Nhiều người bị rơi bẫy lừa xin việc

09:06 05/08/2015
Hàng loạt sinh viên ở Tây Nguyên ra trường thất nghiệp nên họ phải bươn chải kiếm cơm khắp nơi và tìm mọi cách để xin việc làm. Nhưng thật oái oăm cho những phận đời thất nghiệp ấy đã mắc phải bẫy lừa của những kẻ cơ hội, trục lợi, lừa đảo...

Tốt nghiệp Cao đẳng Sư phạm Gia Lai, Đỗ Thị Vân không tìm được việc làm nên chạy vạy khắp nơi. Từ quan hệ quen biết của một người anh họ, Vân đã mang hồ sơ đến gặp một phụ nữ tên Nhi ở Gia Lai để nhờ giúp đỡ xin việc. Nhi hứa với Vân sẽ xin vào làm ở Cảng hàng không Pleiku nhưng phải chi 70 triệu đồng. Vân vay mượn, xin gia đình đưa trước cho Nhi 40 triệu đồng. Một thời gian sau Nhi tiếp tục đòi Vân đưa thêm 30 triệu đồng nữa để sớm có quyết định đi làm. Tiền giao đủ nhưng Vân đợi mãi mà không thấy hồi âm. 

Tương tự, bà Phạm Thanh An ở Gia Lai có con trai Nguyễn Văn Hùng đã tốt nghiệp đại học chuyên ngành điện viễn thông nhưng chưa xin được việc làm nên nhờ người quen giới thiệu đến gặp Nhi để lo việc. Nhi yêu cầu phải đưa 120 triệu đồng để xin vào Cảng hàng không Pleiku. Tin lời hứa của Nhi, bà An đã giao đủ tiền mà kết quả con trai vẫn không có việc làm.

Bắt tạm giam bị can Nguyễn Thị Thúy Nội.

Bà Hồ Thị Ngọc được người thân mai mối đi xin việc cho con gái Nguyễn Thị Mỹ Nga vừa tốt nghiệp đại học chuyên ngành tài chính ngân hàng. Đối tượng nhận xin việc gặp tại một quán cà phê giao hẹn phải chi 160 triệu đồng để vào làm tại một ngân hàng chi nhánh ở Gia Lai. Bà Ngọc đã mất tiền cho đối tượng mà kết cục không lo được việc cho con...

Từ đơn tố cáo của các nạn nhân, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Pleiku, tỉnh Gia Lai đã vào cuộc điều tra và xác định người phụ nữ trắng trẻo, dễ nhìn, hứa hẹn xin việc làm cho nhiều người đó chính là Lâm Thị Hồ Nhi (30 tuổi), nhân viên Bảo hiểm AIA ở TP Pleiku, Gia Lai từ năm 2013. Hằng ngày thông qua việc giao dịch bán bảo hiểm, Nhi thường “nổ” quen biết nhiều người để lừa nhận tiền xin việc làm của các cá nhân có nhu cầu. Tài liệu cơ quan Công an xác định, Lâm Thị Hồ Nhi đã nhận tiền hứa xin việc cho 9 trường hợp với tổng cộng 860 triệu đồng, nhưng kết quả không xin được việc cho ai mà chiếm đoạt tiền tiêu xài cá nhân.

Đối tượng lừa đảo nhận tiền “chạy” việc thứ hai bị Công an TP Pleiku vạch mặt là Nguyễn Thị Thúy Nội (57 tuổi) trú ở tổ 10, phường Tây Sơn, TP Pleiku, Gia Lai, đã lừa đảo chiếm đoạt của nhiều người với số tiền hàng trăm triệu đồng. 

Trung tá Lưu Đình Kiều-Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Pleiku cho biết, khi các đối tượng nhận tiền thường thỏa thuận với người dân không ghi rõ số tiền sử dụng vào việc gì mà thường chỉ ghi là vay mượn tiền chung chung nên rất khó xử lý hình sự.

