Nguyên Tổng giám đốc Công ty dịch vụ dầu khí hầu tòa

15:42 03/12/2015
Với ý đồ chiếm đoạt bất chính tiền của doanh nghiệp và nhà nước, ông giám đốc này đã nâng khống giá trị chuyển nhượng hàng chục tỷ đồng rồi chỉ đạo nhiều nhân viên dưới quyền giả mạo chứng từ, hồ sơ để hợp thức hóa số tiền mua đất. 

Ngày 3-12, TAND TP Hà Nội đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối lộ và nhận hối lộ do bị cáo Đào Thành Long (41 tuổi, trú tại ở phố Đặng Tiến Đông, quận Đống Đa, Hà Nội), nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển nguồn nhân lực và dịch vụ dầu khí Việt Nam (viết tắt là Công ty dịch vụ dầu khí) và đồng bọn thực hiện.

Trong vụ án này, bị cáo Long bị truy tố về tội cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tiếp tay cho hành vi phạm tội của Long có sáu bị cáo khác từng là cán bộ, nhân viên trong ngành dầu khí. Ngoài ra còn có Nguyễn Thị Bích Huấn, 36 tuổi, ở phường Đội Cấn, quận Ba Đình, Hà Nội làm nghề kinh doanh. Nguyễn Khánh Tuấn, 53 tuổi, ở phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội, nguyên cán bộ địa chính phường Trung Hòa. Huấn bị truy tố về tội đưa hối lộ. Tuấn bị truy tố về tội nhận hối lộ với số tiền đặc biệt lớn.    

Các bị cáo (hàng trên từ trái qua): Tuấn, Huấn và Long.

Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, trong khoảng thời gian từ tháng 10-2010 đến tháng 9-2011, Long thay mặt Công ty dịch vụ dầu khí đứng ra ký hợp đồng mua hai thửa đất của hai hộ dân ở phường Trung Hòa với tổng diện tích gần 800m². Quá trình thương thảo, hai hộ dân đã nhất trí chuyển nhượng cho Công ty dịch vụ dầu khí quyền sử dụng diện tích đất của mình với tổng số tiền hơn 58,8 tỷ đồng. Việc mua bán, chuyển nhượng hai đất này đã hoàn thành. 

Nhưng với ý đồ chiếm đoạt bất chính tiền của doanh nghiệp và nhà nước (Công ty dịch vụ dầu khí có 3,682% là vốn nhà nước), Long đã thương lượng và nhờ đại diện hai hộ dân ở phường Trung Hòa ký hợp đồng chuyển nhượng với giá trị thực tế từ hơn 58,8 tỷ đồng lên thành 85 tỷ đồng. Ngoài ra, Long còn chỉ đạo nhiều nhân viên dưới quyền giả mạo chứng từ, hồ sơ để hợp thức hóa số tiền mua đất thành 85 tỷ đồng. 

Trong vụ án này, Long chuyển cho Huấn 14,7 tỷ đồng để Huấn “chạy sổ đỏ” hai thửa đất của hai hộ dân nêu trên. Nhận tiền, Huấn tìm gặp Tuấn, khi đó đang là cán bộ địa chính phường Trung Hòa để nhờ giúp đỡ. Sau đó, hai thửa đất của hai hộ dân phường Trung Hòa đã được UBND quận Cầu Giấy cấp “sổ đỏ” và Huấn đưa lại cho Long. Để xúc tiến nhanh hồ sơ đề nghị cấp “sổ đỏ”, Tuấn yêu cầu và đã nhận đủ 1 tỷ 50 triệu đồng tiền “chạy chọt” từ Huấn.

Quá trình xét xử, bị cáo Nguyễn Khánh Tuấn bị truy tố ở khung hình phạt cao nhất của tội đưa hối lộ (điểm a, khoản 4, điều 289 BLHS) có khung hình phạt cao nhất là tử hình khai rằng “Quá trình điều tra, bị cáo chưa có luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tham gia cùng”. Nhận thấy đây là tình tiết mới phát sinh trong quá trình xét xử nên HĐXX đã tạm dừng phiên xử để hội ý. 

Sau khi hội ý, HĐXX quyết định trả hồ sơ vụ án, yêu cầu điều tra bổ sung về việc bị cáo Tuấn trong quá trình điều tra chưa được cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định (hoặc mời) luật sư tham gia cùng là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.

Nguyễn Hưng

Ngày 28/12, tại Lạng Sơn, Bộ Công an phối hợp với Tỉnh ủy Lạng Sơn tổ chức Lễ công bố và thông báo các Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an điều động Đại tá Vũ Như Hà, Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Quyết định điều động và bổ nhiệm Đại tá Nguyễn Tiến Trung, Phó Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuốn Hồ Chí Minh tuyển tập, tập 1 của Nhà xuất bản (NXB) Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2002, văn bản "Tuyên ngôn độc lập" từ các trang 699, 700, 701,702 giống với văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 1 xuất bản năm 2023 của NXB Giáo dục Việt Nam và không giống văn bản "Tuyên ngôn độc lập" trong sách Ngữ Văn 12, tập 2 bộ Cánh diều của NXB Đại học Huế.

Thời gian qua, Công an ở một số tỉnh, thành đã liên tục triệt phá các đường dây, băng nhóm mua bán súng, đạn và trao đổi linh kiện súng, thu giữ hàng ngàn khẩu súng, hàng chục ngàn viên đạn cùng nhiều bộ phận linh kiện. Cơ quan chức năng kiểm soát rất chặt chẽ tại các cửa khẩu hàng không, đường bộ, cảng biển, súng đạn cũng được quản lý rất nghiêm, vậy thì các đối tượng tội phạm vận chuyển súng đạn bằng cách nào vào nội địa để đưa lên rao bán ở các hội, nhóm kín trên mạng xã hội? 

Trong bối cảnh cuộc xung đột sắp bước sang năm thứ ba, hôm 26/12 (giờ địa phương), cả Nga và Ukraine đã đưa ra các tuyên bố quan trọng về khả năng chấm dứt cuộc chiến. Những quan điểm này được xem là kim chỉ nam cho các nỗ lực đàm phán, nếu cơ hội chín muồi.

Tuần này, Ukraine thông báo đã nhận được 1 tỷ USD viện trợ của Mỹ, được đảm bảo bằng nguồn thu từ tài sản đóng băng của Nga. Việc sử dụng tiền của Nga để tài trợ cho nỗ lực chiến tranh hay tái thiết của Ukraine thoạt nghe có vẻ hấp dẫn nhưng lại ẩn chứa vấn đề lớn. Hành động này đi kèm với những tác động kinh tế, tài chính và địa chính trị cần được tính đến.(Xem tiếp trang 6)

Sáng nay, ngày 28/12/2024, Công an tỉnh Lai Châu đã tổ chức buổi họp báo công bố kết quả đấu tranh Chuyên án 0924L, triệt phá một đường dây lừa đảo xuyên biên giới sử dụng công nghệ cao với các thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng. Đặc biệt, các đối tượng đã xây dựng kịch bản lừa đảo bài bản, với sự chỉ đạo của nhóm người nước ngoài từ Campuchia.

Sau khi phát hiện gần 1 tấn thành phẩm và nguyên liệu tại cơ sở sản xuất chả Phạm Xu Tý (phường Hòa An, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có chất hàn the, chiều tối 27/12, Phòng CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (gọi tắt Phòng Cảnh sát kinh tế) Công an TP Đà Nẵng đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với chủ cơ sở này.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文