Nỗi đau người mẹ tại phiên tòa xử con

08:20 01/10/2015
Phiên tòa xét xử vụ án em giết anh vào sáng 28/9 diễn ra trong lặng lẽ. Đứng trước vành móng ngựa là một thanh niên còn trẻ, mặt luôn cúi gầm, thinh lặng. 


Ngồi cách bị cáo một dãy ghế là người phụ nữ mặc bộ đồ bộ sậm màu liên tục lấy khăn chặn nước mắt. Bà là mẹ của bị cáo. Ngồi cùng bà nhưng ở cuối dãy ghế là người đàn ông tóc đã hoa râm đi cùng vợ. Từng là vợ chồng nhưng tại tòa không thấy họ trao đổi với nhau câu nào.

Nội dung vụ án thể hiện, bà N.V.U.P. và ông N.Đ. kết hôn và sinh ra anh Nguyễn Văn Việt. Sau một thời gian chung sống không hạnh phúc, cả hai ly hôn, từ đó anh Việt về sống cùng cha ở Long Khánh (Đồng Nai). Sau khi chia tay, ông Đ. có vợ mới, bà P. cũng đi bước nữa và sinh ra Nguyễn Đình Bảo Khánh (26 tuổi, ngụ Bình Thuận).

Nguyễn Đình Bảo Khánh.

Dù là anh em nhưng kể từ khi vào TP Hồ Chí Minh làm thuê, Khánh và anh trai mới biết mặt nhau. Để anh em gần gũi, cả hai cùng thuê phòng trọ  trong khu vực đường số 3, phường 9, quận Gò Vấp (TP Hồ Chí Minh). Khoảng 23h ngày 2/12/2014, anh Nguyễn Thanh Bình, bạn ở thuê cùng phòng trọ với Khánh dựng xe máy làm cản trở lối đi nên Khánh nhắc nhở.

Bênh Bình, anh Việt nói: "Mình thuê phòng thì muốn làm gì thì làm". Vì câu nói này giữa Khánh và anh Việt xảy ra cãi vã. Anh Việt dùng tay đánh Khánh làm mẻ một chiếc răng và rách da mi mắt chảy máu (giám định thương tật 3%). Bị đánh đau lại bị anh thách thức, Khánh lượm cây sắt hình chữ V dùng để phơi đồ trong dãy nhà trọ quơ trúng vào đầu anh Việt khiến người này té ngửa, đập đầu xuống đất bất tỉnh.

Thấy anh bị thương, Khánh hốt hoảng vứt hung khí chạy đến cùng mọi người đưa anh trai đi cấp cứu. Những ngày sau đó, Khánh nói dối với những người trong gia đình là anh Việt đi xe gắn máy bị tai nạn giao thông tự té. Tuy nhiên, sau khi anh trai tử vong, Khánh hối hận nên kể lại sự việc cho gia đình biết. Được sự động viên của gia đình, Khánh đã đến Công an đầu thú.

 Tại tòa, Khánh khai, từ nhỏ anh Việt sống với cha ở Long Khánh (Đồng Nai), còn bị cáo sống cùng mẹ ở Lagi (Bình Thuận) nên suốt 18 năm hai anh em không hề biết mặt nhau đến khi cả hai cùng vào TP Hồ Chí Minh làm thuê. Tình máu mủ ruột rà trỗi dậy khiến hai anh em rất khăng khít với nhau. Thời gian này, Khánh đã cưu mang, giúp đỡ anh mình rất nhiều. Vậy mà chỉ trong một phút nóng giận nhất thời, khi nghe anh thách thức, bị cáo không làm chủ được bản thân nên đã gây ra cái chết của anh...

Ngồi phía dưới, nghe con khai, bà P. thỉnh thoảng lấy khăn chặn nước mắt. Trong vụ án này, đại diện bị hại trong vụ án, ngoài bà P., còn có ông Đ. và vợ anh Việt. Trong suốt quá trình điều tra và xét xử, cả 3 người đều một mực xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.