Tuy số vụ tố cáo lừa xin việc rất lớn nhưng đến nay Công an TP Pleiku mới khởi tố điều tra, làm rõ được 4 vụ. Vũ Thị Vinh (57 tuổi), trú tại tổ 4, phường Đống Đa, TP Pleiku, nhận 14 hồ sơ xin việc của người dân, chiếm đoạt số tiền 845 triệu đồng; vụ Nguyễn Xuân Kiên (37 tuổi), trú tại phường Hội Thương, TP Pleiku, nhận hồ sơ xin việc của một đối tượng vào Ngân hàng TMCP Ngoại thương Gia Lai rồi chiếm đoạt số tiền 150 triệu đồng; vụ Nguyễn Thị Thúy Nội và Lâm Thị Hồ Nhi vừa khởi tố bị can để điều tra theo pháp luật.

Ngọc Như

Câu chuyện làm sao để giấc mơ có nhà của công nhân, người lao động nghèo thành hiện thực, nhà ở xã hội đến được đúng đối tượng đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngày 24/5 khi Quốc hội thảo luận về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội.

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 4/2025 là 10.854 lao động. Trong đó riêng thị trường Nhật Bản đã là 5.427 lao động (chiếm 50%). Tính trong 4 tháng đầu năm, trong tổng số 47.881 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì Nhật Bản có đến 24.358 lao động (chiếm gần 51%).

Vụ án Cơ quan CSĐT Bộ Công an bắt tạm giam nguyên Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (ATTP) Bộ Y tế và nhiều cán bộ có liên quan về hành vi nhận hối lộ trong đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng giả vừa qua đã gây rúng động dư luận. Điều khiến công chúng lo lắng là sự suy giảm nghiêm trọng lòng tin vào cơ quan lẽ ra phải là tuyến phòng thủ đầu tiên, vững chắc nhất cho sức khỏe cộng đồng.

Từ đầu tháng 3 đến nay, đã có UBND các quận Đống Đa, Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức nhiều hội nghị lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư về đồ án quy hoạch, nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, cải tạo, xây dựng lại hàng loạt khu tập thể (chung cư cũ) trên địa bàn. Đây là một trong những bước triển khai quan trọng để việc cải tạo chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội không còn nằm trên giấy sau nhiều năm bế tắc.

Một loạt thay đổi về lịch thi đấu, quy mô tổ chức và cách thức chọn lọc đến từ LĐBĐ Đông Nam Á đặt ra thách thức cho bóng đá Việt Nam, nếu như vẫn muốn giữ ngôi vương khu vực. 

Liên tiếp trong thời gian qua, lực lượng chức năng tại khu vực biên giới, cửa khẩu phát hiện, ngăn chặn kịp thời nhiều vụ buôn lậu, vận chuyển hàng lậu. Triển khai công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới, các lực lượng chức năng đã tăng cường kiểm tra giám sát cửa khẩu, đường mòn lối mở trên khu vực biên giới, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm theo tinh thần "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Cùng với Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng của Đảng. Thấy rõ giá trị, sức sống tư tưởng Hồ Chí Minh, trong thời gian qua, các thế lực thù địch, phản động và cơ hội chính trị không ngừng tung ra những luận điệu sai trái, xuyên tạc, phủ nhận tư tưởng của Người.

Liên quan đến vụ đấu giá quyền khai thác khoáng sản điểm mỏ cát ĐB2B, xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn từ giá khởi điểm hơn 1,2 tỷ đồng lên mức trúng đấu giá bất thường là hơn 370 tỷ đồng, chiều 25/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam cho biết đã khởi tố vụ án "Vi phạm các quy định về đấu giá".

Tiểu khu 416 thuộc Ban Quản lý rừng phòng hộ Đắk Đoa, huyện Đắk Đoa, tỉnh Gia Lai được biết đến từ lâu là điểm “nóng” về khai thác vàng trái phép. Có những thời điểm nơi đây có đến hàng trăm người dân đổ xô vào khai thác vàng. Cơ quan chức năng đã nhiều lần tổ chức truy quét, đốt máy móc, lán trại… nhưng “vàng tặc” vẫn hoạt động.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.