Nhận diện thủ đoạn lừa đảo kinh doanh đa cấp

07:30 16/07/2017
Sau vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kinh doanh đa cấp tại Công ty cổ phần Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt) gây bức xúc trong dư luận; mới đây, Cơ quan CSĐT - Bộ Công an tiếp tục khởi tố 4 bị can tại Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long.

Bước đầu xác định, Công ty này đã thu khoảng 700 tỷ đồng của hàng vạn người tham gia kinh doanh đa cấp. Vậy có phải, loại hình kinh doanh đa cấp là tiếp tay cho lừa đảo hay không? Câu trả lời là "Không", nhưng trước khi tham gia vào hoạt động này, người dân cần có những kiến thức cơ bản để nhận diện đâu là doanh nghiệp có thể gửi gắm niềm tin của mình.

Kinh doanh đa cấp đã có trên thế giới khoảng gần 100 năm nay, nhưng phải tới đầu thế kỷ XXI, loại hình kinh doanh đa cấp mới xuất hiện tại Việt Nam. Nếu ở nước ngoài, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, mục đích của kinh doanh đa cấp là tiết kiệm thời gian trong việc đưa các sản phẩm tốt nhất, có chất lượng nhất từ nhà sản xuất tới tay người tiêu dùng; thì ở Việt Nam, chất lượng hàng hóa trong kinh doanh đa cấp không được chú trọng, giá trị sản phẩm bị nâng khống lên rất nhiều, không đúng với giá trị đồng tiền của người mua bỏ ra.

Kinh doanh đa cấp ảo là không chú trọng bán hàng, chỉ chú trọng phát triển hệ thống (ảnh minh họa).

Các công ty kinh doanh đa cấp chỉ lo làm sao phát triển được hệ thống của mình có đông người tham gia. Vì vậy, họ chỉ chú trọng đến các hình thức khuếch trương, "đánh bóng" tên tuổi thủ lĩnh, trích hoa hồng vô tội vạ để thu hút càng đông người tham gia càng tốt.

Như vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Liên kết Việt, bị can Lê Xuân Giang, Chủ tịch HĐQT đã "vào vai" sĩ quan quân đội, cố tình nhập nhèm để nhầm tưởng Công ty Liên kết Việt là một doanh nghiệp quân đội nhằm lấy lòng tin của người dân.

Bằng nhiều mánh khóe khác nhau, Công ty Liên kết Việt đã thu hút được hàng chục ngàn người tham gia. Quá trình ủy thác điều tra tại 49 tỉnh, thành phố, xác định đã có hơn 63 ngàn mã sản phẩm được bán thu về 747 tỷ đồng. Tuy nhiên, cơ quan điều tra chỉ tạm giữ được gần 148 tỷ đồng. Như vậy, khả năng người bị hại được hoàn trả toàn bộ số tiền bị thiệt hại là không thể.

Còn tại Công ty TNHH nhượng quyền thương mại Thăng Long (công ty Thăng Long), với thủ thuật lôi kéo người dân bằng các chương trình bán hàng, trả thưởng theo mô hình kim tự tháp, cam kết thời gian thanh toán trong vòng 1 năm, Công ty này đã thu được khoảng 700 tỷ đồng của hàng vạn người tại 21 đại lý trên toàn quốc.

Đến nay, theo kết quả điều tra ban đầu xác định, số tiền mà người tham gia được thu về rất thấp, không như tuyên bố của Công ty Thăng Long, có biểu hiện của lừa đảo…

Thực tế cho thấy, với những vụ án lừa đảo dưới hình thức kinh doanh đa cấp, thường để lại những hậu quả khá nặng nề, bởi số lượng người tham gia rất đông, rải rác tại nhiều tỉnh, thành phố; đối tượng tham gia đa số ở nông thôn, thu nhập thấp, nhưng lại dành hết số tiền chắt chiu, vay mượn để tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp.

Để dễ dàng tìm người phát triển hệ thống, người tham gia thường chọn người thân, họ hàng thân thích của mình, nên khi hệ thống đa cấp bị "sập"  thì chính gia đình, dòng tộc, làng xóm bị tác động dây chuyền, ảnh hưởng xấu đến trật tự an ninh xã hội.