Đứng trước tòa, khi được HĐXX hỏi: "Với tư cách là đại diện cho bị hại, bà có yêu cầu gì không?", bà P. đứng lên rưng rưng trình bày: "Vụ án xảy ra là do anh nó cũng có một phần lỗi nên xin HĐXX xem xét giảm nhẹ cho nó một phần hình phạt". Đồng ý với ý kiến của người vợ cũ về phần hình phạt dành cho bị cáo nhưng ông Đ. yêu cầu được bồi thường các khoản chi phí như ma chay, tổn thất tinh thần theo luật quy định.

Dù được đề nghị mức án thấp nhất của khung hình phạt (từ 6 - 7 năm tù) nhưng giờ nghị án ngồi trước phòng xử, bà P. luôn canh cánh nỗi lo. Nói như luật sư Trần Hảo Tân (Đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh, bào chữa cho bị cáo Khánh): Trong vụ án này, người đau đớn và khổ tâm nhất chính là mẹ của bị cáo, đồng thời cũng là mẹ của bị hại. Một người mẹ vô cùng bất hạnh với đời sống hôn nhân nhiều lần gãy đổ, cuộc sống hiện tại gặp nhiều khó khăn, bà chỉ biết trông mong vào tương lai của những đứa con, giờ thì đứa mất, đứa vướng vào vòng lao lý. Lâm vào cú sốc oan nghiệt này chưa thể biết trước bà có chịu đựng nổi hay không?

Kết thúc phiên tòa, HĐXX đã tuyên bị cáo Nguyễn Đình Bảo Khánh 6 năm tù.

A.Huy

Nếu có cơ hội đến Điện Biên dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, nhất định bạn không thể bỏ qua các di tích lịch sử gắn liền với một “thiên sử vàng” của dân tộc Việt Nam; là nơi các thế hệ đi trước đã  hy sinh của bao máu xương để làm nên chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Là đơn vị chủ công trong công tác bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn các hoạt động kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ nói chung, Lễ diễu binh, diễu hành nói riêng; thực hiện nhiệm vụ bảo vệ vòng trong cùng, các đơn vị của Bộ Tư lệnh Cảnh vệ đã chủ động triển khai lực lượng, trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác bảo vệ.

Ngày 5/5, Cơ quan CSĐT Công an TP Hồ Chí Minh hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố Nguyễn Thanh Tâm (SN 1997, ngụ huyện Củ Chi) về tội: "Giết người" và "Cướp tài sản".

Ngày 4/5, Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đã có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương; đồng chí Cục trưởng Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao về thành tích triệt phá nhóm đối tượng hoạt động thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán trái phép thông tin tài khoản ngân hàng nhằm mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền với quy mô rất lớn, lên đến hàng nghìn tỷ đồng.

Hướng tới 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), 66 năm Ngày Truyền thống lực lượng An ninh chính trị nội bộ (10/5/1958 - 10/5/2024), từ ngày 3 - 5/5, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức giao lưu, học tập kinh nghiệm giữa lực lượng làm công tác An ninh chính trị nội bộ các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và TP Hà Nội.

Sau khi tìm đến các mỏ khai thác đá trái phép, Phạm Ngọc Hùng cùng đồng bọn đã tự xưng là nhà báo, có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo nên đã đòi bảo kê, thu mua đá rồi chiếm đoạt số tiền hơn 500 triệu đồng.

Trước năm 1954, Sân bay Điện Biên vốn là sân bay dã chiến của quân đội Pháp. 70 năm sau, qua nhiều lần nâng cấp, Sân bay Điện Biên đã trở thành sân bay dân dụng hiện đại, đáp ứng khai thác máy bay cỡ lớn, là cầu nối kinh tế tại 6 tỉnh biên giới Tây Bắc.

©2004. Bản quyền thuộc về Báo Công An Nhân Dân.
®Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Công An Nhân Dân.
English | 中文