhân “Đỗ Đồng” để tuyển những người có nhu cầu đi XKLĐ sang Nhật Bản. 

Trên thực tế, đơn hàng này từ đầu tháng 11/2019 đã không còn tuyển nữa, nhưng Đồng vẫn giới thiệu để các bị hại tin tưởng và nộp tiền cho Đồng. Sau đó, đối tượng này thu tiền của mỗi lao động từ 25-70 triệu đồng, nói là tiền đặt cọc đi làm việc tại Nhật Bản. Những khoản tiền đặt cọc này đều có phiếu thu và Đồng hứa hẹn từ 6-8 tháng, sau khi nộp tiền sẽ được đưa sang Nhật Bản làm việc, nếu không thì trả lại tiền.

Để tạo lòng tin, khoảng 3 tháng sau khi thu tiền đặt cọc, Đồng chuẩn bị giấy xác nhận nộp hồ sơ xin làm việc tại Nhật Bản với tên gọi là “giấy trình cục” có dấu đỏ chữ nước ngoài và “giấy tư cách lưu trú”. Những loại giấy tờ này, Đồng lấy trên mạng xã hội rồi chèn ảnh và thời gian tiếp nhận hồ sơ sau đó chụp ảnh gửi zalo cho các nạn nhân. Toàn bộ số tiền trên Đồng dùng cho chi tiêu cá nhân và một số mục đích khác.

Tại cơ quan điều tra, đối tượng Đỗ Văn Đồng đã thừa nhận việc làm giả giấy tờ nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền của những người có nhu cầu XKLĐ sang Nhật Bản cho dù Công ty TNHH Taiyo Japan Quốc tế do Đồng lập ra không có chức năng này. Bước đầu xác định có 20 nạn nhân đã bị đối tượng Đồng lừa đảo.

Hiện Cơ quan CSĐT Công an quận Nam Từ Liêm đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Đồng để điều tra mở rộng vụ án.

Tâm Minh

Cuộc sống ngày càng phát triển khiến nhu cầu làm đẹp của nhiều chị em cũng không ngừng tăng lên. Nắm bắt cơ hội này nhiều spa, thẩm mỹ viện đã mọc lên như nấm.

Gặp được CBCS Phòng Trinh sát, Cục Cảnh sát Quản lý trại giam, Cơ sở giáo dục bắt buộc, Trường giáo dưỡng (QLTG, CSGDBB, TGD), Bộ Công an thật là khó bởi nếu không phải dự các cuộc họp quan trọng thì rất ít khi anh em ở nhà. Ngoài công tác bắt truy nã, các anh thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an ninh, an toàn, nắm tình hình đối tượng tại các cơ sở giam giữ.

Tại bản án sơ thẩm vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn giai đoạn 1, Hội đồng xét xử TAND TP Hồ Chí Minh đã yêu cầu nhiều doanh nghiệp nộp hàng ngàn tỷ đồng về Cục Thi hành án dân sự TP Hồ Chí Minh để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát trong toàn bộ vụ án.

Giai đoạn 2021 - 2025, khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam bộ triển khai thi công 16 dự án, dự án thành phần giao thông trọng điểm. Tổng nhu cầu vật liệu đắp nền các dự án khoảng 70 triệu m³ (đất đắp khoảng 7 triệu m³, cát đắp khoảng 63 triệu m³).

Ngày 13/5, thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh cho biết, khoảng 15h chiều nay tại khu vực khai thác thuộc Công ty than Quang Hanh (TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh) đã xảy ra vụ tai nạn lao động khiến 3 công nhân tử vong và 1 công nhân bị thương.

Chiều 13/5, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã dành thời gian trả lời các câu hỏi liên quan đến việc xử phạt nghệ sỹ, người nổi tiếng có phát ngôn lệch chuẩn; xử lý các đơn vị quảng cáo cờ bạc trái phép và việc "đu trend" (bám theo xu hướng, hiện tượng, chủ đề nổi bật được nhiều người quan tâm) "truy tìm kho báu" liệu có vi phạm pháp luật hay không?...

Tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Sơn La, chiều 13/5, Đoàn Công tác của Bộ Công an do Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc với Công an tỉnh về công tác xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng, công tác bảo đảm ANTT.

Phần mềm phòng chống lừa đảo cho người dân là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hiệp hội an ninh mạng quốc gia đặt kế hoạch hoàn thành trong 6 tháng đầu năm 2024. Đây là dự án mang tính cộng đồng, phi lợi nhuận, không sử dụng ngân sách nhà nước, kinh phí được huy động từ nguồn tài trợ xã hội.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文