Đã có ý kiến cho rằng nên cấm hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, hoặc hạn chế loại hình kinh doanh đa cấp. Tuy nhiên, ý kiến này trái với quyền tự do kinh doanh của người dân; vả lại, bản chất của kinh doanh đa cấp là không tiêu cực; chỉ có những đối tượng lợi dụng nó để làm ăn bất chính.

Nhằm quản lý loại hình kinh doanh này, Nhà nước đã ban hành Luật Cạnh tranh, trong đó có những điều khoản qui định về bán hàng đa cấp; Nghị định 110/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp và thông tư hướng dẫn của các Bộ chức năng.

Mới đây nhất là Nghị định số 42/2014/NĐ-CP qui định về hoạt động bán hàng đa cấp và quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Điều 217a  Bộ luật Hình sự sửa đổi 2015 cũng đã qui định chế tài xử lý đối với vi phạm trong hoạt động kinh doanh đa cấp. Song, vẫn còn có những lỗ hổng trong qui định của pháp luật cũng như công tác quản lý loại hình này.

Đơn cử như vụ án tại Công ty Liên kết Việt, hệ thống bán hàng tại Công ty này đã phát triển tới 16 tầng, nếu xác định bị hại, thì rõ ràng tầng thứ 16 là những người mới tham gia, chưa được hưởng lợi và cũng chưa lôi kéo được ai tiếp tục tham gia hệ thống.

Từ tầng 15 trở lên, dù ít hay nhiều đã bắt đầu hưởng lợi thì việc xác định ai là người bị hại, ai là đồng phạm còn chưa rõ ràng. Hơn nữa, trong hệ thống kinh doanh đa cấp, một người có thể đứng ở nhiều vị trí kinh doanh, điều này có nghĩa sản phẩm không ra khỏi hệ thống.

Khi một người gom nhiều hàng để trông chờ hoa hồng thu lợi cao sẽ tạo nên con số kinh doanh ảo. Luật qui định không được trích thưởng quá 40% nhưng thực tế con số này đã được đẩy lên cao hơn rất nhiều đối với các thành viên tham gia Liên kết Việt đòi hỏi cần phải có sự quản lý, giám sát thường xuyên.

Ở Mỹ, kinh doanh đa cấp đã tồn tại gần một thế kỷ, nhưng chỉ có 40 công ty hoạt động theo mô hình này. Còn ở Việt Nam, hệ thống kinh doanh đa cấp xâm nhập chưa đầy 20 năm, nhưng đã có 80 công ty được cấp phép hoạt động. Luật qui định thành lập công ty đa cấp rất chặt chẽ, nhưng qui trình cấp phép lại khá lỏng lẻo…

Những "lỗ hổng" nêu trên cần được cơ quan chức năng lấp đầy để lành mạnh hóa hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam. Đồng thời, cần tăng cường kiểm tra, phát hiện vi phạm, xử lý kịp thời, không để xảy ra tình trạng công bố thông tin vi phạm chậm như đã từng xảy ra tại Công ty Liên kết Việt.

Về phía người dân, để nhận biết được công ty kinh doanh đa cấp làm ăn  có nghiêm túc hay không, cần phải nắm được những thông tin cơ bản sau:

Bán hàng đa cấp bất chính hay hình tháp ảo là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp; trong đó, lợi nhuận không xuất phát từ giới thiệu sản phẩm mà từ việc tuyển dụng các thành viên mới. Đối tượng làm việc của kinh doanh theo mạng là hàng hóa, lợi nhuận thu được từ bán hàng hóa; còn đối tượng sử dụng hình tháp ảo hướng tới là tiền.

Vì vậy, người dân cần tránh xa các doanh nghiệp chỉ chú trọng phát triển hệ thống, lôi kéo, ép buộc tham gia nhưng không có hàng bán thực tế. Kinh doanh đa cấp hợp pháp không quan trọng bạn tham gia khi nào, ở vị trí nào trong hệ thống, mà chỉ quan tâm bạn kinh doanh như thế nào.

Kinh doanh đa cấp hợp pháp sẽ không mất phí, nếu có, chỉ là khoản phí nhỏ để mua tài liệu, làm thẻ; còn kinh doanh đa cấp theo hình tháp ảo thì phải mất khoản tiền lớn để tham gia. Theo đó, kinh doanh đa cấp hợp pháp, giá sản phẩm bán cho nhà phân phối phải thấp hơn giá thị trường, còn đa cấp hình tháp ảo thì không thể bán ra thị trường.

Bên cạnh đó, sản phẩm được cung cấp phải được cam kết nhận lại và trả lại ít nhất 90% giá trị, còn kinh doanh theo hình tháp ảo thì không cam kết hoặc cố tình trì hoãn thực hiện nhận lại sản phẩm…

Đào Minh Khoa

Sáng 15/1, tại Hà Nội, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Uỷ viên Thường vụ Quân uỷ Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thượng tướng Trần Quốc Tỏ, Uỷ viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng uỷ Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an đã đồng chủ trì Hội nghị giao ban giữa Bộ Quốc phòng và Bộ Công an thực hiện Nghị định số 03, ngày 5/9/2019 của Chính phủ năm 2024.

Liên quan đến vụ án Hạc Thành Tower, sáng 15/1, Toàn án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã mở lại phiên xét xử bị cáo Trịnh Văn Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và Nguyễn Đình Xứng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa cùng đồng phạm.

Những ngày qua, Chi Cục kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng và Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương đã phối hợp với Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim và các cơ quan chức năng truy quét, giải tỏa nhiều hầm thiếc hoạt động trái phép tại tiểu khu 142, xã Đạ Sar.

Sáng mai (16/1), TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số địa phương liên quan. Trong đó, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng và cựu Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận bị xét xử về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Dự án vệ sinh môi trường TP Hồ Chí Minh - giai đoạn 2 được Thủ tướng chính phủ phê duyệt năm 2013 với thời gian thực hiện từ năm 2014-2019. Do không hoàn thành theo dự kiến, nên gần đây nhất, tháng 7 năm ngoái dự án tiếp tục được UBND TP Hồ Chí Minh điều chỉnh thời gian hoàn thành vào năm 2026. Hiện dự án vẫn gặp khó bởi nhiều lý do, nhiều gói thầu chưa theo kịp tiến độ…

Bị cáo Nguyễn Đức Thái, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam (viết tắt là NXBGD) bị cáo buộc đã nhận hối lộ số tiền 25 tỷ đồng, nhưng được Viện kiểm sát ghi nhận các tình tiết giảm nhẹ, trong đó có việc từng giúp cơ quan chức năng làm rõ một số vụ án và đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất hợp pháp.

Được tổ chức 12 năm một lần, Mahakumbh Mela là một sự kiện đặc biệt đại diện cho nền văn hóa sôi động và thế giới tâm linh sâu sắc của Ấn Độ. Tâm điểm của lễ hội là nghi lễ tẩy trần tại Triveni Sangam, nơi hợp lưu thiêng liêng của ba dòng sông Ganga, Yamuna và Saraswati, được cho là giúp thanh tẩy linh hồn, gột rửa tội lỗi và đạt giác ngộ.

Sáng 15/1, Cơ quan CSĐT Công an quận 4, TP Hồ Chí Minh, cho biết đang truy tìm đối tượng Nguyễn Mạnh Cường (SN 1996; HKTT: Thôn Xuân Sen, xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội) để phục vụ việc điều tra, làm rõ vụ án hình sự “Tàng trữ, mua bán trái phép vũ khí quân dụng”…

Dầu chiên đen như nước cống, chuột chạy ở nơi chế biến, kinh doanh thực phẩm “chui” nhiễm vi khuẩn E.coli, salmonella, bacillus cereus, tụ cầu vàng… là những gì đang diễn ra, gây mất an toàn thực phẩm (ATTP). Dù được phân cấp, nhưng có nơi vẫn buông lỏng quản lý để cho cơ sở không phép hoạt động, gây ra ngộ độc hàng loạt. Sử dụng thực phẩm không an toàn khiến người tiêu dùng nơm nớp lo sợ. Làm thế nào để ngăn chặn ngộ độc thực phẩm và nguy cơ tử vong từ những người kinh doanh, sản xuất thiếu lương tâm là điều người tiêu dùng đặc biệt quan tâm.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.